Thạc Sĩ Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho Ban quản lý rừng phòng hộ tại thị trấ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
    PHẦN I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
    1.1. Trên thế giới 3
    1.1.1. Qui hoạch vùng lãnh thổ. 3
    1.1.2. Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp. 4
    1.2. Tại Việt Nam 6
    1.2.1. Quy hoạch vùng chuyên canh. 6
    1.2.2. Quy hoạch lâm nghiệp. 7
    PHẦN II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu. 15
    2.1.1. Về mặt lý luận. 15
    2.1.2. Về mặt thực tiễn. 15
    2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 15
    2.2.1 Đối tượng nghiên cứu: 15
    Các mô hình sử dụng đất và tài nguyên rừng ở thị trấn Tân Kỳ, Nghệ An. 15
    2.2.2 Phạm vi nghiên cứu: 15
    2.3. Nội dung nghiên cứu. 15
    2.3.1. Điều tra điều kiện cơ bản của Ban quản lý. 15
    2.3.2. Đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sản xuất lâm nghiệp của Ban quản lý 15
    2.3.3. Đề xuất phương án quy hoạch phát triển lâm nghiệp. 15
    2.4. Phương pháp nghiên cứu. 16
    2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu. 16
    2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu. 17
    PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
    3.1 Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu. 19
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên. 19
    3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 22
    3.2 Thực trạng quản lý đất đai và sản suất lâm nghiệp trên địa bàn. 23
    3.2.1 Thực trạng quản lý sử dụng đất 23
    3.2.2. Thống kê diện tích và trữ lượng các loại rừng. 29
    3.2.3. Tình hình sản suất lâm nghiệp của Ban quản lý rừng phòng hộ. 30
    3.3. Đề xuất quy hoạch phát triển sản xuất Lâm Nghiệp. 35
    3.3.1. Cơ sở pháp lý để xây dựng quy hoạch. 35
    3.3.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển lâm nghiệp BQL Tân Kỳ giai đoạn 2012-2020. 39
    3.3.3. Quy hoạch sử dụng đất đai tài nguyên rừng cho BQL. 44
    3.3.4. Quy hoạch các biện pháp kinh doanh. 45
    3.3.5. Nhu cầu đầu tư và hiệu quả của phương án. 55
    3.3.6. Đề xuất một số giải pháp thực hiện. 58
    PHẦN IV KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ 62
    4.1. Kết luận. 62
    4.2. Tồn tại 63
    4.3. Khuyến nghị 63
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD]Từ viết tắt
    [/TD]
    [TD]Diễn giải
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]BNN
    [/TD]
    [TD]Bộ nông nghiệp
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]BQL
    [/TD]
    [TD]Ban quản lý
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]BTNMT
    [/TD]
    [TD]Bộ tài nguyên môi trường
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CP
    [/TD]
    [TD]Chính phủ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]HDND
    [/TD]
    [TD]Hội đồng nhân dân
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Quyết định
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]QSD
    [/TD]
    [TD]Quyền sử dụng
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tg
    [/TD]
    [TD]Thủ tướng
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KHKT
    [/TD]
    [TD]Khoa học kỹ thuật
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

    Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai BQL rừng phòng hộ. 25
    Bảng 3.2: Thống kê diện tích và trữ lượng các loại rừng. 29
    Bảng 3.3 Diễn biến tài nguyên rừng BQL giai đoạn 2008-2011. 31
    Bảng 3.4 : Chỉ tiêu phát triển lâm nghiệp huyện giai đoạn 2010-2020. 43
    Bảng 3.5. Quy hoạch sử dụng đất của BQL giai đoạn 2012 – 2020. 44
    Bảng 3.6: Kế hoạch sản xuất từ năm 2012 - 2020. 46
    Bảng 3.7 : Tiến độ thực hiện cho trồng và chăm sóc rừng giai đoạn 2012 – 2020. 49
    Bảng 3.8. Tiến độ thực hiện và vốn đầu tư cho biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng giai đoạn 2012 - 2020. 50
    Bảng 3.9 : Tiến độ bảo vệ rừng giai đoạn 2012 – 2020. 52
    Bảng 3.10 : Tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận khai thác cho 1m[SUP]3[/SUP] gỗ. 52
    Bảng 3. 11: Tiến độ thực hiện, chi phí và doanh thu cho hoạt động khai thác gỗ. 53
    Bảng 3.12: Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất 55
    Bảng 3.13:Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của BQL 56



    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    Biểu 3.1. Biểu đồ sử dụng đất với các loại rừng. 27



    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trong thời gian qua, rừng và đất rừng của Việt Nam đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng, nạn khai thác rừng trái phép, đốt nương làm rẫy làm cho môi trường sinh thái bị huỷ hoại, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng. Vì vậy mà việc quản lý, bảo vệ, khôi phục lại và phát triển tài nguyên rừng, phấn đấu hạn chế và tiến tới chấm dứt nạn phá rừng, nâng cao độ che phủ của rừng là mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới.
    Hiện nay, vai trò của rừng nói riêng hay ngành lâm nghiệp nói chung không những được đánh giá ở khía cạnh kinh tế thông qua những sản phẩm trước mắt thu được từ rừng mà còn tính đến những lợi ích to lớn về môi trường. Sự tác động đến rừng và đất rừng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nghề rừng và sự phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực có rừng mà còn tác động nhiều mặt đến khu vực phụ cận cũng như nhiều ngành sản xuất khác. Do vậy, để quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững và lâu dài, việc xây dựng phương án qui hoạch hợp lý là yêu cầu cấp thiết đối với các nhà quản lý.
    Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ thị trấn Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An qaunr lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp thuộc 12 xã thuộc miền núi của huyện Tân Kỳ. Trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng cũng như trong quản lý sử dụng rừng còn nhiều tồn tại, bất cập: Những diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã được giao, khoán ổn định lâu dài theo quy định của Nhà nước sử dụng kém hiệu quả, năng suất và chất lượng rừng chưa cao, tình trạng khai thác rừng trái phép vẫn diễn ra. Công tác quy hoạch phân chia ba loại rừng chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, việc sử dụng rừng chưa đúng mục đích. Những tồn tại này làm cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc lập kế hoạch và triển khai một phương án quy hoach lâm nghiệp hợp lý, có cơ sở khoa học sẽ góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân địa phương, thực hiện xoá đói giảm nghèo và đưa kinh tế xã hội của huyện, hoà nhập với tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là hết sức cần thiết.
    Xuất phát từ thực tiễn, góp phần vào công tác nghiên cứu, xây dựng phương án quy hoạch để phát huy vai trò của Ban quản lý tôi thực hiện đề tài: “ Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho Ban quản lý rừng phòng hộ tại thị trấn Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...