Luận Văn Đền Hùng trong đời sống kinh tế và tín ngưỡng của người dân xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Ph

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng là một di sản văn hóa mang tính bản sắc của Dân tộc Việt. Từ ngàn đời nay Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết Dân tộc Việt Nam. Từ bao đời nay, mỗi người dân Việt Nam luôn nhớ về ngày giỗ Tổ qua câu ca được truyền tụng:

    Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
    Khắp nơi truyền mãi câu ca
    Nước non vẫn nước non mình ngàn năm


    Người Việt Nam may mắn có chung một đạo, Đạo thờ cúng Ông Bà. Người Việt Nam còn may mắn hơn nữa khi có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân. Giỗ Tổ Hùng Vương - từ rất lâu đã trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc; đã in đậm trong cõi tâm linh của mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ, đều hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương – Việt Trì - Phú Thọ. Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của Dân tộc Việt Nam. Có lẽ không một Dân tộc nào trên thế giới có chung một gốc gác tổ tiên - một ngày giỗ Tổ như Dân tộc ta. Từ huyền thoại mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, nửa theo cha xuống biển, nửa theo mẹ lên rừng đã khơi dậy ý thức về Dân tộc, nghĩa đồng bào và gắn kết chúng ta thành một khối đại đoàn kết. Hai chữ đồng bào là khởi nguồn của yêu thương, đùm bọc, của sức mạnh Việt Nam.
    Đền Hùng ngày càng có vai trò quan trọng và có tác động lớn đến đời sống người dân. Đời sống hiện đại, nhu cầu về tâm linh của người dân càng cao. Lịch sử như một dòng chảy liên tục. Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng vẫn là nơi của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên. Do vậy việc tìm hiểu tác động của Đền Hùng trong đời sống người dân sẽ giúp chúng ta định vị được di sản trong lòng con người và Xã hội đương đại.
    Hy Cương là nơi gìn giữ tôn tạo và tiến hành các nghi lễ tín ngưỡng ở Đền Hùng từ hàng nghìn năm nay. Bởi từ trong quá khứ Lịch sử Hy Cương đã được các triều đại phong kiến giao cho làm xã trưởng để trông nom Đền Hùng. Vùng đất này chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, nơi được coi là “đất thiêng” trong thời đại Hùng Vương. Vì vậy việc tìm hiểu vai trò của Đền Hùng với người dân trong xã là cần thiết đối với các nhà quản lý văn hóa và khả thi với một khóa luận tốt nghiệp.
    Đền Hùng ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của nhân dân. Mỗi vùng đất, mỗi một miền quê, đều lưu giữ những trầm tích văn hóa khác nhau. Ở mỗi địa phương lại có cách tưởng niệm, thờ cúng và lưu giữ truyền thuyết theo tập quán riêng của mình. Do đó tìm hiểu “Đền Hùng trong đời sống kinh tế và tín ngưỡng người dân Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” để thấy được nét đặc sắc của Đền Hùng và ảnh hưởng của Đền Hùng trong đời sống người dân Hy Cương. Đồng thời qua đó khẳng định giá trị văn hóa thiêng liêng của vùng đất Tổ.
    Tất cả những lý do trên từ phương diện lý luận và thực tiễn khiến chúng tôi hướng đến tìm hiểu đề tài “Đền Hùng trong đời sống kinh tế và tín ngưỡng của người dân xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”. Hy vọng rằng khóa luận này sẽ cung cấp thêm thông tin về khu di tích Lịch sử Đền Hùng và vị trí của nó trong lòng người dân xã Hy Cương.

