Thạc Sĩ Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất Lâm nông nghiệp xã Mỹ Lương – huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ g

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội xã Mỹ Lương.

    1. Đặc điểm tự nhiên.
    1.1 Vị trí địa lý.
    Xã Mỹ Lương là một xã miền núi nằm ở phía bắc huyện Yên Lập cách trung tâm huyện Yên Lập 22km địa hình đồi núi xen lẫn ruộng nên việc sản xuất gặp nhiều khó khăn, xã có vị trí địa lý từ.
    - Phía bắc giáp xã Mỹ Lung và xã Vô Tranh huyện Hạ Hòa.
    - Phía nam giáp xã Trung Sơn và Xuân An.
    - Phía đông giáp xã Lương Sơn.
    - Phía tây giáp tỉnh Yên Bái.
    1.2 Địa hình, địa mạo.
    Là một xã miền núi đồi gò chiếm 3/4 tổng diện tích tự nhiên địa hình không đồng nhất và có 2 loại địa hình:
    - Địa hình đồi gò là nơi tập trung khu dân cư và đồi núi.
    - Địa hình bằng trũng chủ yếu là đất lúa và mặt nước.
    Độ cao trung bình biến động từ 397.4 m, độ dốc trung bình 25 - 30[SUP]0[/SUP]
    Đặc điểm địa hình ảnh hưởng nhiều tới việc bố trí sản xuất, phát triển giao thông trên địa bàn, cũng như quy hoạch xây dựng.
    1.3 Địa chất, thổ nhưỡng.
    Đất đai trong xã được hình thành từ một số nhóm đá mẹ: Nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô, nhóm đá phiến thạch sét với 2 loại đất chính :
    - Đất phù sa trung tính ít chua, đây là loại đất tốt, độ phì tự nhiên ở mức trung bình khá, thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng.
    - Đất glay sẫm màu cơ giới nhẹ, phân bố ở địa hình thấp, trũng lầy hay dộc ruộng trong các khe núi, đất có phản ứng chua đến trung tính, chất hữu cơ tổng số ở tầng mặt từ khá đến giàu.
    1.4 Khí hậu.
    Nằm trong vùng Đồi trung du Bắc bộ nên khí hậu của xã mang những nét đặc trưng của khí hậu Trung du Bắc bộ với 2 mùa rõ rệt: Mùa khô lạnh và hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa mưa nóng và ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm.
    Theo số liệu quan trắc nhiệt độ trung bình hàng năm của vùng là 23-24[SUP]0[/SUP]c và thấp nhất > 3[SUP]0[/SUP]c kèm theo băng giá và sương muối nhưng mức độ nhẹ và ít xảy ra.
    - Lượng mưa trung bình hàng năm là 1800 mm. Mưa thất thường, năm mưa nhiều nhất có tới 6 tháng mưa lớn, năm mưa ít chỉ có 1-2 tháng. Tổng lượng mưa nhiều nhất là 2250 mm, thấp nhất là 1650 mm.
    - Độ ẩm trung bình là 85,5%, thấp nhất là 24% và cao nhất 92%.
    Nhìn chung điều kiện tự nhiên ở đây có những hạn chế nhất định gây nhiều bất lợi cho đời sống – kinh tế của nhân dân trên địa bàn.
    1.5 Thuỷ văn.
    Trên địa bàn xã Mỹ Lương có các con suối và nước mặt hồ đầm là nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của nhân dân và sản xuất, ngoài ra nguồn nước được khai thác sử dụng thông qua hệ thống giếng khơi, giếng khoan. Nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu nước dự trữ ở các hồ đập và nguồn nước tự nhiên.
    3.1.1.6 Các nguồn tài nguyên.
    - Tài nguyên đất
    Tổng diện tích tự nhiên của xã Mỹ Lương là 3.849 ha chia thành các loại đất:
    - Đất nông nghiệp 3.562,10 ha, chiếm 92.55% đất tự nhiên, trong đó.
    + Đất sản xuất nông nghiệp 722.97 ha chiếm 30,30% đất nông nghiệp.
    + Đất lâm nghiệp 2.804,07 ha chiếm 78,72% đất nông nghiệp.
    + Đất nuôi trồng thủy sản 35,06 ha chiếm 0,98% đất nông nghiệp.
    -Đất phi nông nghiệp 173,35 ha chiếm 4,5% đất tự nhiên.
    + Đât ở 46,36 ha chiếm 26,74% đất phi nông nghiệp.
    + Đất chuyên dùng 86,42 ha chiếm 49,85% đất phi nông nghiệp.
    + Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5,69 ha chiếm 3,28% đất phi nông nghiệp.
    + Đất sông suối và mặt nước chuyên dung 34,74 ha chiếm 20,04% đất phi nông nghiệp.
    -Đất chưa sử dụng 113,55 ha chiếm 2,95% diện tích đất tự nhiên.
    + Đất bằng chưa sử dụng 3,6 ha chiếm 3,17% đất chưa sử dụng.
    + Đất đồi núi chưa sử dụng 106,45 ha chiếm 93,74% đất chưa sử dụng.
    + Đất núi đá không có rừng cây 3,6 ha chiếm 3,17% đất chưa sử dụng.
    - Tài nguyên nước.
