Tài liệu Ðặng Dung Quốc sĩ, Anh hùng

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ðặng Dung Quốc sĩ, Anh hùng

    ND – Ðặng Tất, Ðặng Dung là hai cha con, người làng Tả Hạ, xã Tả Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc; nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.


    Nhân Trần Ngỗi, con vua Trần Nghệ Tông, xưng Giản Ðịnh Hoàng đế, chiêu mộ binh mã nối nghiệp nhà Trần chống quân Minh (1-4-1407), Ðặng Tất tập hợp quân sĩ đội ngũ chỉnh tề, làm lễ tế trời đất, đánh trống, phất cờ xuất quân từ Ðại bản doanh (sông Thế Vinh) ra Nghệ An phò vua Giản Ðịnh chống giặc Minh. Vua phong ông giữ chức Quốc công, chỉ huy toàn bộ lực lượng nghĩa quân. Với sự phò tá của Ðặng Tất và đội quân nhân nghĩa Hóa Châu mà vùng cai quản của Giản Ðịnh nhanh chóng được mở rộng thành một dải liên hoàn từ Hải Vân sơn đến Thanh Hóa. Thế và lực nhà Hậu Trần lúc này đã đủ mạnh, vua sai Ðặng Quốc công tổng chỉ huy nghĩa quân tiến ra bắc giải phóng Ðông Ðô.


    Ðại Việt sử ký toàn thư ghi: Khi quân đi qua các xứ Trường Yên, Phúc Thanh các quân thứ cũ và các hào kiệt không ai không hưởng ứng đi theo, Tất chọn người có tài bổ cho quan chức (1).


    Khi đã chiếm được Phúc Thanh (thị xã Ninh Bình ngày nay), Ðặng Tất chủ trương tiến đánh sang tả ngạn sông Ðáy và ở đây đã đánh tan đội quân 10 vạn người do Tổng binh Mộc Thạnh chỉ huy. Ðây là trận thắng Bô Cô vang dội, được Ðại Việt sử ký toàn thư ghi: Tháng 12 năm Mậu Tý, Quốc công Ðặng Tất phá được quân Minh ở kẻ Bô Cô. Bấy giờ nhà Minh sai Tổng binh Mộc Thạnh lấy tước Kiếm quốc công mang ấn Chinh di Tướng quân, đem năm vạn quân lại từ Vân Nam đến Bô Cô. Vừa khi vua cũng từ Nghệ An đem quân đến, quân dung nghiêm chỉnh, gặp buổi nước triều lên và gió mạnh, sai các quân thủy, bộ cùng cầm cự. Vua cầm dùi đánh trống, khiến các quân thừa cơ xông ra đánh từ giờ tỵ đến giờ thân, quân Minh thua chạy. Chém được Thượng thư binh bộ là Lưu Tuấn, Ðô đốc Lữ Nghị và quân cũ, quân mới hơn 10 vạn người, chỉ một mình Mộc Thạnh được thoát chạy lên thành Cổ Lộng (2).


    Chiến thắng Bô Cô là chiến thắng oanh liệt của vua, tôi nhà Trần đánh bại giặc Minh, gắn liền với tên tuổi vị tổng chỉ huy là Ðặng Tất, là một mốc son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Ðáng tiếc là sau chiến thắng Bô Cô đã diễn ra sự phân hóa nội bộ. Trước uy thế của Ðặng Tất, bọn nịnh thần đã xúc xiểm Giản Ðịnh ám hại Ðặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Tháng 3-1409, đoàn thuyền của Giản Ðịnh đóng ở Hoàng Giang, Giản Ðịnh cho triệu Ðặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân đến thuyền ngự và bất ngờ sai tay chân giết chết hai ông. Trước hành động đó, các tướng lĩnh đã từ bỏ Giản Ðịnh, lực lượng nghĩa quân đã mau chóng tan rã.


    Trước sự kiện này, vào thế kỷ 18, nhà sử học Ngô Thời Sĩ bình luận: Tất cũng là trí tướng đấy chứ. Nếu được dùng hết mưu đồ của ông thì giặc Minh cũng phải một phen khốn đốn, quyết không dám bảo nước ta vô nhân. Tiếc thay vua Giản Ðịnh tự phá hoại bức tường thành của mình đó (3).


    Về tấm gương yêu nước và khí phách anh hùng của Ðặng Tất đã được ghi nhận trong cuốn Lịch sử Hà Tĩnh (quê hương ông): Ðặng Tất bị giết hại nhưng tấm lòng yêu nước và những cống hiến của ông đối với sự nghiệp đánh giặc, cứu nước vẫn được nhân dân tôn kính và sử sách ghi nhận(4). Vua Lê Thái Tổ đã truy phong Ðặng Tất tước Ðại vương và ban tám chữ vàng Tiết liệt cương trung - Trung thần hiếu tử (1428).

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...