    2. Lịch sử nghiên cứu
    Đền Hùng là khu di tích lịch sử- văn hóa có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Vì vậy đã có rất nhiều tác giả có những công trình nghiên cứu về Đền Hùng. Những tác phẩm này bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau sẽ cung cấp cho chúng ta những tư liệu quý báu mà đề tài kế thừa và phát triển.
    Cuốn “Hùng Vương dựng nước”, tập 1, xuất bản năm 1970 gồm các bài báo cáo và tham luận về niên đại và quá trình diễn biến văn hóa thời kì Hùng Vương.
    “Hùng Vương dựng nước” tập 2, xuất bản năm1972 của nhiều tác giả nghiên cứu thời đại Hùng Vương từ niên đại, truyền thuyết và giá trị Lịch sử của chúng đến trình độ văn minh và chế độ Chính trị của buổi bình minh lịch sử nước ta.
    “Hùng Vương dựng nước” tập 3, xuất bản năm 1973 của các tác giả Phạm Huy Thông, Hoàng Hưng gồm các hình thức viết về thời kỳ Vua Hùng dựng nước và thời An Dương Vương, những di tích lịch sử, con người cổ đại, đời sống vật chất và tinh thần, tổ chức Xã hội thời Hùng Vương
    “Hùng Vương dựng nước” tập 4, xuất bản năm 1974 của tác giả Nguyễn Khánh Toàn nghiên cứu thời Hùng Vương và thời kỳ Lịch sử dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc. Chứng minh thời kỳ Hùng Vương là có thật. Cuốn sách viết về đất nước, con người thời Hùng Vương: kinh tế, văn hóa, xã hội
    Cuốn “Thời đại Hùng Vương: Lịch sử- kinh tế- chính trị- văn hóa- xã hội”, xuất bản năm 1973 của tác giả Văn Tâm. Cuốn sách cung cấp những thông tin về các mặt lịch sử, kinh tế trong thời đại Hùng Vương.
    Cuốn sách “ Đền Hùng di tích và cảnh quan”, xuất bản năm 2000 của tác giả Phạm Bá Khiêm. Cuốn sách này sẽ cung cấp cho người đọc những hiểu biết về Đền Hùng, về thời đại Hùng Vương và cảnh quan vùng đất thiêng Nghĩa Lĩnh.
    Cuốn sách “Đền Hùng nơi hội tụ văn hóa tâm linh” do Lê Lựu chủ biên xuất bản năm 2005. Đây là một tập sách sưu tầm những bài nghiên cứu và viết về Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng do trung tâm văn hóa doanh nhân sưu tầm, biên soạn của nhiều tác giả. Tập sách thể hiện một tầm suy nghĩ sâu rộng về cội nguồn văn hóa Dân tộc từ xa xưa đến hiện đại; phản ánh tâm thức của người Việt Nam dù sống ở trong nước hay ngoài nước đều luôn nhớ đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Các bài nghiên cứu thể hiện một tầm suy nghĩ nghiêm túc, khoa học nhằm cung cấp cho bạn đọc nhiều kiến thức về nguồn gốc phát sinh, nguồn gốc tâm linh của Dân tộc Việt Nam trên vùng đất Tổ. Đồng thời các nhà nghiên cứu còn khẳng định Phú Thọ là cội nguồn, là cái nôi văn hóa vô tận và rực rỡ cho muôn đời.
    Những công trình đã nghiên cứu: Tác giả Vũ Kim Biên đã đưa ra cuốn sách viết về khu di tích Lịch sử Đền Hùng : “Giới thiệu khu di tích lịch sử Đền Hùng”, xuất bản năm 2010. Cuốn sách này tác giả giới thiệu về các di tích lịch sử ở Đền Hùng, những truyền thuyết tiêu biểu, những di chỉ khảo cổ, thơ, các hoành phi câu đối về Đền Hùng. Cuốn sách cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản nhất về khu di tích Đền Hùng.
    Cuốn “Đền Hùng di tích Lịch sử văn hóa quốc gia” của tác giả Lê Tượng và Phạm Hoàng Oanh, xuất bản năm 2010. Tác phẩm này nhằm giới thiệu cho người đọc những hiểu biết sâu sắc và toàn diện về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, tín ngưỡng và cách thờ tự ở Đền Hùng.
    Bên cạnh những tác phẩm đó còn có những báo cáo khoa học nghiên cứu về Đền Hùng như:
    Báo cáo của Phạm thị Ngọc Mai “Đền Hùng nơi hội tụ những giá trị văn hóa thời Hùng Vương” năm 2006,. Trong báo cáo này trình tìm hiểu về vị trí Địa lý văn hóa của Đền Hùng, sau đó đi tìm hiểu những giá trị văn hóa thời Hùng Vương và ảnh hưởng của văn hóa Hùng Vương đến việc Xây dựng con người ngày nay. Tuy nhiên bài báo cáo của tác giả còn đơn giản, viết chung chung. Chưa nêu bật được những giá trị văn hóa .
    Công trình dự thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp khoa: “Đền Hùng- lễ hội tiềm năng Du lịch văn hóa cội nguồn” của Nguyễn Thị Bích và Vũ Chí Cường, năm 2007. Bài báo cáo của hai tác giả đã nêu ra được những tiềm năng Du lịch tại Đền Hùng. Tuy nhiên, các tác giả chưa phân tích và đánh giá cụ thể những tiềm năng đó, chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể để khai thác tiềm năng Du lịch.
    Những tác phẩm trên, hầu hết giới thiệu về Các di tích trên Đền Hùng, những thông tin về lịch sử, văn hóa, Xã hội của thời kì Hùng Vương . Hoặc viết về tiềm năng Du lịch của Đền Hùng. Thực tế thì chưa có tác phẩm nào nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Đền Hùng đến đời sống của người dân tại nơi có Đền Hùng (xã Hy Cương) để thấy được mức độ hiểu biết và vị trí của Đền Hùng trong lòng người dân. Vì vậy rất cần những công trình nghiên cứu một cách thực tế sự ảnh hưởng đó.


