Thạc Sĩ Ðánh giá tình hình nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học tại hai xã thuộc huyện Buôn Ðôn tỉn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2010
    MỤC LỤC
    Phần nội dung của luận văn
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Lịch sử nghiên cứu các bệnh giun truyền qua đất
    1.1.1. Giun đũa
    1.1.2. Giun tóc
    1.1.3. giun móc/mỏ
    1.2. Dịch tễ học bệnh giun truyền qua đất
    4
    1.2.1. Dịch tễ học bệnh giun đũa (Arcaris lumbricoides)
    1.2.2. Dịch tễ học bệnh giun tóc (Trichuris trichiura)
    1.2.3. Dịch tễ học bệnh giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator
    americanus)
    1.3. Tình hình nhiễm giun truyền qua đất 7
    1.3.1. Tình hình nhiễm giun trên thế giới
    1.3.1.1. Nhiễm giun đũa
    1.3.1.2. Nhiễm giun tóc
    1.3.1.3. Nhiễm giun móc/mỏ
    1.3.2. Tình hình nhiễm giun ở Việt Nam
    1.3.2.1. Nhiễm giun đũa
    1.3.2.2. Nhiễm giun tóc
    1.3.2.3. Nhiễm giun móc/mỏ
    1.3.3. Tình hình nhiễm giun ở Tây Nguyên
    1.3.4. Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) phòng chống giun truyền qua đất
    1.4. Tác hại của bệnh giun truyền qua đất14
    1.4.1. Tác hại của giun đũa
    1.4.1.1. Chiếm thức ăn
    1.4.1.2. Tắc ruột do giun
    1.4.1.3. Hội chứng Loeffler
    1.4.2. Tác hại của giun tóc
    1.4.2.1. Gây dị ứng cho cơ thể
    1.4.2.2. Triệu chứng lâm sàng
    1.4.3. Tác hại của giun móc/mỏ
    1.4.3.1. Giai đoạn ấu trùng xuyên qua da
    1.4.3.2. Giai đoạn ký sinh tại ruột
    1.5. Phòng chống bệnh giun truyền qua đất 18
    1.5.1. Chiến lược phòng chống nhiễm giun trên thế giới
    1.5.2. Chiến lược phòng chống bệnh giun sán ở Việt Nam
    1.5.2.1. Nguyên tắc chung
    1.5.2.2. Mục tiêu chính
    1.5.2.3. Chiến lược và các giải pháp trong PC bệnh giun sán


    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Địa điểm nghiên cứu
    2.2. Đối tượng nghiên cứu
    24 2.3. Thời gian nghiên cứu
    2.4. Phương pháp nghiên cứu
    2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
    2.4.2. Mẫu nghiên cứu tình trạng nhiễm giun
    2.4.2.1. Chọn mẫu
    2.4.2.2. Cỡ mẫu
    2.4.3. Mẫu điều tra KAP của học sinh về phòng chống giun TQĐ 25
    2.4.4. Các kỹ thuật thu thập thông tin
    2.4.4.1. Kỹ thuật xét nghiệm phân
    2.4.4.2. Kỹ thuật điều tra KAP
    2.4.4.3. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun TQĐ
    2.4.5. Phương pháp thu thập số liệu 27
    2.4.5.1. Thu thập mẫu phân để xét nghiệm
    2.4.5.2. Điều tra kiến thức và thực hành (KAP) của học sinh
    2.4.6. Các chỉ số nghiên cứu 28
    2.4.6.1. Nhóm chỉ số mô tả tỷ lệ nhiễm giun của học sinh
    2.4.6.2. Nhóm chỉ số mô tả kết quả điều tra KAP
    2.4.6.3. Nhóm chỉ số về một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun TQĐ
    2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu 31
    2.4.8. Một số thuật ngữ dùng trong luân văn
    2.4.9. Sai số có thể gặp và cách hạn chế sai số
    2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 32


    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    3.1. Tỷ lệ nhiễm giun TQĐ (giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ) của học sinh
    tiểu hoc.
    3.2. Kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) của học sinh về bệnh giun TQĐ 40
    3.2.1. Về hiểu biết các bệnh giun TQĐ (giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ)
    33 3.2.2. Về thái độ
    3.2.3. Về thực hành vệ sinh cá nhân của học sinh
    3.3. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất
    của học sinh tiểu học
    3.3.1. Yếu tố sử dụng hố xí hợp vệ sinh
    3.3.2. Yếu tố kiến thức
    3.3.3. Yếu tố thái độ
    3.3.4. Yếu tố thực hành


