Tài liệu Đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý di tích ở lễ hội Chùa Hương

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý di tích ở lễ hội Chùa Hương

    Chương 1: Tổng quan về lễ hội Chùa Hương.
    1.1 Lịch sử vùng đất.
    Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn là một xã thuộc huyện Mỹ Đức cách trung tâm thủ đô Hà Nội 60 km về phía Nam và cách trung tâm huyện Mỹ Đức 10 km về phía Đông Nam, Phía Bắc giáp xã An Tiến, huyện Mỹ Đức; Phía Đông giáp tỉnh Hà Nam; Phía Tây và Nam giáp tỉnh Hoà Bình.
    Hương Sơn mang đặc điểm khí hậu miền nhiệt đới gió mùa, thuộc vùng khí hậu nóng quanh năm có khả năng nhận bức xạ lớn, địa hình nơi đây chủ yếu là hệ thống núi và cao nguyên đá vôi, có nhiều dãy núi đa dạng, hang động kì bí phong cảnh hùng vĩ có giá trị thắng cảnh. Thêm vào đó trên địa bàn có 3 con suối bắt nguồn từ khối núi Hương Sơn là: Suối Yến, suối Long Vân; suối Tuyết Sơn và theo luồng chảy ra sông Đáy; 3 con suối này tạo nền, làm tăng vẻ đẹp của khu di tích, đồng thời cũng là cơ sở phục vụ cho giao thông đường thuỷ trong nội bộ khu vực đặc biệt trong mùa lễ hội.
    Nhìn chung Chùa Hương cách trung tâm Hà Nội không xa, trên trục đường giao thông thuận tiện nên có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển, là nơi có tiềm năng tài nguyên du lịch dồi dào, nếu được đầu tư thích đáng và phát triển hợp lý, chắc chắn nơi đây sẽ là điểm du lịch hấp dẫn của nước ta và nổi tiếng trên thế giới.
    1.2 Vài nét về lịch sử lễ hội Chùa Hương.
    Theo truyền thuyết thì ở vùng “ linh sơn phúc địa ” này vào thế kỷ đầu Công nguyên đã có công chúa Diệu Thiện – tục gọi là bà Chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vào đây tu hành và đắc đạo. Phật thoại kể lại rằng : Ngài giáng sinh vào ngày 19 tháng Hai âm lịch. Do đó, các tín đồ phật tử ViệtNam đều kỷ niệm ngày đó là ngày Khánh Đản. Người phát hiện ra khu Phật tích này đầu tiên là ba vị Hòa thượng thời Lê Thánh Tông thế kỷ XV, nhưng đến niên hiệu Chính Hòa năm thứ 7 (1686) khi hòa thượng Trần Đạo Viên Quang về đây tái thiết Thiên Trù mới vận động nhân dân và phật tử tổ chức lễ khánh đản Phật Bà Quan Âm vào ngày 19 Tháng hai Âm lịch hàng năm.
    Đến thời Đại sư Thông Lâm thì hội Chùa Hương được tổ chức vào hai ngày 18 – 19 tháng hai âm lịch. Trải qua 11 đời tổ sư trụ trì khu phật tích Hương Sơn ngày một phát triển và được du khách cả nước và quốc tế biết tới. Hiện nay kế đăng là đại đức Thích Minh Hiền, trụ trì đời thứ 12 Tùng Lâm Hương Tích. Nhìn chung, khu phật tích Hương Sơn là Đạo Tràng Quán Thế Âm có bề dày truyền thống lớn nhất Việt Nam. Thuở xưa, làng Yến Vĩ nay thuộc xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức Hà Nội là làng sở tại, hàng năm ngày vào ngày mồng 6 Tết thường làm lễ mở cửa rừng gọi là “ tế khai sơn ” tại đền Ngũ Nhạc ( cửa ngõ của Chùa Hương ). Nhưng ông cha ta ngày xưa thường có quan niệm “ mùa xuân là mùa dạo chơi non nước ” nên các tao nhân mặc khách thường bơi thuyền chống gậy thăm cảnh rải rác từ tháng Giêng cho tới cuối tháng Ba.
