Thạc Sĩ Đề xuất quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Mai Sơn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Để hoàn thành chương trình đào tạo kỹ sư lâm sinh, củng cố lại kiến thức đã học, đáng giá kết quả học tập, rèn luyện tại trường Đại học Lâm Nghiệp và gắn công tác khoa học với thực tiễn sản xuất. Được sự nhất trí của trường Đại học Lâm Nghiệp , bộ môn Điều tra – Quy hoạch, cùng sự đồng ý của TS. Vũ Thế Hồng, tôi đã thực hiện khóa luận:
    Đề xuất quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Mai Sơn - huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 – 2020”.
    Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, còn có sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy cô bộ môn Điều tra – Quy hoạch rừng, của ban lãnh đạo và phòng kỹ thuật công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Mai Sơn – Lục Nam – Bắc Giang, Đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình, chu đáo của thầy TS. Vũ Thế Hồng.
    Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô, tới tất cả các cô chú trong công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Mai Sơn, bạn bè và đặc biệt tới thầy TS. Vũ Thế Hồng.
    Do thời gian có hạn, trình độ và khả năng bản thân còn nhiều hạn chế, hơn nữa đây là lần đầu tiên làm quen với công tác nhiên cứu khoa học và thực tiễn, do đó khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót khuyết điểm.Tôi rất mong được sự góp ý kiến quý báu của các thầy cô cùng toàn thể các bạn để bản khóa luận được hoàn thiện và trở thành một tài liệu hữu ích cho công tác thức tế và nghiên cứu khoa học sau này.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!
    Hà Nội, Ngày 23 tháng 04 năm 2012
    Sinh viên thực hiện

    Lưu Thị Nguyệt
    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
    CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 3
    1.1. Lịch sử phát triển của quy hoạch lâm nghiệp. 3
    1.1.1. Trên thế giới. 3
    1.1.2. Ở Việt Nam. 4
    1.2. Những cơ sở pháp lý liên quan đến quy hoạch sử dụng rừng và đất rừng. 7
    CHƯƠNG II 8
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 8
    2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu. 8
    2.1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 8
    2.2. Nội dung nghiên cứu. 8
    2.2.1. Điều tra điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội. 8
    2.2.2. Điều tra hiện trạng đất đai tài nguyên rừng và hoạt động sản xuất kinh doanh. 8
    2.2.3. Đề xuất quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp. 9
    2.3. Phương pháp nghiên cứu. 9
    2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu. 9
    2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu. 10
    CHƯƠNG III KẾT QUẢ NHIÊN CỨU 13
    3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của Công ty. 13
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên. 13
    3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 14
    3.1.2.1. Dân số, dân tộc, lao động. 14
    3.2. Hiện trạng đất đai tài nguyên rừng và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 16
    3.2.1. Hiện trạng đất đai tài nguyên rừng. 16
    3.3. Quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp. 23
    3.3.1. Xác định phương hướng, mục tiêu phát triển sản xuất. 23
    3.3.3. Quy hoạch các biện pháp kinh doanh rừng. 28
    3.3.4. Quy hoạch biện pháp khai thác và chế biến lâm sản. 37
    3.3.5. Quy hoạch các giải pháp thực hiện. 41
    3.3.6. Tổng hợp vốn đầu tư và hiệu quả. 44
    KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ. 49
    1. Kết luận. 49
    2.Tồn tại. 50
    3. Kiến nghị. 50
    TÀI LIỆU THAM KHẢO



    BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
    [TABLE="width: 612"]
    [TR]
    [TD]Từ viết tắt
    [/TD]
    [TD]Kí hiệu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
    [/TD]
    [TD]Bộ NN & PTNT
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chủ tịch
    [/TD]
    [TD]CT
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chính phủ
    [/TD]
    [TD]CP
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hội đồng nhân dân
    [/TD]
    [TD]HĐND
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nghị định
    [/TD]
    [TD]NĐ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nghị quyết
    [/TD]
    [TD]NQ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nghị quyết trung ương
    [/TD]
    [TD]NQTW
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]ủy ban nhân dân
    [/TD]
    [TD]UBND
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Quyết định
    [/TD]
    [TD]QĐ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Quốc hội
    [/TD]
    [TD]QH
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thẩm định
    [/TD]
    [TD]TĐ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Trách nhiệm hữu hạn
    [/TD]
    [TD]TNHH
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc
    [/TD]
    [TD]327
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thủ tướng
    [/TD]
    [TD]TTg
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Biểu 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Mai Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. 17
    Biểu 3.2. Thống kê diện tích các loại rừng trồng. 19
    Biểu 3.3. Quy hoạch sử dụng đất cho Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Mai Sơn giai đoạn 2012 - 2020. 26
    Biểu 3.4. Tiến độ trồng rừng của Công ty giai đoạn (2012 – 2020). 30
    Biểu 3.5. Tổng hợp chi phí trồng, chăm sóc 1ha rừng trồng. 31
    Biểu 3.6. Chi phí trồng và chăm sóc rừng giai đoạn ( 2012 – 2020). 31
    Biểu 3.7. Nhu cầu vốn đầu tư và lao động theo tiến độ trồng rừng. 32
    Biểu 3.8. Tiến độ thực hiện và vốn đầu tư cho biện pháp nuôi dưỡng rừng. 34
    Biểu 3.9.Tiến độ thực hiện và vốn đầu tư cho biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng. 35
    Biểu 3.10. Tiến độ thực hiện và vốn đầu tư cho công tác bảo vệ rừng. 37
    Biểu 3.11. Tiến độ thực hiện khai thác. 38
    Biểu 3.12. Tổng hợp doanh thu, chi phí và lợi nhuận khai thác rừng. 39
    Biểu 3.13. Tổng hợp sản lượng, doanh thu, chi phí, lãi sau tiêu thụ cho hoạt động chế biến gỗ lâm sản rừng trồng. 41
    Biểu 3.14. Tổng hợp vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. 45
    Biểu 3.15. Tổng hợp hiệu quả kinh tế từ năm 2012 – 2020. 46
    Biểu 3.16. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế. 47



