Đồ Án Đề xuất phương án thiết kế cải tạo và tổ chức giao thông tại nút giao thông Giảng Võ – Cát Linh

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 10/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Mục lục i
    Danh mục các từ viết tắt iii
    Danh mục bảng biểu iv
    Danh mục hình vẽ v
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I : Cơ sở lý luận về thiết kế và tổ chức giao thông tại nút giao thông đồng mức 4
    1.1. Khái niệm nút giao thông. 4
    1.2. Phân loại nút giao thông. 4
    1.3. Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản khi thiết kế nút giao thông đồng mức. 5
    1.3.1. Các yêu cầu khi thiết kế nút giao thông đồng mức. 5
    1.3.2.Các nguyên tắc khi thiết kế 5
    1.4. Đặc điểm giao thông tại nút đồng mức 7
    1.4.1. Đặc điểm dòng xe 7
    1.4.2. Tầm nhìn tại nút giao thông 7
    1.5. Đánh giá nút giao thông. 9
    1.5.1. Khả năng thông hành. 9
    1.5.2. Độ phức tạp của nút giao thông 9
    1.5.3. Độ nguy hiểm của nút giao thông 10
    1.5.4. Hệ số tai nạn tương đối ( Ka ). 11
    1.5.5. Kiểm tra năng lực phục vụ của nút giao thông 11
    1.6. Các chỉ tiêu kỹ thuật khi thiết kế nút giao thông đồng mức 12
    1.7 Các giải pháp tổ chức giao thông tại nút giao đồng mức 19
    1.7.1. Khái quát chung 19
    1.7.2. Tổ chức giao thông bằng đảo giao thông 20
    1.7.3. Tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu 24
    1.7.4. Một số giải pháp tổ chức giao thông để cải tạo nút giao đồng mức (ngã tư) 26
    Chương II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO LƯU LƯỢNG GIAO THÔNG QUA NÚT GIẢNG VÕ – CÁT LINH 30
    2.1. Khái quát giao thông vận tải đô thị Hà Nội 30
    2.1.1. Hiện trạng giao thông đường bộ. 30
    2.1.2. Hiện trạng phương tiện, vận tải và ATGT Hà Nội. 33
    2.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng tại nút giao Giảng Võ – Cát Linh. 35
    2.2.1. Vị trí, đặc điểm hình học của nút giao Giảng Võ – Cát Linh 35
    2.2.2. Lưu lượng giao thông qua nút trong giờ cao điểm 38
    2.3. Hiện trạng tổ chức giao thông tại nút 43
    2.4. Đánh giá hiện trạng tổ chức giao thông tại nút 46
    2.5. Dự báo lưu lượng giao thông qua nút Giảng Võ – Cát Linh 47
    2.5.1. Phương pháp dự báo lưu lượng giao thông 47
    2.5.2. Dự báo lưu lượng giao thông qua nút Giảng Võ – Cát Linh trong 5 năm tiếp theo( 2009-2014) 48
    CHƯƠNG III 52
    ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CẢI TẠO VÀ TỔ CHỨC GIAO THÔNG TẠI NÚT GIAO THÔNG GIẢNG VÕ – CÁT LINH 52
    3.1. Cơ sở xây dựng phương án cải tạo và tổ chức giao thông tại nút. 52
    3.2. Phương án cải tạo và tổ chức giao thông tại nút Giảng Võ – Cát Linh. 56
    3.2.1. Thiết kế chu kỳ đèn tín hiệu nút Giảng Võ – Cát Linh 56
    3.2.2. Thiết kế cải tạo lại nút để đáp ứng lưu lượng đến năm tương lai thứ 5. 67
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Giao thông vận tải là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả đất nước nói chung và của một đô thị nói riêng. Hiện nay cùng với sự phát triển lớn mạnh của kinh tế- xã hội thì nhu cầu đi lại cũng như số lượng phương tiện tăng lên một cách mạnh mẽ. Trước thực tế đó thì hiện trạng ở các đô thị nói chung và Hà Nội nói riêng vấn đề ách tắc giao thông đang diễn ra hàng ngày trên các con đường và các nút giao thông , điều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất an toàn giao và là nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Hầu hết các giao lộ hiện nay đều là nút cùng mức,hệ thống điều khiển bằng đèn tín hiệu thiết kế chưa phù hợp bên cạnh đó nhiều nút do một số điều kiện khác nhau mà chưa có được chiều rộng cũng như bố trí phân luồng hợp lý. Đây là nguyên nhân làm hạn chế tốc độ của phương tiện khi tham gia giao thông gây ách tắc và tai nạn giao thông. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cải tạo thiết kế nút giao thông đô thị đang đặt ra như một vấn đề cấp bách.