    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Tìm hiểu về lịch sử, giá trị văn hóa Đền Hùng
    Khảo sát để thấy được ảnh hưởng của Đền Hùng về mặt kinh tế và tín ngưỡng đối với người dân xã Hy Cương.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng: Đền Hùng
    Phạm vi: Trong bài nghiên cứu này chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu trong xã Hy Cương
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu Văn bản
    Phương pháp điền dã
    Phương pháp điều tra Xã hội học
    Phương pháp thống kê Xã hội học
    6. Đóng góp của khóa luận
    Đề tài được thực hiện sẽ có những đóng góp sau:
    Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách chuyên sâu về Đền Hùng trong mối Quan hệ với đời sống kinh tế và tín ngưỡng của người dân Xã Hy Cương- việt Trì- Phú Thọ.
    Chỉ ra được sự ảnh hưởng của Đền Hùng trong đời sống của người dân Hy Cương và vị trí của Đền Hùng trong lòng người dân.
    Khẳng định giá trị văn hóa của Đền Hùng
    7. Bố cục của khóa luận
    Chương1: Khái quát vùng văn hóa Phú Thọ
    Chương 2: Đền Hùng trong đời sống kinh tế của người dân xã Hy Cương- Việt Trì- Phú Thọ
    Chương 3: Đền Hùng trong đời sống tín ngưỡng của người dân Hy Cương- Việt Trì- Phú Thọ



    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1

    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử nghiên cứu 3
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5
    5. Phương pháp nghiên cứu 5
    6. Đóng góp của khóa luận 5
    7. Bố cục của khóa luận 6

    NỘI DUNG 7

    CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VÙNG VĂN HÓA PHÚ THỌ VÀ KHU DI TÍCH Lịch sử ĐỀN HÙNG 7

    1.1. Phú Thọ vùng văn hóa đất Tổ 7
    1.1.1 Vị trí địa lí 7
    1.1.2 Phú Thọ- vùng đất định cư cổ 7
    1.1.3 Phú Thọ- vùng đất văn hóa cổ 10
    1.2. Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ- trung tâm di tích Lịch sử văn hóa Đền Hùng 12
    1.3. Khu di tích Lịch sử Đền Hùng 14
    1.3.1 Vị trí Địa lý 14
    1.3.2 Lịch sử hình thành của Đền Hùng 16
    1.3.3 Quá trình trùng tu 18
    1.3.4 Các di tích Kiến trúc thờ tự tại Đền Hùng 19
    Tiểu kết chương 1 27

    CHƯƠNG 2: ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG kinh tế NGƯỜI DÂN XÃ HY CƯƠNG- VIỆT TRÌ- PHÚ THỌ 28
    2. 1. Khái quát chung đời sống kinh tế của người dân xã Hy Cương. 28
    2.2 . Khảo sát bộ phận dân Hy Cương làm dịch vụ quanh Đền Hùng 30
    2.2.1 Những người bán hàng quanh Đền Hùng 30
    2.2.2 Những người làm nghề chụp ảnh quanh Đền Hùng 34
    2.3 Khảo sát bộ phận dân Hy Cương làm trong Ban quản lý Đền Hùng 35
    Tiểu kết chương 2 37

    CHƯƠNG 3:ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HY CƯƠNG- VIỆT TRÌ- PHÚ THỌ 39
    3.1 Các di tích xã Hy Cương 39
    3.1.1 Đình Cổ Tích (Đình Hy Cương) 39
    3.1.2 . Chùa Am Đường (chùa Tổ) 40
    3.2 Khảo sát 41
    3.3 Nhận xét 53
    3.3.1 Về việc đi lễ Đền Hùng 53
    3.3.2 Về hiểu biết các sự tích liên quan đến sự tích Đền Hùng 55
    3.3.3 Về việc tham gia lễ hội Đền Hùng 61
    Tiểu kết chương 3 63
    PHẦN KẾT LUẬN 64
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...