Thạc Sĩ Di dân mùa vụ của lao động nữ nông thôn: thực trạng và những tác động

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Di dân mùa vụ của lao động nữ nông thôn: thực trạng và những tác động


    Luận văn dài 80 trang

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Công cuộc đổi mới của đất nước đã mang lại cho bộ mặt kinh tế - văn hóa - xã hội những khởi sắc to lớn. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã dẫn tới những biến đổi mạnh mẽ làm thay đổi bộ mặt của nông thôn và đô thị Việt Nam. Tuy nhiên ở một bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế nhất là ở vùng xa, vùng sâu. Sự phát triển kinh tế ở cả nông thôn và thành thị trong những năm gần đây không những đã thúc đẩy sự phát triển ở nông thôn Việt Nam mà còn đặt ra nhiều vấn đề và thách thức. Năng suất nông nghiệp tăng cao trong thời gian qua, một mặt đã giúp đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, mặt khác tạo ra sự dôi dư lao động ở nông thôn. Trong điều kiện khan hiếm đất ở nông thôn, đặc biệt là đất nông nghiệp, và mức tăng dân số cao so với khu vực thành thị, dư thừa lao động đang là vấn đề nổi cộm ở nông thôn và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Thất nghiệp và bán thất nghiệp đã và đang trở thành vấn đề lớn vì khả năng tạo ra việc làm cho lao động nông thôn còn rất hạn chế. Tất cả các nhân tố này cùng với khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn đã sinh ra các dòng di cư từ nông thôn ra thành thị. Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang tiếp diễn ở Việt Nam, khu vực thành thị sẽ tiếp tục được mở rộng, trong khi nông thôn ngày càng bị thu hẹp. Việc xuất hiện các dòng di cư lao động lớn từ nông thôn ra thành thị, vì vậy là điều không tránh khỏi.
    Ở thập niên 90 (thế kỷ XX), nước ta đã chứng kiến các dòng di dân, đặc biệt là di dân nông thôn - đô thị diễn ra hết sức mạnh mẽ và phức tạp. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như sức ép về dân số, việc làm, đất đai, nghề nghiệp làm cho di dân nông thôn - đô thị có chiều hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt là tập trung vào các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Thực tiễn này đặt ra những bức xúc cần được giải đáp về di dân, nó thu hút được sự chú ý của xã hội, nhất là giới nghiên cứu khoa học xã hội.
    Trước đây, hầu hết các nghiên cứu về di dân tập trung vào loại hình di dân có tổ chức với mục tiêu chủ yếu là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hình thức di dân này. Dưới góc độ xã hội học chưa có nhiều các nghiên cứu về di dân tự do, di dân tạm thời nông thôn - đô thị. Mặt khác các nghiên cứu này chủ yếu tập trung quan tâm đến ảnh hưởng tiêu cực; mặt tích cực, những lợi ích từ di dân mang lại chưa đề cập phân tích một cách cặn kẽ và thỏa đáng.
    Thực tế, di dân nông thôn - đô thị, trong đó có di dân tạm thời là nhân tố tích cực trong việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế hộ gia đình và góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Ngoài lợi ích kinh tế, di dân tạm thời nông thôn - đô thị còn mang về những tri thức mới, kinh nghiệm mới trong đó có năng lực tư duy, sự năng động, ý thức làm giàu và những yếu tố giá trị mới, tiến bộ. Để kiểm nghiệm và đánh giá được một cách khách quan những tác động tích cực trên, cần có những nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu.
    Trong luồng di cư nông thôn - đô thị hiện nay, đã xuất hiện xu hướng nữ hóa trong di cư do các ngành công nghiệp dệt may, dịch vụ tuyển lao động nữ là chủ yếu. Đây là một xu hướng tất yếu do cấu trúc của cơ cấu kinh tế quyết định. Bên cạnh những khía cạnh tích cực do di cư lao động nữ mang lại như giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn, tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Mặt khác tình trạng phụ nữ di cư đi làm xa nhà đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lâu dài và quan trọng đến gia đình và xã hội. Đó là việc tổ chức cuộc sống gia đình bị đảo lộn, vai trò tham gia công việc lao động sản xuất, nội trợ, chăm sóc giáo dục con cái, chăm sóc người cao tuổi, mối quan hệ trong gia đình lỏng lẻo ảnh hưởng đến cuộc sống ổn định và hạnh phúc gia đình. Người phụ nữ vốn được coi là trụ cột quan trọng thứ 2 trong việc tổ chức cuộc sống gia đình, quán xuyến nhà cửa, tay hòn chìa khóa, thực hiện các chức năng tâm lý, tình cảm Họ là trung tâm của đời sống tình cảm gắn kết các thành viên trong gia đình, là người góp phần quan trọng điều chỉnh các quan hệ gia đình và xã hội, bảo vệ gia đình và góp phần cơ bản vào việc phòng chống tệ nạn xã hội từ gia đình. Nhưng khi người phụ nữ di cư, tuy kinh tế có phần được cải thiện nhưng cuộc sống gia đình thiếu đi sự đầm ấm, yên vui, nhiều trẻ em không được chăm sóc đầy đủ, học hành sa sút, bị buông lỏng giáo dục. Cuộc sống của nhiều nam giới cũng trở nên bất ổn. Từ đó, nhiều trẻ em và nam giới dễ bị rơi vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, mại dâm. Một số cặp vợ chồng rơi vào tình trạng quan hệ phức tạp hoặc lỏng lẻo, hạnh phúc gia đình không đảm bảo dẫn đến ly hôn.
    Ngoài ra, đối với bản thân lao động nữ nông thôn di cư thường có trình độ văn hóa, học vấn, hiểu biết về xã hội thấp Điều kiện sống và làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm tại thành phố lại đầy khó khăn, cạm bẫy, khả năng tự bảo vệ hạn chế nên họ cũng dễ bị lạm dụng thể chất và tinh thần.
    Trước những thực trạng nêu trên, để góp phần làm rõ thêm tác động tích cực của di dân lao động nữ nông thôn - đô thị, đặc biệt là vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn, tác giả lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: Di cư mùa vụ của lao động nữ nông thôn - Thực trạng và những tác động (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Giao Thủy, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định)
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    Trang
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    2. Tình hìnhnghiên cứu liên quan đến đề tài

