Thạc Sĩ Di chỉ Khảo Cổ Học Phù Mỹ (Cát Tiên, Lâm Đồng) – Những mối liên hệ văn hóa

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    1.1. Lâm Đồng là một trong năm tỉnh của Tây Nguyên, trên
    vùng đất basalte giàu tiềm năng của Việt Nam. Không chỉ thế, Lâm
    Đồng còn có vị thế địa - chính trị - văn hóa - xã hội quan trọng của
    đất nước. Trước kia cũng như hiện nay, nhân dân Lâm Đồng đã sát
    cánh cùng với nhân dân cả nước đấu tranh giải phóng dân tộc; thống
    nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội; bảo tồn và phát huy bản
    sắc văn hóa truyền thống trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
    Nghiên cứu khảo cổ học (KCH) Lâm Đồng là trách nhiệm và nghĩa
    vụ của chúng ta, cũng là để góp phần bảo lưu và phát huy bản sắc
    văn hóa thuần phác của các dân tộc bản địa trên vùng đất cao
    nguyên miền Trung Việt Nam.
    1.2. Trước ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng (năm 1975),
    Lâm Đồng vẫn được coi là vùng trắng trên bản đồ KCH Việt Nam.
    Nơi đây chưa có di chỉ KCH nào được khai quật, ngoài một vài đồ đá
    do nhân dân thu lượm được khi canh tác nương, rẫy.
    Trong những năm gần đây, Viện KCH, Trung tâm nghiên cứu
    KCH thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ và Trường Đại học
    Đà Lạt (ĐHĐL) đã phối hợp với Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng triển khai
    nhiều đợt điều tra, thám sát, khai quật KCH và đã thu được những
    kết quả nhất định. Một số di tích cư trú, công xưởng, mộ táng, đền
    tháp cũng bắt đầu được biết đến. Nhiều di tích và di vật thời đại đá
    cũ, đá mới, kim khí và thời kỳ lịch sử đã được phát hiện. Trong đó, di
    chỉ Phù Mỹ (Cát Tiên) là di chỉ tiền sử đầu tiên được phát hiện tại
    Lâm Đồng. Tuy nhiên, các phát hiện khảo cổ nằm rải rác ở nhiều
    nơi, diễn ra trong thời gian dài, lại do nhiều cơ quan, nhiều cá nhân
    thực hiện, nên việc hệ thống hóa các tư liệu là một yêu cầu cần
    thiết. Việc phác thảo bức tranh tiền sử của Lâm Đồng chưa được
    thực hiện. Hơn nữa, nghiên cứu KCH Lâm Đồng không thể chỉ tiến
    hành riêng rẽ mà phải đặt trong mối quan hệ khu vực, trên một bình
    tuyến rộng hơn. Mà muốn đạt được cái nhìn toàn diện, một số vấn đề
    KCH Lâm Đồng đã đến lúc đặt ra và có thể nghiên cứu sâu hơn, ví
    dụ như các di chỉ KCH Phù Mỹ, Thôn Bốn.v.v.
    1.3. Từ năm 1989 đến nay, tác giả đề tài đã cùng các đồng
    nghiệp tham gia hoặc chủ trì một số cuộc điều tra, thám sát hoặc
    khai quật KCH quan trọng ở Lâm Đồng như: Cát Tiên, Thôn Bốn,
    Phù Mỹ, Núi Voi và Tuyền Lâm; cũng như tham gia nghiên cứu một
    số di tích KCH tiêu biểu ở địa bàn các tỉnh: Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia
    Lai, Kon Tum, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đồng Nai và Long An. Bản
    thân tôi cũng đã xây dựng luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ trên cơ
    sở tư liệu KCH Lâm Đồng.

    Để tìm hiểu về quá khứ xa xưa của Lâm Đồng, góp phần nhận
    thức về KCH Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; cũng như phục vụ công
    tác giảng dạy bộ môn khảo cổ ở Khoa Sử, Trường Đại học Đà Lạt;
    chúng tôi đã chọn: Di chỉ KCH Phù Mỹ (Cát Tiên, Lâm Đồng) –
    Những mối liên hệ văn hóa
    làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
    2. Mục đích nghiên cứu
    2.1. Tổng hợp toàn bộ các tư liệu điều tra, thám sát, khai quật
    và kết quả nghiên cứu về di chỉ KCH Phù Mỹ, nhằm cung cấp cho
    các nhà nghiên cứu những thông tin đầy đủ, chính xác về di chỉ này.
