Luận Văn Di chúc chung của vợ chồng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Di chúc chung của vợ chồng

    Lời nói đầu 1


    Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về di chúc chung của vợ chồng 5


    1.1. Lược sử hình thành và phát triển các quy định của luật về di chúc chung của vợ chồng 5


    1.2. Khái niệm di chúc .8


    1.3. Khái niệm di chúc chung của vợ chồng 10


    1.4. Sự khác biệt giữa di chúc chung của vợ chồng và di chúc của cá nhân 13


    1.5. Ý nghĩa của việc lập di chúc chung của vợ chồng 15


    Chương 2. Chế độ pháp lý về di chúc chung của vợ chồng 16


    2.1. Hình thức di chúc chung của vợ chồng .16


    2.1.1. Di chúc bằng văn bản .17


    2.1.2. Di chúc bằng miệng .23


    2.2. Nội dung di chúc chung của vợ chồng 25


    2.3. Điều kiện di chúc chung của vợ chồng hợp pháp .28


    2.3.1. Điều kiện chung .28


    2.3.2. Điều kiện riêng .29


    2.3.3. Những nguyên tắc xác định khối tài sản chung của vợ chồng .31


    2.4. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ chồng 32


    2.5. Hiệu lực di chúc chung của vợ chồng .33


    Chưong 3. Thực tiễn và hướng hoàn thiện pháp luật về di chúc chung của vợ chồng 36


    3.1. Vấn đề thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng 36


    3.1.1. Khó khăn 36


    3.1.2. Hướng hoàn thiện .40


    3.2. Trường họp vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng để lại nhiều di chúc khác nhau 42


    3.2.1. Khó khăn 42


    3.2.2. Hướng hoàn thiện .43


    3.3. Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung với việc tính thời hiệu khởi kiện thừa kế 44

    3.3.1. Khó khăn 44


    3.3.2. Hướng hoàn thiện .44


    3.4. Di chúc chung chỉ dùng để định đoạt tài sản chung của vợ chồng .45


    3.4.1. Khó khăn 45


    3.4.2. Hướng hoàn thiện .46


    3.5. Thừa kế lẫn nhau giữa vợ - chồng .46


    3.5.1. Khó khăn 46


    3.5.2. Hướng hoàn thiện .47


    3.6. Cần thiết kế di chúc chung của vợ chồng thành một mục riêng trong


    chương thừa kế theo di chúc 47


    Kết luận .49


    Tài liệu tham khảo 51

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Trong đời sống xã hội ngày nay, bất kỳ một lĩnh vực nào cũng cần có sự điều chỉnh của pháp luật, nó cần phải có nguyên tắc, các quy định cụ thể để hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Nếu không có sự điều chỉnh của pháp luật thì các mối quan hệ xã hội sẽ trở nên rối rắm.


    Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, ngay sau vai trò là đạo luật cơ bản - đạo luật gốc của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự giữ vị trí đặc biệt quan trọng: là cơ sở pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ dân sự đa dạng, phức tạp giữa các chủ thể có địa vị pháp lý bình đẳng. Di chúc chung của vợ chồng là một chế định độc đáo của Luật Việt Nam có nguồn gốc từ tục lệ, đây là một kỹ thuật giao dịch đặc biệt cho phép vợ chồng cùng bày tỏ ý chí về việc định đoạt tài sản chung của mình sau khi chết. Thế nhưng, di chúc chung của vợ chồng là một trong những mối quan hệ dân sự đang xảy ra nhiều vấn đề phức tạp, vướng mắc mà Bộ luật Dân sự năm 2005 chưa điều chỉnh và giải quyết một cách thỏa đáng khi mà thực tiễn gặp phải những mối quan hệ phát sinh ngày càng mới còn hệ thống pháp luật lại chưa quy định điều chỉnh kịp thời. Di chúc chung của vợ chồng là sự thể hiện ý chí chung, việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng mà pháp luật chỉ bảo vệ và thừa nhận khi di chúc chung đó là hợp pháp, chỉ khi nào di chúc đáp ứng đủ các điều kiện về nội dung và hình thức. Quan hệ xã hội về di chúc chung của vợ chồng đã được Nhà nước ta thừa nhận từ Thông tư 81 - TANDTC ngày 24/7/1981 cho đến Pháp lệnh thừa kế 1990 và sau này được quy định khá rõ trong Bộ luật Dân sự năm 1995. Nhưng cho đến khi Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời, mặc dù các quy định này đã có nhiều sửa đổi so với quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995, tuy nhiên di chúc chung của vợ chồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 vẫn còn nhiều điểm thiểu sót, bất cập và chưa phù hợp với thực tế.


    Có thể nói, di chúc chung của vợ chồng là sự thể hiện ước muốn định đoạt tài sản của vợ chồng sau khi họ chết. Định đoạt tài sản mà cả hai người đã cùng chung sức tạo ra trong quá trình chung sống. Vì vậy, để đảm bảo cho những ước muốn của họ, những di sản chung của họ đều thuộc quyền sở hữu của những người thân nhất của họ, những người mà họ muốn. Phần nào đó thể hiện tình cảm gắn bó của hai người, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, tình nghĩa vợ chồng luôn luôn được xem trọng thì việc lập di chúc chung của vợ chồng không thể thiếu.


