Đồ Án đề xuất phương án tổ chức giao thông trên trục chính nhổn - cửa nam tp hà nội

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦUTên đề tài: “ TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG TRỤC CHÍNH ĐÔ THỊ ĐOẠN TỪ: NHỔN – CỬA NAM”1. Đặt vấn đề
    Hệ thống giao thông đô thị là tập hợp các công trình, các con đường và cơ sở hạ tầng khác nhằm phục vụ nhu cầu di chuyển của hành khách, hàng hóa trong đô thị được an toàn, thông suốt, thuận tiện, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
    Một bộ phận quan trọng của hệ thống giao thông đô thị là các đường trục chính đô thị. Đây là những con đường có năng lực thông hành lớn; tốc độ phương tiện trên đường tương đối cao; nối liền các đô thị với nhau, đô thị với các khu công nghiệp tập trung hoặc nối liền các khu vực lớn trong một đô thị. Với những đặc điểm về giao thông của mình, đường trục chính đô thị đóng một vai trò rất quan trọng đối với giao thông đô thị. Giải quyết tốt vấn đề giao thông trên đường trục chính; đảm bảo được các mục tiêu: giao thông thuận tiện, an toàn, hiệu quả kinh tế, thân thiện với môi trường chính là góp phần lớn trong việc hoàn thiện hệ thống giao thông toàn đô thị.
    Trong phạm vi đồ án tốt nghiệp trình bày dưới đây, tác giả tập trung nghiên cứu một trục đường rất quan trọng đối với thủ đô Hà Nội là đoạn tuyến từ Nhổn – Cửa Nam. Đoạn tuyến này có thể được chia ra thành 2 phần chính là:


    Đoạn từ Cầu Diễn – Nhổn
    Đoạn bao gồm các phố Xuân Thủy – Cầu Giấy – Kim Mã – Nguyễn Thái Học
    Đoạn tuyến từ Cầu Diễn – Nhổn có chiều dài trên 4 km, thuộc địa phận huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đây là tuyến quốc lộ quan trọng nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc. Từ lâu, đoạn đường này đã trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trên tuyến ngày càng tăng nên thường xuyên xảy ra ùn tắc và tai nạn giao thông. Bắt đầu từ tháng 10/2008, dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng đoạn tuyến này đã bắt đầu được triển khai. Hiện tại dự án vẫn chưa hoàn thành (lý do về giải phóng mặt bằng) nên năng lực thông hành trên tuyến vẫn chưa đồng đều, thường xảy ra ùn tắc giao thông cục bộ.
    Đoạn tuyến bao gồm các phố Xuân Thủy – Cầu Giấy – Kim Mã – Nguyễn Thái Học có chiều dài 6,4 km, nằm trong địa phận hai quận Cầu Giấy và Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đây được coi là một trục đường chính trong đô thị, nối cửa ngõ phía Tây với trung tâm thủ đô. Trục có chiều rộng lòng đường tương đối lớn, chất lượng mặt đường khá tốt, hầu hết các ngã tư đều được điều khiển bằng đèn tín hiệu giao thông, thường xuyên có sự quản lý của lực lượng cảnh sát giao thông tại nút và dọc tuyến. Lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trên trục đường này lớn, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Đoạn tuyến này còn giao cắt với nhiều tuyến phố lớn khác của thành phố như: Láng, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Điều này gây cản trở rất nhiều đến vận tốc của dòng xe đi thẳng theo hướng từ ngoại thành vào trung tâm Hà Nội và ngược lại. Hiện tại, trục đường này thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm.
    Để cải thiện tình hình giao thông trên trục đường từ Nhổn – Cửa Nam, ngoài biện pháp nâng cấp toàn diện cơ sở hạ tầng đang được thực hiện trên đoạn Cầu Diễn – Nhổn, cần thiết phải có các phương án tổ chức giao thông mới để thay thế hoặc bổ trợ cho các biện pháp tổ chức giao thông đang tồn tại. Các phương án tổ chức giao thông hợp lý thường sẽ mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu:


    Cơ sở lý luận về tổ chức giao thông trên đường trục chính đô thị
    Hiện trạng về giao thông của tuyến nghiên cứu: Nhổn – Cửa Nam
    Các yếu tố ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến
    Các biện pháp tổ chức giao thông để khắc phục các yếu tố ảnh hưởng này
    Phạm vi nghiên cứu:
    Phạm vi nghiên cứu là các biện pháp tổ chức giao thông trên trục Quốc lộ 32 bao gồm:


