Thạc Sĩ Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi cô

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/5/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG Ở
    NƯỚC TA HIỆN NAY . 3
    1.1. Vai trò của quản lý dự án xây dựng . 3
    1.1.1. Khái niệm về quản lý dự án xây dựng 3
    1.1.2. Vai trò của quản lý dự án xây dựng 3
    1.1.3. Nội dung quản lý dự án xây dựng 3
    1.1.4. Quy trình quản lý dự án xây dựng 3
    1.2. Tình hình quản lý dự án xây dựng ở nước ta hiện nay 3
    1.2.1. Quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng . 3
    1.2.2. Những bất cập trong công tác quản lý dự án xây dựng . 5
    1.2.3. Kinh nghiệm quản lý từ một số quốc gia . 8
    1.3. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công . 10
    1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng . 10
    1.3.2. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng 11
    1.3.3. Sự cố chất lượng công trình xây dựng 12
    Kết luận chương 1 . 22
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
    LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN THI CÔNG 23
    2.1. Công tác đấu thầu xây dựng . 23
    2.1.1. Quy định chung . 23
    2.1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu . 23
    2.1.3. Phương thức lựa chọn nhà thầu . 24
    2.1.4. Kế hoạch và quy trình lựa chọn nhà thầu 26
    2.1.5. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, xét duyệt trúng thầu. . 27
    2.2. Cơ sở pháp lý trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng 30 2.2.1. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa Chủ đầu
    tư với Ban quản lý dự án hoặc Tư vấn quản lý dự án . 30
    2.2.2. Chỉ dẫn kỹ thuật 30
    2.2.3. Phân cấp các loại công trình xây dựng . 31
    2.2.4. Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng, phân cấp sự cố công trình
    trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử dụng công trình. 31
    2.2.5. Sự cố công trình trong thi công và khai thác sử dụng . 33
    2.3. Khống chế chất lượng trong giám sát thi công 33
    2.3.1. Chất lượng và chất lượng thi công công trình 33
    2.3.2. Hệ thống đảm bảo chất lượng thi công . 34
    2.3.3. Khống chế chất lượng giai đoạn chuẩn bị thi công . 36
    2.3.4. Khống chế chất lượng vật liệu, cấu kiện . 40
    2.3.5. Khống chế chất lượng quá trình thi công 40
    2.3.6. Đánh giá chất lượng nghiệm thu hoàn công . 44
    2.3.7. Xử lý khuyết tật chất lượng công trình giai đoạn bảo hành 47
    Kết luận chương 2 . 48
    CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY
    DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG CHO DỰ ÁN DI CHUYỂN, NÂNG
    CẤP TRẠM BƠM ĐAN HOÀI 49
    3.1. Giới thiệu về dự án di chuyển, nâng cấp trạm bơm Đan Hoài . 49
    3.1.1. Tổng quát 49
    3.1.2. Giải pháp kỹ thuật . 51
    3.2. Tổ chức đấu thầu dự án 53
    3.2.1. Công tác đấu thầu 53
    3.2.2.Chuẩn bị đấu thầu . 54
    3.2.3. Các tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu 56
    3.3. Nội dung và nhiệm vụ của tư vấn giám sát 60
    3.3.1. Giám sát chất lượng thi công bê tông . 61
    3.3.2. Giám sát chất lượng trong thi công đất . 73 3.3.3.Giám sát thi công móng cọc . 78
    3.4. Hệ thống quản lý chất lượng công trình . 83
    3.4.1. Đối với Chủ đầu tư 83
    3.4.2. Đối với đơn vị tư vấn 83
    3.4.3. Đối với doanh nghiệp xây dựng 84
    3.4.4. Đối với đơn vị Khảo sát xây dựng 86
    3.4.5. Đối với đơn vị Giám sát thi công xây lắp . 86
    Kết luận chương 3 . 88