    Tài nguyên nước của xã bao gồm 2 nguồn chính:
    -Nguồn nước mặt: Là diện tích mặt nước từ Ngòi Lao, Ngòi Ngà, Ngòi Thiểu, Ngòi Rùa, ao hồ đập như AO Rành, Ao cây sống, Ao Song , mặt nước chuyên dùng, cung cấp nguồn nước mặt trên địa bàn xã tương đối dồi dào, hàng năm được phân bổ thường xuyên từ lượng mưa cao, nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp nước phục vụ sản xuất các ngành kinh tế.
    -Nguồn nước ngầm: Là nguồn nước để khai thác và sử dụng phục vụ chủ yếu đời sống sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay nguồn nước ngầm đang được khai thác thông qua hình thức giếng khơi, giếng khoan. Tuy nhiên cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý để tránh thiếu nước vào mùa khô hạn.
    - Tài nguyên rừng.
    Tài nguyên rừng của xã khá phong phú, tổng diện tích đất lâm nghiệp 2804,07 ha trong đó:
    + Đất rừng sản xuất: 978,07 ha.
    + Đất rừng phòng hộ: 1826,00 ha.
    Ngoài ra rừng còn có vai trò trong việc cung cấp nguồn lâm sản cho xây dựng cơ bản, nguồn chất đốt cho nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế quá trình rửa trôi, xói mòn đất.
    1.7 Thực trạng môi trường.
    Xã có diện tích rừng tương đối lớn, bao phủ trên các triền núi kết hợp với các con suối tự nhiên chảy qua các cánh đồng dọc theo thung lũng tạo nên một môi trường tự nhiên tương đối sạch. Môi trường chưa bị ô nhiễm, tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và dân số của cộng đồng, vấn đề môi trường luôn cần phải được quan tâm trú trọng hơn nữa. Các hoạt động của cộng đồng về xây dựng môi trường được chú trọng bao gồm hoạt động thu gom, xử lý rác thải, làm chuồng trại hợp vệ sinh, rãnh thoát nước, hố xử lý nước thải trong thôn xóm và việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông lâm nghiệp phải theo đúng quy định nhằm bảo vệ môi trường đất đai.
    Việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên cần được hết sức quan tâm, đặc biệt nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.
    2. Điều kiện kinh tế xã hội xã Mỹ Lương.
    Hiện tại, nền kinh tế xã Mỹ Lương chủ yếu vẫn là nông nghiệp. Các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của xã chưa phát triển, chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ buôn bán nhỏ.
    2.1 Tăng trưởng kinh tế.
    - Tổng giá trị sản xuất đạt 25.281,8 triệu đồng tăng 10% so với năm 2010.
    - Tổng sản lượng lương thực đạt 2.715,4 tấn đạt 99.7% kế hoạch và tăng 8,3% so với năm 2010.
    -Bình quân lương thực trên đầu người đạt 488,6 kg/người/năm tăng 7,6% so với năm 2010.
    - Thu nhập bình quân trên 1 ha đất canh tác đạt 47,9 triệu đồng tăng 8,1% so với năm 2010.
    - Giá trị sản xuất bình quân ( theo giá thực tế ) đạt 8,3 triệu đồng tăng 7% so với năm 2010.
    Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Lương, nền kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực. Bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi đáng kể, với phương châm trong thời gian tới là tiếp tục phát triển đa dạng hoá các ngành nghề, chú trọng đến phát triển thương mại dịch vụ đáp ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong xã.
    2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
    Mỹ Lương là xã miền núi của huyện Yên Lập chủ yếu dân số sống bằng nghề nông – lâm nghiệp, do đó sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng trong những năm qua có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển kinh tế chung của toàn xã.
    Tuy nhiên do tác động của nền kinh tế thị trường: Giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất và tiêu dùng tăng cao, không ổn định, trình độ lao động thấp, tập quán canh tác độc canh cây lúa chưa thực sự xóa bỏ nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã tuy đúng hướng nhưng vẫn còn chậm và chưa vững chắc.
    2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.
    a. Dân số, lao động, việc làm.
    Theo thống kê, dân số của xã Mỹ Lương là 1.436 hộ, với 5.837 nhân khẩu phân bố ở 16 khu hành chính với 3.520 lao động trong đó tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ở xã 2.816 người chiếm tỷ lệ 80%, tỷ lệ tăng dân số năm 2010 là 1,4% .
    Như vậy tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của xã khá cao, song trình độ chuyên môn của các lao động không đồng đều, hiệu quả sử dụng lao động chưa cao. Bên cạnh đó tình trạng lao động nông nhàn vẫn còn nhiều. Hàng năm xã chú trọng đến công tác này bằng cách tạo điều kiện cho đi xuất khẩu lao động, đi làm xa trong lúc nông nhàn và chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.
    b. Thu nhập và đời sống.
    Trong những năm qua cùng với việc thực hiện một số chương trình phát triển kinh tế hộ gia đình kết hợp với phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ trên địa bàn. Tổ chức tốt các chương trình xóa đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách xã hội cho người có công. Vì thế đời sống nhân dân đã dần được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng thêm.
    2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
    a. Hệ thống giao thông.
    Xã có 6,5 km đường giao thông bao gồm quốc lộ, tỉnh lộ, đường trục xã, giao thông nông thôn, đường chuyên dùng. Cầu có 5 chiếc với tổng chiều dài 55m và 8 đập tràn, ngầm với tổng chiều dài 264,79 km. Bên cạnh đó số km đường trục xã, đường trục thôn, xóm, đường ngõ, xóm và đường chính nội đồng là:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...