    Quốc lộ 32 đoạn từ Cầu Diễn – Nhổn (trục chính ngoài đô thị)
    Đường Xuân Thủy – Cầu Giấy – Kim Mã – Nguyễn Thái Học (trục chính trong đô thị)
    Phạm vi về thời gian của các biện pháp tổ chức giao thông: tùy từng biện pháp cụ thể
    3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu: lập phương án tổ chức giao thông trên trục chính đô thị: Nhổn – Cửa Nam.
    Mục tiêu nghiên cứu: lập phương án tổ chức giao thông để đảm bảo: giao thông thông suốt, an toàn, hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    a. Các chỉ tiêu nghiên cứu cơ bản
    Nghiên cứu về cơ sở lý luận:
    - Những đặc điểm về giao thông trên đường trục chính đô thị
    - Những đặc điểm về tổ chức giao thông trên đường trục chính đô thị
    - Những chỉ tiêu đánh giá tác động của phương án tổ chức giao. Cụ thể trong đồ án là: thông suốt, an toàn, kinh tế, thân thiện môi trường.
    - Những chỉ tiêu đánh giá tính khả thi của phương án tổ chức giao thông: chi phí, kỹ thuật, sự tham gia của các cơ quan, sự chấp nhận của cộng đồng.
    Với mục tiêu giao thông thông suốt, cần nghiên cứu:
    - Lưu lượng giao thông trên tuyến nghiên cứu và tại một số nút điển hình. Vd: vị trí giao với đường Phạm Văn Đồng, đường Láng, đường Nguyễn Chí Thanh hoặc phố Tôn Đức Thắng.
    - Vận tốc dòng phương tiện
    - Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên tuyến nghiên cứu
    - Khoảng thời gian trung bình ùn tắc giao thông trong ngày
    - Số lượng phương tiện trung bình lâm vào tình trạng ùn tắc trong giờ cao điểm
    Với mục tiêu giao thông an toàn, cần nghiên cứu:
    - Các loại xung đột tại nút
    - Chất lượng (sự đầy đủ và hợp lý) của hệ thống biển báo và tín hiệu chỉ dẫn giao thông
    - Hành vi tham gia giao thông động và tĩnh
    - Số lượng và mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông trên tuyến
    Với mục tiêu hiệu quả kinh tế, cần nghiên cứu:
    - Thiệt hại về kinh tế do ùn tắc giao thông đối với người sử dụng các loại phương tiện
    Với mục tiêu thân thiện môi trường, cần nghiên cứu:
    - Ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn do giao thông gây ra tại giờ bình thường và giờ cao điểm
    - Ảnh hưởng của các phương án đến quỹ đất
    b. Phương pháp thu thập số liệu
    - Đối với cơ sở lý luận: phương pháp nghiên cứu là tìm hiểu giáo trình, bài giảng các môn học: tổ chức giao thông, quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch giao thông đô thị, điều tra dự báo
    - Điều tra tại hiện trường:
    + Phương pháp quay phim và xử lý trên máy tính để điều tra về lưu lượng giao thông, xung đột tại nút.
    + Phương pháp đo đạc dùng để điều tra về hiện trạng cơ sở hạ tầng.
    + Phương pháp quan sát điều tra về hành vi tham gia giao thông, hệ thống biển báo và tín hiệu chỉ dẫn giao thông, thời gian ùn tắc trung bình.
    + Phương pháp chuyển động cùng dòng xe điều tra về vận tốc dòng phương tiện.
    - Đối với các chỉ tiêu định tính, chỉ tiêu định lượng nằm ngoài khả năng nghiên cứu như: ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn do giao thông gây ra tại giờ bình thường và giờ cao điểm, ảnh hưởng của các phương án đến quỹ đất, thiệt hại về kinh tế do ùn tắc giao thông đối với người sử dụng các loại phương tiện, phương pháp nghiên cứu là tìm kiếm kết quả từ tài liệu nghiên cứu sẵn có.
    - Các tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn ngành dự kiến áp dụng trong nghiên cứu:
    + TCVN Đường đô thị 104 – 2007
    +TCVN 4054 – 2005
    + 22 TCN 237 Điều lệ báo hiệu đường bộ
    5. Nội dung của đồ án
    Mở đầu
    Chương I: Tổng quan về tổ chức giao thông trên đường trục chính đô thị
    Chương II: Đánh giá hiện trạng tổ chức giao thông trên đoạn truyến
    Chương III: Đề xuất phương án tổ chức giao thông
    Kết luận và kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...