Luận Văn Di động xã hội của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở khu công nghiệp th

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tớnh cấp thiết của đề tài
    Sau hơn 20 năm thực hiện cụng cuộc đổi mới và mở cửa (1986-2009), Việt Nam đó đạt được nhiều thành tựu to lớn trong tăng trưởng kinh tế và phỏt triển xó hội. Từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung với hai thành phần chớnh là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, đến năm 1989, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được chớnh thức thừa nhận và nhanh chúng trở thành một bộ phận trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của nước ta. Sự ra đời của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong đó hỡnh thức thu hỳt vốn đầu tư nước ngoài đó gúp phần quan trọng vào việc mở rộng giao lưu hàng hoỏ, khai thỏc những tiềm năng sẵn cú để phỏt triển sản xuất, nõng cao đời sống nhõn dõn, tạo đà cho nền kinh tế Việt Nam phỏt triển với tốc độ nhanh hơn, làm tăng tớnh linh hoạt, đa dạng của nền sản xuất hàng hoỏ. Quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế xó hội núi chung, phỏt triển cỏc doanh nghiệp cú vốn đầu tư nước ngoài nói riêng luôn gắn với vai trũ tớch cực của lao động nữ, nhất là trong một số ngành nghề do đặc thù, tính chất của công việc khó có thể thay thế lao động nữ như các ngành dệt may, giày da, thủ công mỹ nghệ, chế biến thủy hải sản
    Thành phố Hồ Chớ Minh là một trung tõm kinh tế - xó hội lớn nhất cả nước và là đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Năm 2006, Thành phố có 15 khu công nghiệp, khu chế xuất, thu hút được 1.092 dự án với vốn đầu tư khoảng 3,2 tỷ USD, 815 doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho khoảng 200 nghỡn lao động. Sự phỏt triển mụ hỡnh KCN, KCX ở thành phố Hồ Chí Minh khiến cho đây trở thành nơi tập trung số lượng công nhân công nghiệp đông nhất của cả nước. Trong tổng số gần 7,7 triệu lao động công nghiệp cả nước thỡ Thành phố Hồ Chớ Minh chiếm gần 18%; trong tổng số 1.200.000 công nhân của các khu công nghiệp, khu chế xuất cả nước thỡ cú tới 15% (khoảng 200.000 người) hiện đang làm việc tại đây. Cơ hội việc làm ở thành phố Hồ Chí Minh là khá lớn, do vậy, thu hút mạnh mẽ nguồn nhân lực phổ thông từ các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong những năm gần đây, trung bỡnh mỗi năm thành phố Hồ Chí Minh thu hút khoảng 50.000 đến 70.000 lao động công nghiệp.
    Với chính sách mở cửa, thực hiện sự hội nhập kinh tế quốc tế, thành phố Hồ Chí Minh thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư nước ngoài. Việc hỡnh thành và phỏt triển cỏc doanh nghiệp cú vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đó kộo theo sự hỡnh thành của đội ngũ công nhân làm việc trong các doanh nghiệp này như một nhóm xó hội đặc thù. Trong đó, đáng chú ý là nhúm nữ cụng nhõn lao động. Theo thống kê của Sở Lao động và Thương binh xó hội thành phố Hồ Chớ Minh (8/2006) số lượng công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố là 342.718 người, trong đó lao động nữ là 240.505 người (chiếm 70,2%). Họ được thu hút vào những ngành nghề như dệt, may, da giầy, thực phẩm Trong nhóm nữ công nhân này, đại đa số là lao động ngoại tỉnh, ngoài ra có một bộ phận thuộc cư dân thành phố Hồ Chí Minh do đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng nay vào làm ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nhiệp. Hầu hết nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là lao động giản đơn làm việc trong các dây chuyền sản xuất, trỡnh độ chuyên môn thấp (thậm chí chỉ biết thao tác một vài công đoạn sản phẩm), lại không được đào tạo nâng cao tay nghề nên khả năng thăng tiến trong công việc của họ hầu như không có. Bên cạnh đó, xu hướng luân chuyển nghề nghiệp nhiều lần của nhóm nữ công nhân này đang là một vấn đề lớn đối với doanh nghiệp. Trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2005, mức luân chuyển lao động giữa các công ty nước ngoài là 43%. Do sự gắn kết giữa doanh nghiệp với người lao động, đặc biệt là lao động nữ không cao, nên đa số họ sẵn sàng rời bỏ doanh nghiệp để chuyển sang một doanh nghiệp khác có những điều kiện làm việc hấp dẫn hơn. Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, nền kinh tế nước ta cũng chịu ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế thế giới. Sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, có nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất - kinh doanh, có doanh nghiệp phá sản, nhiều công nhân phải chuyển đổi công việc hoặc bị mất việc làm. Trong tương quan chung, lao động nữ càng bị tác động mạnh của thực trạng này và gặp nhiều khó khăn hơn trong sản xuất - kinh doanh và tổ chức đời sống.
    Đây là những lý do để tác giả lựa chọn vấn đề: Di động xó hội của nữ cụng nhõn trong cỏc doanh nghiệp cú vốn đầu tư nước ngoài ở khu công nghiệp Tân Bỡnh, Thành phố Hồ Chớ Minh làm đề tài luận văn thạc sĩ.
     
Đang tải...