    Đến năm Bính Thân, niên hiệu Thành Thái năm thứ 8 (1896) khu phật tích Hương Sơn mới chính thức mở hội lớn vào tháng Giêng và tháng Hai Âm lịch. Rồi từ đó trong cảnh non xanh nước biếc “ tiểu sơn lâm mà có đại kỳ quan ” này số lượng người đi chảy hội cứ mỗi năm một tăng. Những năm gần đây hội Chùa Hương đã đón hơn một triệu lượt khách tham quan du lịch. Người chưa đi thì mong mỏi sẽ được đi, người đi rồi vẫn muốn tiếp tục đi nữa vì say mê “ hương trời sắc núi, cảnh bụt bầu Tiên ”. Có những nghệ sĩ đã nhiều lần đến Chùa Hương mà còn muốn đi nữa.
    1.3 Miêu tả diễn trình lễ hội.
    Hằng năm, đến ngày mùng 6 tháng Giêng, Nhà chùa cùng dân làng Yến Vỹ phối hợp với Sở Văn hóa Hà Tây, Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức và Ban quản lý di tích thắng cảnh Hương Sơn tổ chức lễ hội chùa Hương. Vào ngày này, lễ hội gồm có hai phần : phần lễ và phần hội.
    Phần lễ là những lễ thức liên quan đến cúng tế ở Đền Trình ( Ngũ nhạc ) và Chùa Thiên Trù, phần hội có múa tứ linh, hát chèo, hát trầu văn, kể hạnh là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian hết sức sinh động.
    Xưa hội Chùa Hương thường mở sau ngày lễ hội khai sơn của hai làng Yến Vỹ và Yên Bình vào ngày mùng 6 tháng Giêng. Làng Yến Vỹ làm lễ khai sơn tại đền Ngũ nhạc, thờ sơn thần là ông Hổ một tín ngưỡng thờ vật thiêng của cư dân vốn làm nghề khai thác lâm sản, sau dần sang cả cư dân làm canh tác nông nghiệp mà ngày nay ta thường thấy dưới ban trong đền, điện, phủ có thờ quan Ngũ dinh ( Quan ngũ hổ ). Trải qua các lớp thời gian, đền Ngũ nhạc đã thờ một vị thần tên là Hùng Lang, con ông Hùng An – một vị tướng thời Hùng Vương có công dẹp giặc Ân, trừ bạo cho nước. Còn làng Yên Bình làm lễ mở cửa rừng ở Đền Hạ cũng thờ Sơn thần. Lễ khai sơn vốn là nghi lễ nông nghiệp của người Việt cổ tạ Thần núi, tạ bà Chúa rừng ( chúa sơn lâm ) mong trong năm làm ăn may mắn, tránh được ma tà, thú dữ.
    Trong ngày lễ này, mâm lễ của làng Yến Vỹ, ngoài trầu cau, rượu, tiền vàng, xôi còn có một thủ lợn cạo sạch, để sống, còn mâm lễ làng Yên Bình là con chó đen dược thui vàng tiến lễ sơn thần. Sau những nghi thức cúng lễ, mỗi làng cử một bô lão có uy tín trong làng, gia đình toàn song, nhà không có tang thay mặt dân làng cầm dao đi ra phía sau đền đó chặt một số cành cây, dây leo “lấy phép”. Kể từ đó, người dân mới chính thức vào rừng. Lễ hội Chùa Hương từ sau ngày Rằm tháng Giêng mới có người đến chấp lễ.
    Duyên may cho ai đi lễ vào ngày khai hội mùng 6 tháng Giêng sẽ được thỏa mình chiêm ngưỡng cảnh múa rồng phượng, rùa, lân của các bậc thượng võ làng Yến Vỹ, Đục Khê, Hội Xá, Phú Yên biểu diễn múa rồng trên thuyền đi từ đền Trình trên suối Yến vào chùa Thiên Trù. Tiết mục múa rồng không chỉ mang ý nghĩa tăng thêm phần không khí cho ngày hội mà còn tái hiện lại cảnh giao hòa giữa trời (rồng) và đất (con người); giữa âm (rùa) và dương (phượng); giữa núi (lân) và nước (rồng) là nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa – một tín ngưỡng cầu mưa của cư dân canh tác nông nghiệp của các dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.
     
Đang tải...