Chuyên Đề Di chúc Hồ Chí Minh, nhìn từ duy vật nhân văn và thực tiễn hiện nay

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Di chúc Hồ Chí Minh, nhìn từ duy vật nhân văn và thực tiễn hiện nay

    Bàn, nghiên cứu Di chúc Hồ Chí Minh đã có nhiều bài viết. Học tập, nhận thức và làm theo Di chúc của Người vừa dễ vừa khó, và đó là một quá trình. Chúng tôi cũng có một số bài nghiên cứu về Di chúc (Di chúc Hồ Chí Minh dự cảm một tinh thần đổi mới; Di chúc Hồ Chí Minh và cơ sở triết học của chủ nghĩa nhân văn cách mạng; Về dân giàu nước mạnh và hạnh phúc theo Di chúc và tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ nghĩa nhân VN- Hồ Chí Minh, một tầm nhìn triết học; ); Di chúc Hồ Chí Minh – dự cảm một tinh thần đổi mới .

    Lần này, xin viết về chủ để bao quát hơn, có tính chất phương pháp luận, gợi mở: Di chúc Hồ Chí Minh, nhìn từ chủ nghĩa duy vật nhân văn và thực tiễn hiện nay. Trong nghiên cứu, cũng có một số vấn đề còn băn khoăn cần trao đổi, tranh luận, nên theo chúng tôi, cần nêu vấn đề để tranh luận mới sáng tỏ và có chiều sâu.

    Bài viết là một cách tiếp cận triết học nhân văn khi nghiên cứu Di chúc Hồ Chí Minh nói riêng và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung

    1-Những tư tưởng trong Di chúc và nội dung bao trùm. Khẳng định và dự báo, đề xuất

    Tư tưởng chủ đạo và bao trùm trong vẫn là tư tưởng: Không có gì quý hơn độc lập – tự do, Hòa bình- Thống nhất, Dân chủ và Dân giàu nước mạnh, tất cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, gỉải phóng con người, vì hạnh phúc của con người. Nghĩa là Di chúc thấm đượm tư tưởng và triết lý của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa nhân văn VN- Hồ Chí Minh, nhưng được thể hiện bằng văn bản có tính Di chúc và nó về những việc cụ thể chung cho Đảng, cho Dân và cho mỗi người VN ta và cả đời riêng của Người.

    Có thể tóm tắt mấy ý chính từ Di chúc (qua các bản viết từ năm 1965 đến 1968) như sau:

    - Vấn đề quyết tâm giành thắng lợi hoàn toàn trong thời kỳ cuối cùng của cuôc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để đạt được mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước.

    - Vấn đề phải có kế hoạch chu đáo, chủ động (“tránh bị động, thiếu sót, sai lầm”) khắc phục hậu quả chiến tranh trên các lĩnh vực kinh tế xã hội; tình thương và trách nhiệm con người và các tầng lớp xã hội (thư tháng 5/1968).

    - Vấn đề kế hoạch phát triển về kinh tế xã hội, sinh thái, xây dựng lại quê hương đất nước nhằm phục vụ con người, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

    - Vấn đề mục tiêu và động lực cách mạng và phát triển: độc lập – tự do, Hòa bình- Thống nhất, Dân chủ và giàu mạnh,

    - Vấn đề cái cách, đổi mới, chống trì trệ, bảo thủ, hư hỏng và mở rộng dân chủ,

    - Vấn đề Đảng cầm quyền (chỉnh đốn lại Đảng). Đạo đức cách mạng của người cán bộ đảng viên.

    - Vấn đề đoàn kết trong Đảng, trong nhân dân và đoàn kết quốc tế, niềm tin ở sức mạnh của nhân dân

    - Vấn đề xây dựng lực lượng cách mạng cho đời sau.

    - Vấn đề phong trào cộng sản thế giới và việc cảm ơn nhân dân các nươc giúp đỡ cuộc khàng chiến của VN. Vấn đề đền ơn đáp nghĩa những người đã hy sunh, thương binh, gia đình có công với cách mạng.

    - Vấn đề quan niệm về cuộc sống và cái chết, với việc ứng xử với chính thi hài của Người và việc riêng, vấn đề văn hóa đối với người đã khuất.

    Như vậy là có 10 vấn đề mà Hồ Chí Minh đề cập trong Di chúc, toát lên tinh thần duy vật nhân văn và tinh thần đổi mới - phát triển.

    Những nội dung quan trọng ấy là hết sức căn bản thể hiện tinh thần nhân văn và sự
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...