    Ngày nay, sự phát triển của kinh tế xã hội và sự mở rộng giao lưu quốc tế trong thời gian qua đã nảy sinh nhiều vấn đề, vợ (chồng) lập di chúc chung để nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ riêng của vợ chồng, hay quá lạm dụng quyền lập di chúc chung mà ảnh hưởng đến những người thân của họ, những diện thừa kế bắt buộc, người vợ (chồng) tự ý định đoạt tài sản chung . Với những lý do trên thì việc nghiên cứu đề tài “di chúc chung của vợ chồng” là mang tính cấp thiết.


    2. Đối tượng nghiên cứu


    Do nghiên cứu đề tài di chúc chung của vợ chồng trong luật Việt Nam nên luận văn này, người viết chủ yểu đi sâu nghiên cứu các vấn đề như: khái niệm di chúc và di chúc chung của vợ chồng, phân biệt sự khác nhau giữa di chúc chung và di chúc cá nhân, chế độ pháp lý về di chúc chung của vợ chồng, thực tiễn áp dụng di chúc chung hiện nay và trên cơ sở đó người viết nêu ra một số giải pháp kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về di chúc chung của vợ chồng.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Mọi cá nhân đều có quyền để lại tài sản của mình sau khi chết cho người khác. Việc chuyển dịch cho người khác những tài sản của người chết để lại được thực hiện căn cứ vào ý chí cuối cùng của người quá cố định đoạt tài sản của mình trước khi chết, ý chí này được thực hiện ở di chúc lập ra khi người đó còn sống - việc thừa kế này gọi là thừa kế theo di chúc. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho bất cứ ai mà mình muốn, có thể cho người trong diện, hàng thừa kế, có thể ngoài hàng thừa kế (kể cả cơ quan, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế .). Hoặc căn cứ theo pháp luật, trong trường hợp người quá cố không lập di chúc hoặc có lập di chúc nhưng người thừa kế theo di chúc từ chối nhận di sản hay di chúc bị coi là không có giá trị pháp lý thì việc chuyển dịch tài sản phải căn cứ theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, người viết chỉ trình bày việc chuyển dịch tài sản của người chết căn cứ vào ý chí. Hay nói cách khác, người viết chỉ nghiên cứu vấn đề thừa kế theo di chúc, mà cụ thể là “di chúc chung của vợ chồng”. Đâu là di chúc chung của vợ chồng và đâu là di chúc cá nhân? Có sự khác nhau như thế nào giữa hai di chúc trên? Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung và việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung có cần sự đồng ý của người còn lại là vợ (hoặc chồng) hay không? Đó là câu hỏi của không ít những đôi vợ chồng muốn lập di chúc chung đang gặp phải. Từ đó khảo sát thực tiễn và những bất cập trong quá trình thực thi di chúc chung của vợ chồng tại Việt Nam.


    4. Mục đích nghiên cứu


    Di chúc chung của vợ chồng chỉ có hiệu lực thi hành khi nó được xác lập dựa trên những quy định của pháp luật. Đó phải là sự thể hiện ý chí chung của cả vợ chồng trong việc định đoạt tài sản chung sau khi hai vợ chồng chết. Với đề tài luận văn “di chúc chung của vợ chồng” trong luật Việt Nam, tác giả nghiên cứu nhằm mục đích:


    - Tìm hiểu những vấn đề lý luận chung trong di chúc chung của vợ chồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.


    - Những quy định về di chúc chung của vợ chồng trong luật Việt Nam.


    - Tìm ra thực trạng trong quá trình thực thi di chúc chung của vợ chồng trong luật Việt Nam và từ đó xây dựng những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về di chúc chung của vợ chồng.


    5. Phương pháp nghiên cứu


    Đe phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài, người viết đã vận dụng các phương pháp như phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết của tiến sĩ luật học Nguyễn Ngọc Điện, phương pháp để hoàn thành tốt luận vãn chuyên ngành luật của tiến sĩ Phan Trung Hiền, các phương pháp phân tích, tổng họp, so sánh, thống kê. Bên cạnh đó kết họp lý luận với thực tiễn và sưu tầm tài liệu để giải quyết vấn đề đặt ra trong luận văn.


    6. Kết cấu đề tài


    Kết cấu đề tài gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó phần nội dung gồm ba chương.


    Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về di chúc chung của vợ chồng.

    Chương 2. Chế độ pháp lý về di chúc chung của vợ chồng.

    Chương 3. Thực tiễn thực hiện di chúc chung của vợ chồng và hướng hoàn thiện.


    Mặc dù đã cố gắng trong việc xây dựng bài viết, thế nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, nhầm lẫn. Nên rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của quý thầy cô, bạn bè và bạn đọc để đề tài luận văn được hoàn thiện hơn.


    Xin chân thành cảm ơn./.
     

    Các file đính kèm:

    • 10-.pdf
      Kích thước:
      19.7 MB
      Xem:
      0
Đang tải...