    2.2. Trên cơ sở phân tích, đối sánh tư liệu một số di vật của di
    chỉ Phù Mỹ với các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung
    Bộ, chúng tôi xác định vị trí của di chỉ này trong bối cảnh rộng hơn.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các di tích và di
    vật KCH ở Phù Mỹ qua 3 lần khai quật và thám sát:
    Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo các di tích và di vật KCH
    ở các tỉnh Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ Những
    tư liệu này sử dụng để so sánh, đối chiếu tìm hiểu mối quan hệ văn
    hóa trong quá khứ.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian nghiên cứu theo địa
    bàn phân bố của Phù Mỹ và các di chỉ có liên quan. Về thời gian
    chính là niên đại của di chỉ Phù Mỹ, cách ngày nay khoảng trên 2000
    năm
    - Nội dung các vấn đề cần đi sâu nghiên cứu trong đề tài là:
    Xác định đặc trưng cơ bản về di tích và di vật của di chỉ Phù
    Mỹ; Tìm hiểu mối quan hệ văn hóa giữa di chỉ Phù Mỹ với các di
    tích đồng đại trong khu vực, làm rõ vị trí của di chỉ.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Đề tài sử dụng các phương pháp truyền thống của KCH
    như: Điều tra, thám sát, khai quật, phân loại, khảo tả, thống kê, đo,
    vẽ, phân tích, so sánh . những di tích và di vật KCH. Đây là phương
    pháp chính của đề tài nhằm xử lý và khai thác thông tin tư liệu KCH,
    xác định tính chất, niên đại, vị trí của di chỉ Phù Mỹ .
    4.2. Sử dụng một cách hợp lý các phương pháp liên ngành: Địa
    lý học, dân tộc học trong phác thảo nguồn gốc chủ nhân và mối quan
    hệ văn hóa trong quá khứ.
    5. Những đóng góp của đề tài
    5.1. Đề tài tổng hợp và trình bày đầy đủ kết quả 3 lần khai
    quật, đặc biệt là các phát hiện mới của mỗi lần khai quật, nhằm cung
    cấp cho các nhà nghiên cứu thông tin chính xác về di chỉ Phù Mỹ
    5.2. Đề tài xác định những đặc trưng cơ bản về di tích, di vật
    của di chỉ Phù Mỹ, từ đó làm rõ nội dung, tính chất, niên đại, chủ
    nhân và mối liên hệ văn hóa của dư dân Phù Mỹ trong khu vực
    5.3. Đề tài đã xác định vị trí của di chỉ Phù Mỹ thuộc về không
    gian phân bố của văn hóa kim khí lưu vực sông Đồng Nai, khác biệt
    với cư dân đồng đại ở Tây Nguyên nói chung
    5.4. Từ sự trùng lặp về không gian phân bố, đề tài cũng đặt ra
    giả thuyết khoa học là có thể hậu duệ của cư dân kim khí Đồng Nai,
    trong đó có nhóm cư dân Phù Mỹ là chủ nhân của khu di tích Cát
    Tiên.
    6. Bố cục của đề tài.
    Ngoài phần mở đầu (4 tr.) và kết luận (3 tr.), nội dung đề tài
    có 2 chương:
    Chương một. Di chỉ KCH Phù Mỹ qua ba lần khai quật (30 tr.)
    Chương hai. Đặc trưng của di chỉ Phù Mỹ và những mối liên
    hệ văn hóa trong khu vực (20 tr.)
    Ngoài ra, trong đề tài còn có phần mục lục, tài liệu tham khảo
    (14 tài liệu) và phụ lục minh họa (2 bản đồ, 1 sơ đồ, 3 bảng thống kê,
    24 bản vẽ và 34 bản ảnh).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...