Chuyên Đề Đề xuất xây dựng hệ thống cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam dựa tr

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
    THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM KHỦNG
    HOẢNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI . 5
    1. 1 Khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại . . 5
    1.1.1. Định nghĩa . . 5
    1.1.2. Nguyên nhân . 7
    1.1.2.1. Nguyên nhân liên quan đến các yếu tố vi mô . . 7
    1.1.2.2. Nguyên nhân liên quan đến chính sách kinh tế vĩ mô . . 9
    1.1.2.3. Nguyên nhân liên quan đến chiến lược và hoạt động của từng ngân hàng .
    . 10
    1.1.2.4. Các nguyên nhân khác . . 11
    1.1.3. Ảnh hưởng của khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại tới nền kinh
    tế quốc dân . 11
    1.1.3.1. Tới tổng sản phẩm quốc dân . . 12
    1.1.3.2. Tới khu vực phi sản xuất của nền kinh tế . 12
    1.1.3.3. Tới các chính sách kinh tế của chính phủ . . 12
    1.1.3.4. Tới thất nghiệp và cơ cấu lao động của quốc gia . 13
    1. 2 Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng . 13
    1.2.1. Khái niệm về mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng 13
    1.2.1.1. Khái niệm . 13
    1.2.1.2. Các mô hình thực nghiệm đã được áp dụng . . 14
    1.2.2. Quy trình xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân
    hàng . . 15
    1.2.2.1. Xác định các giai đoạn khủng hoảng . 15
    1.2.2.2. Lựa chọn các chỉ số cảnh báo . 22
    1.2.2.3. Ước lượng xác suất khủng hoảng . 24
    1.2.3. Mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tối ưu . . 26
    iv




    CHƯƠNG II. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM
    KHỦNG HOẢNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI MỘT SỐ
    QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM . . 29
    2.1. Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Ấn
    Độ giai đoạn 2000-2009 . . 29
    2.1.1. Những khó khăn trong hệ thống ngân hàng Ấn Độ giai đoạn 2000-2009 29
    2.1.2. Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương
    mại tại Ấn Độ giai đoạn 2000-2009 . 31
    2.1.2.1. Xác định các giai đoạn xảy ra khủng hoảng ngân hàng tại Ấn Độ bằng
    phương pháp chỉ số . 32
    2.1.2.2. Lựa chọn các chỉ số cảnh báo cho khủng hoảng ngân hàng tại Ấn Độ . 36
    2.1.2.3. Ước lượng xác suất xảy ra khủng hoảng ngân hàng tại Ấn Độ bằng
    phương pháp tham số . 37
    2.2. Xây dựng mô hình báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại
    tại Mỹ giai đoạn 2000 -2011 . 40
    2.2.1. Những nguyên nhân và diễn biến chính của cuộc khủng hoảng tài chính tại
    Mỹ giai đoạn 2008-2011 . . 40
    2.2.2. Xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương
    mại tại Mỹ giai đoạn 2000-2011 . 44
    2.2.2.1. Xác định các giai đoạn xảy ra khủng hoảng ngân hàng Mỹ bằng phương
    pháp chỉ số . . 44
    2.2.2.2. Lựa chọn các chỉ số cảnh báo cho khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại
    Mỹ . . 50
    2.2.2.3. Ước lượng xác suất xảy ra khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Mỹ bằng
    phương pháp tham số . 51
    2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn xây dựng mô hình cảnh báo sớm
    khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại tại Ấn Độ và Mỹ . . 55
    2.3.1. Chỉ số đổ vỡ ngành ngân hàng cần được xác định thông qua các rủi ro hệ
    thống và điều chỉnh những tác động ngắn hạn . . 55
    2.3.2. Lựa chọn mức ngưỡng xác định khủng hoảng linh hoạt . 55
    v




    2.3.3. Việc sử dụng mô hình Probit để ước lượng xác suất khủng hoảng đã phát
    huy tác dụng . . 56
    CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM KHỦNG
    HOẢNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM DỰA
    TRÊN KINH NGHIỆM THẾ GIỚI . . 57
    3.1. Thực trạng xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân
    hàng thương tại Việt Nam . 57
    3.1.1. Thực trạng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam . 57
    3.1.2. Thực trạng xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân
    hàng thương mại Việt Nam . . 60
    3.2. Sự cần thiết xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân
    hàng thương mại tại Việt Nam . . 61
    3.3. Giải pháp xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân
    hàng thương mại tại Việt Nam . . 62
    3.3.1. Lựa chọn mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương
    mại tại Việt Nam . 62
    3.3.2. Xây dựng chỉ số xác định các giai đoạn khủng hoảng . . 62
    3.3.2.1. Xác định những rủi ro hệ thống của ngành ngân hàng Việt Nam . . 62
    3.3.2.2. Xây dựng chỉ số đổ vỡ ngành ngân hàng tại Việt Nam . . 67
    3.3.3. Lựa chọn các chỉ số cảnh báo . . 70
    3.3.4. Ước lượng xác suất khủng hoảng . . 72
    3.4. Kiến nghị điều kiện thực hiện mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng ngân
    hàng tại Việt Nam . . 74
    3.4.1. Đối với Chính phủ . . 74
    3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước . . 74
    3.4.2.1. Thống nhất các quy định trong việc xử lý và công bố thông tin của các
    ngân hàng thương mại . . 74
    3.4.2.2. Hoàn thiện công tác giám sát các ngân hàng thương mại . . 75
    3.4.2.3. Đưa ra lộ trình xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống
    ngân hàng thương mại . . 76
    vi




