Thạc Sĩ Di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2014
    Đề tài: Di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội




    MỤC LỤC

    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DI DÂN, DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VỚI LĨNH VỰC TRẬT TỰ XÃ HỘI 9
    1.1. Nghiên cứu về di dân trên thế giới 9
    1.2. Nghiên cứu về di dân ở Việt Nam, thành phố Hà Nội 15
    1.3. Nghiên cứu về di dân nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội 28
    1.4. Một số vấn đề cơ bản luận án tập trung nghiên cứu 33
    Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI 38
    2.1. Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội 38
    2.2. Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội 48
    2.3. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về di dân, về trật tự xã hội 63
    Chương 3: THỰC TRẠNG DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 70
    3.1. Tình hình di dân tự do nông thôn - đô thị và trật tự xã hội ở Hà Nội hiện nay 70
    3.2. Thực trạng di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội hiện nay 81
    3.3. Yếu tố tác động di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội hiện nay 96
    Chương 4: VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ ĐẾN TRẬT TỰ XÃ HỘI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 122
    4.1. Vấn đề đặt ra từ thực trạng di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội hiện nay 122
    4.2. Một số giải pháp cơ bản khắc phục tác động tiêu cực của di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội hiện nay 132
    KẾT LUẬN 153
    KHUYẾN NGHỊ 157




    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Di dân là một hiện tượng xã hội phổ biến, mang tính quốc gia và quốc tế. Di dân diễn ra trong phạm vi không gian, thời gian với hình thái cụ thể khác nhau. Có di dân nội vùng, nội địa, có di dân quốc tế; di dân tự do và di dân có tổ chức, có kế hoạch. Trong các dòng di dân đó có di dân tự do nông thôn - đô thị.
    Trong những năm gần đây, cũng như một số thành phố khác trên đất nước ta, thành phố Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng người di dân tự do đến tìm kiếm việc làm, sinh sống nhiều nhất. Theo kết quả Tổng điều tra dân số, trong 10 năm (1999-2009), dân số Hà Nội tăng bình quân hàng năm 2,11%, cao hơn mức tăng trung bình của cả nước (1,2%). Trong 5 năm gần đây, tỷ suất nhập cư của Hà Nội là 65,3%, tỷ suất xuất cư là 15,5%. Như vậy, Hà Nội là một trong những thành phố có tỷ suất nhập cư cao trong nước (Đồng Nai 68,4%; Thành phố Hồ Chí Minh 116,0%) [102].
    Dân di cư tự do đến khu vực nội thành Hà Nội chủ yếu từ vùng nông thôn của Hà Nội và vùng nông thôn của các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Họ gồm đủ các lứa tuổi, thành phần xã hội, nghề nghiệp, trình độ học vấn; làm đủ nghề tùy thuộc vào năng lực, sức khỏe, thói quen, truyền thống của địa phương và mạng quan hệ xã hội của mỗi người, nhóm người di cư.
    Di dân tự do tạo áp lực lớn về các vấn đề kinh tế - xã hội ở khu vực nội thành Hà Nội. Di dân tự do làm gia tăng đột biến về dân số cơ học, về cơ cấu dân cư, tạo những áp lực về việc làm, chỗ ở, giao thông, an sinh xã hội, . Có nghiên cứu cho rằng, những người di dân tự do gây khó khăn cho công tác quản lý hành chính, quản lý con người, gây nên những khó khăn trong đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm; là một yếu tố gây nên sự nhức nhối, bức xúc trong xã hội đô thị, gia tăng sự mất ổn định về trật tự xã hội.
    Nhằm đảm bảo trật tự xã hội, trong những năm vừa qua, cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội và cơ quan công an các cấp của Hà Nội đã tích cực, chủ động lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành công tác quản lý người di cư tự do đến khu vực nội thành, tạo điều kiện cho họ về việc làm và ổn định sinh hoạt, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm trật tự xã hội. Nhìn chung, người dân di cư tự do đến khu vực nội thành đã chấp hành các quy định của Thành phố, của các quận, phường; tình hình vi phạm trật tự xã hội trong những người di cư tự do có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, công tác quản lý dân di cư tự do từ nông thôn đến khu vực nội thành còn nhiều bất cập; tình hình vi phạm trật tự xã hội trong người di cư tự do từ nông thôn đến khu vực nội thành còn có những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, cần có những lời giải thỏa đáng.
    Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội đô thị trước xu hướng gia tăng di dân tự do nông thôn - đô thị cần phải triển khai nghiên cứu để trả lời các câu hỏi: Hiện trạng di dân tự do nông thôn - đô thị diễn ra trên địa bàn thành phố Hà Nội như thế nào? Di dân tự do nông thôn - đô thị tác động đến trật tự xã hội ở Hà Nội như thế nào (mức độ, quy mô, tính chất? Loại hình (hình thái) di dân tự do nông thôn - đô thị nào tác động nhiều, mạnh đến trật tự xã hội ở thành phố Hà Nội hiện nay? Nhóm nhân khẩu dân di cư tự do nông thôn - đô thị nào ảnh hưởng nhiều, mạnh đến trật tự xã hội ở thành phố Hà Nội hiện nay?
    Từ những câu hỏi nêu trên, chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài: “Di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội”. Vấn đề nghiên cứu là một trong những nội dung nghiên cứu của xã hội học, nhất là chuyên ngành xã hội học đô thị, xã hội học quản lý. Với lý thuyết, cách tiếp cận và phương pháp xã hội học cho phép tìm được các dữ liệu khoa học - thực tiễn để trả lời các câu hỏi trên. Trên thực tế, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu sâu, hệ thống về di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội.
    2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cơ bản nhằm hạn chế tác động tiêu cực của di dân tự do nông thôn - đô thị đến trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Làm rõ một số vấn đề lý luận về di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội.
    - Khảo sát, đánh giá thực trạng về di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.
    - Phân tích những yếu tố tác động, xác định những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm hạn chế tác động tiêu cực của di dân tự do nông thôn - đô thị đến trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.
    3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Di dân tự do nông thôn - đô với trật tự xã hội ở đô thị hiện nay.
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    - Người dân nông thôn di cư tự do đến các quận nội thành thành phố Hà Nội.
    - Cán bộ công an các phường nội thành thành phố Hà Nội.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi về nội dung vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu tương quan giữa di dân tự do nông thôn - đô thị với công tác quản lý đô thị, trật tự giao thông, tội phạm và các tệ nạn xã hội.
    Trong các nhóm di dân tự do nông thôn - đô thị, luận án chỉ nghiên cứu nhóm di dân tạm thời và di dân mùa vụ, trong đó di dân mùa vụ hàm chứa di dân con lắc, không nghiên cứu nhóm di dân tự do nông thôn - đô thị đã đăng ký hộ khẩu thường trú tại các quận nội thành Hà Nội.