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 89 1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hiện nay, các dự án đầu tư xây dựng công trình khi thiết kế, thi công được áp
    dụng nhiều tiêu chuẩn thiết kế và công nghệ thi công hiện đại. Các dự án có quy mô
    lớn, yêu cầu kỹ thuật cao đòi hỏi chất lượng xây dựng đảm bảo và sự hài lòng của
    khách hàng. Do vậy, quản lý dự án trở nên rất quan trọng.
    Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ở nước ta hiện nay, về cơ chế chính
    sách, pháp luật trong hoạt động xây dựng có một số điểm chưa phù hợp, về các tiêu
    chuẩn, quy chuẩn áp dụng còn chậm đổi mới gây khó khăn cho công tác quản lý, về
    năng lực của các đơn vị tham gia dự án còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến chất
    lượng của dự án khi hoàn thành.
    Trong giai đoạn thi công xây dựng công tác quản lý dự án cần đặc biệt quan
    tâm đến chất lượng công trình. Vai trò của các chủ thể tham gia dự án như: chủ đầu
    tư, cơ quan cấp phát vốn, nhà thầu thi công, đơn vị thiết kế, đơn vị giám sát, đơn vị
    sử dụng và giám sát nhân dân là rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng và
    hiệu quả của dự án.
    Để các dự án xây dựng công trình đảm bảo chất lượng, đặc biệt là ở giai đoạn
    thi công xây dựng, rất cần nghiên cứu về quản lý chất lượng xây dựng công trình.
    Xuất phát từ các vấn đề khoa học và thực tiễn đặt ra học viên đã chọn đề tài: Đề
    xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây
    dựng giai đoạn thi công cho dự án Di chuyển, nâng cấp trạm bơm Đan Hoài.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Đề xuất một số giải pháp tăng công tác quản lý chất lượng công trình xây
    dựng giai đoạn thi công cho dự án: Di chuyển, nâng cấp trạm bơm Đan Hoài, từ đó
    áp dụng các giải pháp quản lý chất lượng cho các dự án có quy mô tương tự.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp nghiên cứu sử dụng như: phương pháp quan sát khoa học,
    phương pháp điều tra, phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm, phương
    pháp kết hợp để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề được đặt ra. 2
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý dự án xây dựng công
    trình thủy lợi. Trong đó, chú trọng đến công tác quản lý chất lượng công trình xây
    dựng trong giai đoạn thi công.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu là dự án: Di chuyển, nâng cấp trạm bơm Đan Hoài,
    huyện Đan phượng, thành phố Hà Nội.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    5.1. Ý nghĩa khoa học
    Đề tài sẽ có những đóng góp nhất định trong việc quản lý các dự án xây
    dựng hiệu quả. Trong đó, đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý
    chất lượng công trình trong giai đoạn thi công.
    5.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu của đề tài, sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao
    năng lực của các đơn vị tham gia quản lý dự án. Đặc biệt là Tư vấn giám sát.
    6. Kết quả dự kiến đạt được
    - Đánh giá được thực trạng về quản lý dự án xây dựng hiện nay, chất lượng
    và công tác quản lý chất lượng công trình giai đoạn thi công.
    - Nêu ra những cơ sở khoa học trong công tác quản lý chất lượng công trình
    xây dựng giai đoạn thi công.
    - Đề xuất được một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng
    công trình giai đoạn thi công cho dự án: Di chuyển, nâng cấp trạm bơm Đan Hoài.
    - Tổng kết kết quả nghiên cứu của đề tài để nhân rộng mô hình, áp dụng cho
    các dự án xây dựng có đặc điểm và quy mô tương tự.



