Tiểu Luận Di dân - môn xã hội học dân số

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Di dân
    Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu từ ngày 24/2 – 17/3/2010
    Quá trình làm việc bao gồm: tìm tài liệu, phân tích tài liệu, tổng kết và hoàn thành bài tập.
    Các nguồn tài liệu gồm có: Internet, sách thư viện, tạp chí, sách báo

    * Nội dung:
    A. Khái niệm di dân và phân loại:
    1. Khái niệm:
    ã Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Với khái niệm này di dân đồng nhất với sự di động dân cư.
    ã Theo nghĩa hẹp, di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một không gian thời gian nhất định (Liên hiệp quốc). Khái niệm này khẳng định mối liên hệ giữa sự di chuyển với việc thiết lập nơi cư trú mới.

    2. Một số đặc điểm về di dân
    ã Người di cư di chuyển ra khỏi một địa dư nào đó đến một nơi khác sinh sống. Nơi đi và nơi đến phải được xác định là một vùng lãnh thổ hay một đơn vị hành chính (khoảng cách giữa hai địa điểm là độ dài di
    chuyển).
    Người di chuyển bao giờ cũng có những mục đích, họ đến một nơi nào đó và đinh cư tại đó trong một khoảng thời gian để thực hiện mục đích đó.
    ã Khoảng thời gian ở lại trong bao lâu là một trong những tiêu chí quan trọng để xác định di dân.
    ã Một số đặc điểm khác nữa khi xem xét di cư như sự thay đổi các hoạt động sống thường ngày, thay đổi các quan hệ xã hội. Di dân gắn liền với sự thay đổi công việc, nơi làm việc, công việc nghề nghiệp,
    3. Phân loại:

    a. Theo địa bàn nơi đến: Di dân quốc tế và di dân nội địa
    ã Di dân quốc tế: (immigrant, emigrant)
    – Di dân hợp pháp
    – Di dân bất hợp pháp
    – Chảy máu chất xám
    – Cư trú tị nạn.
    – Buôn bán người qua biên giới
    ã Di dân nội địa (in-migrant, out-migrant)
    – Di dân nông thôn-đô thị
    – Di dân nông thôn-nông thôn
    – Di dân đô thị-nông thôn
    Di dân đô thị-đô thị
    b. Theo độ dài thời gian cư trú
    ã Di chuyển lâu dài: thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi làmviệc, với mục đích định cư sinh sống lâu dài tại nơi mới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...