Luận Văn Đề xuất tiến trình mua bán sát nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài : Đề xuất tiến trình mua bán sát nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

    TÓM TẮT CÔNG TRÌNH


    Trong những năm gần đây, thị trường tài chính thế giới nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng phát triển với một tốc độ rất nhanh. Cùng với sự tăng trưởng vượt bậc đó là mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các chủ thể của nền kinh tế, tạo động lực cho sự phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) với nhiều hình thức đa dạng. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng sự bùng nổ của thị trường chứng khoán hiện nay đã tạo cơ hội cho hoạt động M&A nhanh chóng phát triển, có thể thấy rằng hoạt động M&A đã, đang và sẽ là một hoạt động đầy tiềm năng trong tương lai về cả mặt số lượng, hình thức và lĩnh vực. Tuy nhiên, là một thị trường non trẻ, hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Những thất bại, do vậy, là điều không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển của mình. Với những lý do đó, công trình nghiên cứu này đã được tác giả thực hiện nhằm mang lại cái nhìn khái quát và đúng đắn về bản chất hoạt động M&A. Qua đó, tác giả đưa ra những nhận định về tiềm năng, phương hướng phát triển và các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng mô hình M&A trong giai đoạn Việt Nam đang tích cực mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài bao gồm 3 phần chính: Chương một: bao gồm các cơ sở lý thuyết của mô hình M&A. Xem xét những thành công và thất bại của mô hình này trên thế giới và so sánh với Việt Nam. Chương hai: đưa ra một cái nhìn rõ nét hơn về tình hình phát triển trong lĩnh vực M&A trên thế giới và thị trường Việt Nam. Đồng thời đưa ra những mặt tồn tại cần giải quyết. Tác giả cũng dựa vào khảo sát để đưa ra những dự báo thực tiễn, sâu sát hơn với Việt Nam. Đồng thời cũng nhận diện và dự báo những nguy cơ lợi dụng hoạt động M&A trên thị trường Việt Nam hiện nay. Chương ba: bao gồm những các nhóm giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm góp phần làm hoàn thiện hơn nữa việc áp dụng mô hình này trong thời kỳ cạnh tranh, hội nhập của Việt Nam. Đồng thời đề xuất một qui trình cụ thể của một thương vụ M&A.

    MỤC LỤC
    Trang
    TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
    DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
    PHẦN MỞ ĐẦU
    CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH
    NGHIỆP 1
    1.1 Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp – các khái niệm cơ bản . 1
    1.1.1 Khái niệm mua bán và sáp nhập doanh nghiệp 1
    1.1.2 Phân biệt giữa sáp nhập và mua lại . 3
    1.2 Phân loại 3
    1.2.1 Sáp nhập theo chiều ngang (horizontal mergers) 3
    1.2.2 Sáp nhập theo chiều dọc (vertical mergers) 4
    1.2.3 Sáp nhập tổ hợp (conglomerate mergers) . 4
    1.3 Lịch sử hình thành và phát triển . 4
    1.4 Các phương thức thực hiện M&A 6
    1.4.1 Chào thầu (tender offer) 7
    1.4.2 Lôi kéo cổ đông bất mãn (Proxy fights) . 8
    1.4.3 Thương lượng tự nguyện 8
    1.4.4 Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán . 8
    1.4.5 Mua lại tài sản công ty 9
    1.5 Lợi ích khi thực hiện M&A . 10
    1.5.1 Giảm chi phí gia nhập thị trường 11
    1.5.2 Nâng cao hiệu quả . 10
    1.5.3 Thực hiện chiến lược đa dạng hóa 11
    1.5.4 Hợp lực thay cạnh tranh 11
    1.5.5 Tham vọng bành trướng 12
    1.6 Thủ tục và qui trình thực hiện M&A . 13
    1.6.1 Thủ tục tiến hành M&A 13
    1.6.2 Quy trình tiến hành M&A . 14
    1.7 Kết luận chương 1 . 14
    CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 16
    2.1 Thực trạng M&A trên thế giới 17
    2.1.1 Tổng quan . 17
    2.1.2 Châu Mỹ - Mỹ . 18
    2.1.3 Châu Âu 19
    2.2 Thực trạng M&A tại Việt Nam . 20
    2.2.1 Quá trình phát triển M&A tại Việt Nam . 20
    2.2.2 Những đặc điểm của M&A Việt Nam 21
    2.2.3 Xu hướng M&A Việt Nam và thế giới những năm gần đây 22
    2.2.4 Nguyên nhân M&A tại Việt Nam còn kém các nước trên thế giới 22
    2.3 Khung pháp lí quy định về M&A tại Việt Nam . 23
    2.3.1 Hành lang pháp lí về M&A tại Việt Nam hiện nay 23
    2.3.2 Khoảng trống pháp lí 24
    2.4 Xu hướng phát triển M&A tại Việt Nam . 26
    2.4.1 Xu hướng chung 26
    2.4.2 Ngành tài chính . 27
    2.4.3 Nhận diện những nguy cơ trong ngành tài chính ở Việt Nam hiện nay . 30
    2.5 Những mặt yếu kém trong M&A tại Việt Nam . 31
    2.5.1 Cách thức và tác nghiệp M&A còn sơ khai 31
    2.5.2 Cách thức xây dựng thị trường M&A cũng thể hiện nhiều bất cập 31
    2.5.3 Trình độ hiểu biết của doanh nghiệp 32
    2.5.4 Thiếu các công ty tư vấn, môi giới về M&A 32
    2.6 Kết luận chương 2 . 33
    CHưƠNG 3: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG QUI TRÌNH TIẾN HÀNH MUA
    BÁN SÁP NHẬP TẠI VIỆT NAM . 34
    3.1 Giải pháp về mặt pháp lí 36
    3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện M&A . 37
    3.2.1 Tiến trình chuẩn bị 37
    3.2.2 Điều tra, đánh giá về mặt pháp lí, tài chính kinh doanh (Due Diligence) 39
    3.2.3 Xây dựng kế hoạch . 43
    3.3 Định giá 45
    3.3.1 Định giá tài sản hữu hình 45
    3.3.2 Định giá tài sản vô hình (thương hiệu) . 46
    3.3.3 Định giá tài sản trí tuệ . 48
    3.3.4 Định giá các bất ổn . 48
    3.4 Đàm phán và kí hợp đồng 49
    3.5 Kết luận chương 3 . 50
    KẾT LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    PHẦN PHỤ LỤC
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
     
Đang tải...