    3.4.3. Đối với hệ thống ngân hàng thương mại . . 78
    3.4.3.1. Nâng cao mức độ chính xác và minh bạch trong công bố thông tin . . 78
    3.4.3.2. Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro . . 79
    KẾT LUẬN . . 80





    TÓM TẮT ĐỀ TÀI
    Đề tài “Đề xuất xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống
    ngân hàng thương mại tại Việt Nam dựa trên kinh nghiệm thế giới” sẽ gồm 03
    chương:
    Trong Chương I, sau khi đưa ra khái niệm, nguyên nhân và ảnh hưởng của
    khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại, nhóm nghiên cứu sẽ giới thiệu một cách
    tổng quát về quy trình xây dựng một mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống
    ngân hàng theo các phương pháp khác nhau. Kết thúc Chương I, mô hình tối ưu được
    lựa chọn là mô hình kết hợp giữa hai phương pháp chỉ số đổ vỡ ngành ngân hàng và
    tham số (sau đây gọi tắt là mô hình BSF-tham số). Mô hình này sẽ được sử dụng trong
    nghiên cứu các chương tiếp theo.
    Trong Chương II, phần đầu, đề tài sẽ tập trung vào việc nghiên cứu kinh
    nghiệm áp dụng mô hình BSF-tham số để cảnh báo khủng hoảng hệ thống ngân hàng
    tại Ấn Độ. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra được một số bài học kinh nghiệm trong việc
    áp dụng mô hình tại Ấn Độ. Tại Mỹ, sau cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm
    2008, hệ thống NHTM của quốc gia này đã rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Từ đó,
    một số bài học kinh nghiệm về xây dựng mô hình cũng đã được rút ra.
    Trong Chương III, với mục đích đề xuất xây dựng một mô hình cảnh báo sớm
    khủng hoảng hệ thống NHTM cho Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của hai quốc gia
    trên, đề tài đã đi phân tích thực trạng của hệ thống NHTM nước ta cũng như sự cần
    thiết để xây dựng một mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng ngân hàng. Sau đó, mô hình
    cảnh báo BSF-tham số đã được đề xuất để xây dựng cho Việt Nam. Mặc dù chưa thể
    kiểm định được mức chính xác của mô hình này do khó khăn trong việc tìm kiếm số
    liệu, nhóm nghiên cứu cũng đã kiến nghị những giải pháp nhằm xây dựng mô hình đề
    xuất và điều kiện để thực hiện mô hình một cách hiệu quả tại Việt Nam.
    viii




    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 bắt nguồn từ Mỹ đã lan ra toàn thế
    giới và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống ngân hàng của nhiều quốc gia. Khủng
    hoảng ngân hàng hay khủng hoảng hệ thống ngân hàng là cụm từ được rất nhiều
    chuyên gia kinh tế - tài chính nhắc đến để miêu tả tình trạng đầy hỗn loạn này với rất
    nhiều vụ phá sản, thâu tóm và sáp nhập trong hệ thống ngân hàng. Tiêu biểu trong đó
    là vụ sụp đổ của ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ tồn tại trong suốt 158 năm - ngân
    hàng Lehman Brother. Trước giai đoạn này, thế giới cũng đã ghi nhận rất nhiều cuộc
    khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng tại các quốc gia như Mexico (1994 -1995), khu
    vực Châu Á (1997 -1998), Nga (1998).
    Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, chính thức mở cửa ngành tài chính - ngân
    hàng. Từ đây, những yếu kém của hệ thống ngân hàng bộc lộ ngày càng rõ nét khi việc
    tự do hóa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn trong hệ thống ngân hàng nước nhà gặp
    phải sự cạnh tranh khốc liệt của dòng vốn nước ngoài. Mặc dù khủng hoảng hệ thống
    ngân hàng ở Việt Nam vẫn chưa xảy ra, nhưng hệ thống NHTM nước ta cũng đã tiềm
    ẩn nhiều rủi ro. Do đó, việc xây dựng mô hình cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng hệ
    thống ngân hàng là hết sức cần thiết và cần được nghiên cứu toàn diện để giúp Việt
    Nam tránh được các cuộc khủng hoảng ngân hàng trong tương lai.
    Từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “Đề xuất xây
    dựng hệ thống cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống NHTM tại Việt Nam dựa trên
    kinh nghiệm thế giới
    ” cho công trình nghiên cứu của nhóm.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
    Mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng tài chính (EWS) thế hệ thứ nhất được xây
    dựng và phát triển bởi Giáo sư kinh tế Krugman (1979). Cuối những năm 90, mô hình
    1