    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Lâm nghiệp là một ngành quan trọng đối với sự phát triển chung của đất nước, là một trong những ngành sản xuất quan trọng với người dân, giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Đối tượng sản xuất kinh doanh của lâm nghiệp là tài nguyên rừng (bao gồm rừng và đất rừng). Tác dụng của lâm nghiệp đối với nền kinh tế có nhiều mặt, không chỉ cung cấp lâm sản, đặc sản rừng mà còn có tác dụng giữ đất, giữ nước, có tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái.
    Ở nước ta trong thời kỳ bao cấp, khi đất nước chưa đổi mới người ta khai thác tàn phá rừng với tốc độ chóng mặt làm cho rừng kiệt quệ và giảm sút về diện tích một cách nghiêm trọng. Đứng trước thực trạng đó, cũng như các ngành khác, lâm nghiệp cần có sự đổi mới, những chính sách phù hợp với quy luật phát triển của kinh tế, xã hội, đã mở ra cho đất nước thời kỳ phát triển mạnh mẽ.
    Sự đổi mới đã có tác động một cách toàn diện và rất mạnh mẽ đến hệ thống các lâm trường quốc doanh. Ở nước ta từ lâu đã có một hệ thống cơ sở sản xuất lâm nghiệp từng hoạt động theo hình thức lâm nghiệp nhà nước với cơ chế quan liêu, bao cấp. Cùng với sự đổi mới toàn diện nền kinh tế của đất nước, hệ thống các lâm trường quốc doanh cũng phải chuyển đổi về cơ chế tổ chức quản lý, hình thức vận động theo cơ chế mới, cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Ngày 3/12/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 200/2004/NĐ-CP về sắp xếp đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh theo đó tất cả các lâm trường quản lý rừng sản xuất có quy mô lớn đều chuyển thành các Công ty lâm nghiệp, các lâm trường quản lý rừng phòng hộ hoặc đặc dụng chuyển thành các ban quản lý rừng phòng hộ hoặc đặc dụng. Hầu hết các Công ty lâm nghiệp đều có vốn đất đai, tài nguyên rừng rộng lớn và nhiều tiềm năng phát triển nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao dẫn đến giải thể một số Công ty. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do việc xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp chưa được quan tâm đúng mức mà đây lại là cơ sở cho việc lập kế hoạch và định hướng việc tổ chức sản xuất kinh doanh. Là yếu tố quyết định cho sự thành bại của Công ty. Vì vậy việc quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho các Công ty lâm nghiệp là rất cần thiết, nhằm bố cục hợp lý về mặt không gian tài nguyên rừng từ đó làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, định hướng sản xuất kinh doanh. Có như vậy nhu cầu lâm sản cho địa phương, cho nền kinh tế quốc dân, cho xuất khẩu và cho đời sống của người dân mới phần nào được thỏa mãn, đồng thời cũng phát huy những tác dụng có lợi khác của rừng.
    Lâm trường Mai Sơn được chuyển thành Công ty Lâm nghiệp Mai Sơn và cho đến nay theo Nghị định số 25/2010/NĐ-CP, ngày 19/03/2010 của chính phủ về việc chuyển đổi công ty nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, Công ty Lâm nghiệp Mai Sơn được chuyển thành Công ty TNHH) một thành viên Mai Sơn. Công ty giữ vai trò quan trọng và là trung tâm dịch vụ sản xuất, khoa học kỹ thuật cho vùng. Công ty đã và đang góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao trình độ dân trí cho người dân địa phương và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
    Để góp phần vào việc nghiên cứu, xây dựng các cơ sở cho công tác quy hoạch, làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch định hướng cho Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Mai Sơn, được sự đồng ý của khoa Lâm học tôi đã tiến hành đề tài:
    Đề xuất quy hoạch phát triểnsản xuất lâm nghiệp cho Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Mai Sơn - huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 – 2020”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...