    Hiện nay chính phủ và ngành GTVT đã và đang có nhiều chiến lược, chính sách và biện pháp để cải thiện tình hình ùn tắc ở các nút giao chính trong phạm vi thành phố. Tuy nhiên từ việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp đến thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong điều kiện dòng giao thông phức tạp như ở thủ đô Hà Nội với chủ yếu là xe máy thì việc đưa ra các giải pháp để thiết kế và cải tạo nút là vấn đề cần phải được xem xét và giải quyết một cách chặt chẽ có khoa học.
    Nút giao thông Giảng Võ- Cát Linh là nút giao có lưu lượng phương tiện thông qua rất lớn. Cùng với sự hoạt động của dòng phương tiện chủ yếu là xe máy thì nút giao này có sự thông qua của 11 tuyến xe buýt lớn, trung bình. Vào giờ cao điểm sự quá tải của nút đã được thể hiện một cách rõ rệt ở chiều dài hàng chờ của các phương tiện trên các đường đi vào nút đặc biệt là trên đoạn từ Cát Linh và Liễu Giai vào nút. Hiện nay cùng những điểm chưa hợp lý về điều khiển thì một vấn đề lớn ảnh hưởng đến sự lưu thông của nút đó là cấu trúc hình học của tổng thể nút. Việc tổ chức giao thông tại nút vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy em chọn đề tài thiết kế và cải tạo nút giao này là để áp dụng những kiến thức đã được đào tạo trong nhà trường cùng với kiến thức tiếp thu được trong thực tế nhằm có thể góp phần vào việc cải thiện được tình hình thực tế đang diễn ra.
    2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    a . Đối tượng nghiên cứu:
    - Hiện trạng hình học nút giao thông.
    - Nghiên cứu hiện trạng tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu tại nút.
    - Hình dạng kỹ thuật của nút.
    - Lưu lượng thông qua của nút.
    - Mức độ nguy hiểm của nút.
    b. Phạm vi nghiên cứu:
    - Nghiên cứu nút giao thông có điều khiển bằng đèn tín hiệu: Cụ thể là nút giao thông: Giảng Võ – Cát Linh.
    3. Mục đích, mục tiêu của đề tài
    a. Mục đích:
    Nghiên cứu và đề xuất phương án cải tạo, thiết kế nút giao:Giảng Võ- Cát Linh sao cho phù hợp với thực tế cũng như đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai.
    b. Mục tiêu nghiên cứu:
    - Xác định hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ của thành phố Hà Nội.
    - Điều tra hiện trạng nút giao thông, xác định khả năng thông hành của nut, xác định mức độ nguy hiểm của nút, điều tra nhận xét, đánh giá của người dân xung quanh nút, người tham gia giao thông tại nút.
    - Đề xuất phương án tổ chức giao thông tại nút.
    + Dự báo lưu lượng tham gia giao thông tại nút trong tương lai
    + Đề xuất phương án tổ chức giao thông tại nút
    + Xác định không gian và diện tích thích hợp cho nút.
    + Đề xuất các giải pháp thực hiện.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Sử dụng tài liệu sẵn có về nút giao thông: Thiết kế nút giao, tổ chức giao thông tại nút, thiết kế đèn tín hiệu
    - Khảo sát thu thập số liệu tại hiện trường
    + Bố trí nhân lực điều tra lưu lượng giao thông qua nút vào giờ cao điểm.
    + Bố trị nhân lực, điều tra nhận xét của người dân sống xung quanh nút, người tham gia giao thông tại nút, từ đó nhìn ra những vấn đề cần cải tạo nút.
    - Xử lý và phân tích số liệu
    + Sử dụng một số phần mềm cần thiết, phục vụ cho công tác xử lý số liệu, thiết kế hình dạng nút, viết báo cáo
    5. Nội dung chính của đồ án tốt nghiệp


    CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về cải tạo thiết kế nút giao thông đồng mức.
    CHƯƠNG 2: Đánh giá hiện trạng và dự báo lưu lượng vận tải qua nút Giảng Võ –Cát Linh.
    CHƯƠNG 3: Đề xuất phương án thiết kế cải tạo và tổ chức giao thông tại nút giao thông Giảng Võ – Cát Linh.
    Kết luận và kiến nghị.
    Do thời gian thực hiện đồ án có hạn và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên đồ án của em không thể tránh được có những thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thày cô để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
    Cô giáo, Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tú, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án, giúp đỡ em tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc để có thể hoàn thành tốt đồ án này.
    Đồng thời, em vô cùng biết ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cả về vật chất lẫn tinh thần, động viên em trong suốt thời gian làm đồ án.
    Và cuối cùng, cảm ơn các bạn trong lớp Quy hoạch đã ủng hộ, chia sẻ tài liệu cũng như giúp đỡ thu thập các số liệu, phục vụ cho quá trình nghiên cứu thực hiện đồ án.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...