Tiểu Luận : Di cư từ nông thôn ra thành thị thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Di cư và nguyên nhân của việc di cư:
    Con người sinh ra có nhu cầu tồn tại và phát triển. Để phục vụ nhu cầu thiết yếu bản thân mình, từ ngày xa xưa, con người đã phải di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác tìm những nơi thích hợp cho sự sinh tồn. Khi xã hội ngày càng phát triển, con người di cư theo nhu cầu tăng lên không ngừng. Như vậy di cư là hiện tượng mang tính quy luật. Trong từng nước, di dân thể hiện sự tồn tại của mỗi quốc gia trước thách thức của cuộc sống và có ý nghĩa quan trọng trong việc phân công lao động lãnh thổ. Phù hợp với xu thế chung của sự phát triển, ở Việt Nam, lịch sử di dân luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    Ngày nay, đã có rất nhiều các lý thuyết nghiên cứu về hiện tượng di dân. Di dân, hiểu theo nghĩa rộng là sự dịch chuyển bất kỳ của con người trong một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Hiểu theo nghĩa hẹp thì di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập nơi cư trú mới trong một không gian, thời gian nhất định. Về các nguyên nhân của hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị có thể đưa ra hai nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất, đó là nguyên nhân kinh tế: hầu hết các nhà kinh tế học, các nhà xã hội học đều nhất trí cho rằng hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị có thể được giải thích chủ yếu bằng nguyên nhân kinh tế. Những nhân tố này bao gồm không chỉ bởi lực đẩy quen thuộc từ nơi xuất cư như: thiếu đất canh tác, thiếu việc làm, thu nhập thấp mà còn bởi lực hút từ những nơi nhập cư: cơ hội việc làm có tính ổn định, thu nhập cao hơn so với nơi ở cũ Các nghiên cứu đều cho thấy: tiền lương, thu nhập, việc làm, mức độ thất nghiệp đều ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định di cư của người dân. Thứ hai, là nguyên nhân phi kinh tế, như: vấn đề chất lượng cuộc sống, những người di dân muốn có cuộc sống tốt hơn thông qua cuộc sống ở thành thị, nơi có ánh đèn rực rỡ của thành phố, nơi đó có các phương tiện giao thông, phương tiện thông tin đại chúng được hiện đại hóa, nơi có hệ thống giáo dục, y tế, dịch vụ phát triển; vấn đề về phong tục tập quán và các nhân tố xã hội khác cũng tác động sâu sắc tới quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị, ví dụ như những người di dân muốn thoát khỏi những ràng buộc truyền thống, những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu ở nông thôn; vấn đề đi học của con cái và đoàn tụ gia đình cũng là những lực hút của dòng di dân từ nông thôn ra thành thị.
    Một số nguyên nhân khác cho thấy, người dân tại các vùng chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt có số lượng người di cư lớn, nhất là khu vực Miền Trung. Môi trường tự nhiên đang là tác nhân đã và đang tác động đến xu thế di cư. Người ta đánh giá rằng tác động lớn nhất của sự thay đổi khí hậu đối với con người chính là việc khiến họ phải di chuyển. Điều kiện khí hậu ven biển, hiện tượng xói mòn ven biển gia tăng và mùa màng thất bát là nguyên nhân khiến hàng triệu người phải rời khỏi nơi cư trú của mình. Các số liệu khoa học cho thấy sự thay đổi về khí hậu toàn cầu, Việt Nam sẽ là một trong những nước chịu nhiều thiệt hại nặng nề nhất của sự thay đổi khí hậu, trong đó người nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ nông thôn, người già và trẻ em chịu sự tác động nặng nề hơn các đối tượng khác. Di cư sẽ trở thành phương thức giúp người dân đương đầu và thích nghi với những thay đổi này bằng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...