    Chương 4: BÀN LUẬN
    4.1. Tỷ lệ nhiễm giun chung và từng loại giun truyền qua đất của học sinh
    tiểu học tại hai xã Cuôr K Nia và Ea Bar huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
    4.2. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh tiểu học về bệnh
    giun truyền qua đất
    4.3. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất
    của học sinh tiểu học
    KẾT LUẬN
    1. Tỷ lệ nhiễm giun TQĐ của học sinh ở hai xã nghiên cứu
    2. Kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh về bệnh giun TQĐ

    3. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun TQĐ
    KIẾN NGHỊ
    Tài liệu tham khảo:
    tiếng Việt và tiếng Anh
    Phụ lục: KAP; 6 hình chụp tại điểm nghiên cứu; cây vấn đề


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Bệnh giun truyền qua đất là do trứng có ấu trùng của các loài giun
    (giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ, giun lươn) cần có thời gian tồn tại và phát
    triển trong môi trường đất khi có nhiệt độ, ẩm độ và oxy thích hợp thì mới trở
    thành mầm bệnh gây nhiễm cho người. Các bệnh giun truyền qua đất phổ biến
    là giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura) và giun

    móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus) lưu hành ở khắp nơi
    trên thế giới; đặc biệt là các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt
    Nam [22], [31].
    Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 1,4 tỷ người nhiễm
    giun đũa, 1 tỷ người nhiễm giun tóc và 1,2 tỷ người nhiễm giun móc/mỏ,
    Trung tâm hợp tác của Tổ chức Y tế thế giới tại Oxford ước tính có 214 triệu
    người nhiễm giun đũa, 130 triệu người nhiễm giun tóc và ít nhất 98 triệu
    người nhiễm giun móc gây nhiều tác hại về lâm sàng, ảnh hưởng trực tiếp đến
    sức khỏe con người nhất là trẻ em, làm suy dinh dưỡng, giảm khả năng phát
    triển về thể chất và trí tuệ cũng như khả năng học tập, thậm chí còn là nguyên
    nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến tử vong [21], [22], [23], [31].
    Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới có điều kiện tự nhiên, tập quán
    sinh hoạt và canh tác cũng như điều kiện vệ sinh môi trường rất thuận lợi cho
    bệnh giun sán tồn tại và phát triển quanh năm. Theo số liệu thống kê chưa đầy
    đủ nước ta có khoảng 50-60 triệu người nhiễm giun sán, trong đó các bệnh
    giun truyền qua đất có tỷ lệ nhiễm cao ở trẻ em; ước tính trên toàn quốc số
    người nhiễm giun đũa khoảng 60 triệu người, giun tóc 40 triệu và giun móc
    20 triệu; nhiều vùng số người bị nhiễm cùng lúc 2-3 loài giun lên tới 60-70%
    làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sức lao động của nhân dân
    [3].
    Huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk dân số 61.308 người gồm 7 xã và 90
    thôn bản; có 16 trường tiểu học, trong đó xã Ea Bar và Cuôr K Nia trẻ em
    đang độ tuổi đi học dễ nhiễm bệnh giun sán do tình trạng vệ sinh môi trường
    còn nhiều bất cập, rác thải sinh hoạt chưa được thu gom đúng cách, người dân
    có thói quen ăn rau sống, uống nước lã, đi chân đất. Bệnh giun truyền qua đất
    tác hại đến mọi lứa tuổi, nhưng quan trọng nhất vẫn là trẻ em ở các trường
    tiểu học vì ở lứa tuổi này các em thường bị suy dinh dưỡng do đang qua thời
    kỳ phát triển mạnh về thể chất và trí tuệ [13].
    Tuy nhiên hiện nay bệnh giun sán vẫn được coi là "căn bệnh bị lãng
    quên" do triệu chứng bệnh diễn biến âm thầm, dễ bị che lấp bởi nhiều bệnh
    cấp tính khác nên không được quan tâm đúng mức và chưa có quy mô phòng
    chống. Hoạt động phòng chống bệnh giun sán chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của
    Tổ chức Y tế thế giới thông qua mô hình tẩy giun cho học sinh ở các trường
    tiểu học, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thông qua chương trình phòng
    chống bệnh truyền nhiễm. Xuất phát từ yêu cầu thực tế với mong muốn góp
    phần làm giảm tỷ lệ nhiễm, giảm cường độ nhiễm và giảm tác hại các bệnh
    giun truyền qua đất ở trẻ em, đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tình hình nhiễm
    giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học tại hai xã thuộc huyện Buôn Đôn tỉnh
    Đăk Lăk” được tiến hành với 3 mục tiêu như sau:
    1. Xác định tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất của học sinh tiểu học tại điểm
    nghiên cứu.
    2. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh tiểu học về phòng
    chống nhiễm giun truyền qua đất tại điểm nghiên cứu.
    3. Xác định một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun truyền
    qua đất tại điểm nghiên cứu.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...