    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

    4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

    5. Khung lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu

    6. Phương pháp nghiên cứu

    7. Kết cấu của luận văn

    NỘI DUNG

    Chương I: Cơ sở lý luận của nghiên cứu

    1. Các khái niệm liên quan

    2. Lý thuyết, cách tiếp cận

    Chương I: Thực trạng di cư mùa vụ của lao động nữ nông thôn

    1. Mô tả địa bàn nghiên cứu

    2. Đặc điểm của lao động di cư

    Chương II: Tác động kinh tế - xã hội của di cư

    1. Tác động kinh tế

    2. Tác động xã hội

    KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
    ĐKH: Đã kết hôn
    CKH: Chưa kết hôn
    HN: Hà Nội
    TP.HCM: thành phố Hồ Chí Minh
    LC: Lào Cai
    QN: Quảng NinhDANH MỤC BẢNG

    Nội dung
    Trang
    Bảng 2.1
    Mô tả tình hình kinh tế xã hội của các xã nghiên cứu
    29
    Bảng 2.2
    Số người di cư năm 2008
    30
    Bảng 2.3
    Đặc trưng của người di cư và gia đình người di cư
    31
    Bảng 2.4
    Thời gian mỗi lần di cư
    38
    Bảng 2.5
    Thời gian ở nhà gần đây nhất (ngày)
    40
    Bảng 2.6
    Nơi thường đến mỗi lần di cư
    42
    Bảng 2.7
    Việc làm của người di cư có được từ nguồn
    44
    Bảng 2.8
    Tổ chức nào tiến hành đào tạo
    45
    Bảng 2.9
    Nơi ở của phụ nữ di cư
    48
    Bảng 3.1
    Tài sản trong gia đình và sự đóng góp của phụ nữ
    51
    Bảng 3.2
    Sự thay đổi lực học của con cái trong trong gia đình có PN di cư
    57
    Bảng 3.3
    Mức độ tham gia của trẻ em vào công việc gia đình
    59
    Bảng 3.4
    Ý kiến của phụ nữ di cư về những nhận định liên quan đến quan hệ gia đình
    61
    Bảng 3.5
    Vấn đề hài lòng nhất trong quá trình chị di cư kiếm việc làm
    65
    Bảng 3.6
    Thay đổi của nam giới khi phụ nữ đi làm ăn xa
    66
    Bảng 3.7
    Sự thay đổi những suy nghĩ, quan niệm của phụ nữ di cư về các vấn đề xã hội từ khi đi làm ăn xa
    69
    Bảng 3.7
    Sự thay đổi những suy nghĩ, quan niệm của phụ nữ di cư về các vấn đề xã hội từ khi đi làm ăn xa
    70
    Bảng 3.8
    Nguyên nhân của những rủi ro mà phụ nữ di cư gặp phải
    76
    DANH MỤC BIỂU

    Nội dung
    Trang
    Biểu đồ 1
    Số lần di cư của phụ nữ
    37
    Biểu đồ 2
    Số lần di cư trong 12 tháng vừa qua
    39
    Biểu đồ 3
    Hình thức di cư khi đi làm ăn xa
    41
    Biểu đồ 4
    Nghề nghiệp của người di cư
    43
    Biểu đồ 5
    Mức độ trả lời được trang bị kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc chuẩn bị làm
    45
    Biểu đồ 6
    Đánh giá về điều kiện nơi sinh sống
    48
    Biểu đồ 7
    Lý do thu nhập cao hơn trước đây
    51
    Biểu đồ 8
    Tiền do phụ nữ gửi về được sử dụng vào mục đích
    53
    Biểu đồ 9
    Lí do của những thay đổi về lực học kém hơn
    58
    Biểu đồ 10
    Việc di cư ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình
    63
    Biểu đồ 11
    Những lo lắng của phụ nữ về gia đình trong quá trình di cư
    68
    Biểu đồ 12
    Những thiệt thòi của phụ nữ di cư

    74
    Biểu đồ 13
    Những rủi ro khi phụ nữ gặp phải khi di cư
    75
     
Đang tải...