    cảnh báo sớm khủng hoảng ngân hàng được nghiên cứu một cách độc lập, đã có một số
    công trình nghiên cứu như sau:
     Demirgüc-Kunt và Detragiache (1998), sử dụng mô hình Logit để giải thích mối
    quan hệ giữa các biến giải thích và xác suất xảy ra khủng hoảng hệ thống ngân
    hàng.
     Kaminsky và Reinhart (1999), Borio và Lowe (2002), Borio và Drehmann
    (2009), đưa ra mô hình phi tham số để cảnh báo khủng hoảng ngân hàng.
     Duttagupta và Cashin 2008, Karim 2008, Davis và Karim (2008b), sử dụng mô
    hình nhị phân để dự báo khủng hoảng dựa trên những biến số kinh tế.
     Kibritciouglu (2002), xây dựng chỉ số BSF - chỉ số đổ vỡ khu vực ngân hàng để
    dự báo thời gian xảy ra khủng hoảng.
    Thay vì sử dụng phương pháp dựa trên sự kiện để xác định thời gian khủng
    hoảng và phương pháp phi tham số (signal approach) để đưa ra cảnh báo, nhóm nghiên
    cứu sẽ tiến hành nghiên cứu xây dựng và tính toán chỉ số đổ vỡ ngành ngân hàng để có
    thể xác định được các giai đoạn khủng hoảng, sau đó dùng phương pháp tham số để
    đưa ra cảnh báo cho 2 quốc gia là Ấn Độ và Mỹ. Những bài học kinh nghiệm rút ra
    được từ việc nghiên cứu và xây dựng mô hình cảnh báo cho 2 quốc gia trên sẽ được
    vận dụng trong việc đề xuất xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống
    ngân hàng tại Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành tài chính - ngân hàng, tập trung chuyên
    sâu vào những vấn đề về khủng hoảng, đổ vỡ của hệ thống NHTM.
    Về không gian, đề tài chủ yếu nghiên cứu về hệ thống NHTM tại Ấn Độ, Mỹ và
    Việt Nam.
    Về thời gian, giai đoạn nghiên cứu trọng tâm là 2000 - 2011, bên cạnh đó, các
    giai đoạn khác cũng được đề cập đến để hỗ trợ nghiên cứu các vấn đề được nêu trong
    đề tài.
    2




    4. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích của đề tài nhằm đưa ra đề xuất xây dựng và hoàn thiện mô hình cảnh
    báo sớm khủng hoảng hệ thống NHTM Việt Nam, thông qua kinh nghiệm áp dụng
    thực tiễn từ Ấn Độ và Mỹ.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài có kế thừa và sử dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài về mô hình cảnh
    báo sớm khủng hoảng ngân hàng nước ngoài để làm cơ sở lý luận và tham khảo.
    Do khủng hoảng ngân hàng chịu tác động của rất nhiều yếu tố tổng hợp, bên
    trong và bên ngoài hệ thống ngân hàng, phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu,
    đồng thời kết hợp thu thập dữ liệu, nghiên cứu tình huống để so sánh, đánh giá hiệu
    quả mô hình.
    6. Kết quả dự kiến
    Dựa trên thực trạng hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay, nhóm nghiên cứu
    mong muốn đạt được một số kết quả sau:
     Xây dựng một mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng tối ưu
    trên cơ sở lý luận;
     Đánh giá thực tiễn xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ thống ngân
    hàng tại một số nước trên thế giới như Ấn Độ, Mỹ và rút ra các bài học cho Việt
    Nam;
     Đề xuất mô hình dự kiến cảnh báo sớm khủng hoảng ngân hàng tại Việt Nam,
    dựa trên kinh nghiệm trên thế giới.
    7. Kết cấu đề tài
     Chương 1: Tổng quan về khủng hoảng ngân hàng và các mô hình cảnh báo
    sớm khủng hoảng hệ thống ngân hàng thương mại trên thế giới
     Chương 2: Kinh nghiệm xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng hệ
    thống ngân hàng thương mại ở một số nước trên thế giới và bài học cho Việt
    Nam

     Chương 3: Giải pháp xây dựng và hoàn thiện mô hình cảnh báo sớm khủng
    hoảng hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam dựa trên kinh nghiệm
    thế giới





    ʻ쾠ʻЖ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...