    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. TIẾNG VIỆT
    1. Trương Hiền Anh (2009), Sức khỏe sinh sản của nữ lao động di cư ở Hà Nội, thực trạng và những khuyến nghị về chính sách, Bài viết trình bày tại hội thảo về di cư, phát triển và giảm nghèo, Hà Nội.
    2. Đặng Nguyên Anh (1998), “Di cư và phát triển trong bối cảnh đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước”, Tạp chí Xã hội học, (1).
    3. Đặng Nguyên Anh (2003), “Di dân ở Việt Nam, kiếm tìm lời giải cho phát triển nông thôn”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (5).
    4. Đặng Nguyên Anh (2005), Di dân trong nước: Vận hội và thách thức đối với công cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam, (Chương trình phát triển xã hội, Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương), Nxb Thế giới, Hà Nội.
    5. Đặng Nguyên Anh (2005), “Chiều cạnh giới của di dân lao động thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (2).
    6. Đặng Nguyên Anh (2006), Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi, Nxb Thế giới, Hà Nội.
    7. Đặng Nguyên Anh (2012), “Di dân con lắc và di dân mùa vụ trong giai đoạn phát triển mới của đất nước”, Tạp chí Xã hội học, (4).
    8. Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2009), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Quá trình thực hiện và kết quả sơ bộ.
    9. Nguyễn Đức Bình (chủ nhiệm) (2010),Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm hình sự do người tỉnh ngoài gây ra trên địa bàn thành phố Hà Nội, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.
    10. Bộ Công an (2011), Giáo trình Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, Hà Nội.
    11. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường (1999) Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy làn sóng di dân tự do từ các khu vực nông thôn ra đô thị trong quá trình chuyển đổi kinh tế ở nước ta hiện nay và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế - xã hội các vùng đô thị, Chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan, Hà Nội.
    12. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1999), Tăng cường năng lực cho chính sách di dân nội địa ở Việt Nam, Dự án VIE/95/004, Hà Nội.
    13. Chính phủ (1997), Nghị định 51/CP ngày 10/5/1997 Về việc đăng ký, quản lý hộ khẩu.
    14. Trương Thị Kim Chuyên (2000), Hộ gia đìnhViệt Nam, nhìn qua phân tích định lượng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    15. Trương Thị Kim Chuyên (2004), Di chuyển xã hội, sự khác biệt giữa các vùng và quỹ đạo phát triển mới ở Nông thôn Việt Nam.
    16. Hoàng Văn Chức (2004), Di dân tự do đến Hà Nội - thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    17. Công an Thành phố Hà Nội (2010), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Báo cáo tổng kết năm 2010.
    18. Công an Thành phố Hà Nội (2011), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Báo cáo tổng kết năm 2011.
    19. Công an Thành phố Hà Nội (2012), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Báo cáo tổng kết năm 2012.
    20. Công an thành phố Hà Nội (2013), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Báo cáo tổng kết năm 2013.
    21. Công an Thành phố Hà Nội (2013), Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Báo cáo tổng kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2013.
    22. Công an thành phố Hà Nội (2012), Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Báo cáo tổng kết năm 2012.
    23. V.P. Cudomin (1983), Nguyên lý tính hệ thống trong lý luận và phương pháp của C.Mác, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    24. Cục Thống kê Hà Nội (2012), Niên giám thống kê năm 2012.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...