    3
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG
    Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
    1.1. Vai trò của quản lý dự án xây dựng
    1.1.1. Khái niệm về quản lý dự án xây dựng
    Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ
    chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án
    hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất
    lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra.
    1.1.2. Vai trò của quản lý dự án xây dựng
    Quản lý dự án giúp chủ đầu tư hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả
    những khía cạnh của dự án và khuyến thích mọi thành phần tham gia vào dự án đó
    nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với chi phí, chất lượng và
    thời gian như mong muốn ban đầu.
    1.1.3. Nội dung quản lý dự án xây dựng
    1. Quản lý kế hoạch (tổng thể) dự án.
    2. Quản lý chi phí và nguồn lực.
    3.Quản lý thời gian và tiến độ.
    4. Quản lý hợp đồng.
    5.Quản lý thi công xây lắp.
    6. Quản lý rủi ro của dự án.
    7. Quản lý vận hành dự án.
    1.1.4. Quy trình quản lý dự án xây dựng



    1.2. Tình hình quản lý dự án xây dựng ở nước ta hiện nay
    1.2.1. Quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng
    1.2.1.1. Hệ thống văn bản Luật:

    Hoạch
    định
    Lập kế
    hoạch
    Tổ chức
    thực
    hiện
    Quản

    Kết thúc
    đánh giá
    Kiểm
    soát 4
    1. Luật Xây dựng:
    Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 được xây dựng trong thời kỳ kinh tế tập
    trung bao cấp nên hiện nay, một số nội dung của luật không còn phù hợp với nền
    kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế. Để khắc phục hạn chế của Luật Xây dựng,
    dự thảo sửa đổi tới đây sẽ bổ sung thêm nhiều điều khoản mới như: điều chỉnh hoạt
    động đầu tư xây dựng, tăng cường kiểm soát, quản lý chất lượng xây dựng, đổi mới
    cơ chế quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng.
    2. Luật Đấu thầu:
    Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 bộc lộ một số bất cập làm nảy sinh tiêu cực
    trong quá trình đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất
    lượng công trình xây dựng. Hiện nay, Luật đấu thầu năm 2013 được công bố đã có
    nhiều thay đổi như: tạo cơ hội cho các nhà thầu cạnh tranh, quy trình lựa chọn nhà
    thầu cụ thể hơn, có nhiều phương pháp đánh giá, phân cấp trách nhiệm rõ ràng, quy
    định hành vi cấm và xử phạt theo hướng chặt chẽ hơn.
    3. Luật Đầu tư:
    Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 còn bất cập trong quá trình thực hiện đầu tư
    như: thủ tục đăng ký đầu tư, thẩm tra dự án đầu tư, cấp phép đầu tư, trách nhiệm
    quản lý Nhà nước về đầu tư. Nhiều địa phương chỉ quan tâm đến thu hút đầu tư, ít
    quan tâm đến chất lượng, hiệu quả của dự án. Dự thảo sửa đổi tới đây sẽ hứa hẹn
    nhiều thay đổi như: đơn giản hóa thủ tục hành chính, đảm bảo kinh doanh bình
    đẳng, tự do, tạo cơ hội nhiều hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và thúc đẩy đầu tư
    trong nước.
    1.2.1.2. Hệ thống văn bản dưới Luật:
    1. Nghị định 12/2009/NĐ-CP:
    Nghị định số12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã
    thực hiện phân cấp mạnh hơn về thẩm quyền quyết định đầu tư cho cấp huyện, xã
    thì việc quản lý và giám sát lại thiếu chặt chẽ. Mặt khác, sau khi phân bổ vốn, Chủ
    đầu tư có quyền thực hiện các công đoạn chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án, bản vẽ,
    phê duyệt đấu thầu, mời thầu nên thường xảy ra tình trạng thông đồng để đấu thầu
    thành công. 5
    2. Nghị định số 48/2010/NĐ-CP:
    Nghị định số 48/2010/NĐ-CP về hoạt động xây dựng có nhiều nội dung chưa
    phù hợp. Đó là việc chỉ áp dụng đối với các hợp đồng thuộc dự án sử dụng 30% vốn
    nhà nước trở lên; quy định giá hợp đồng trọn gói không được điều chỉnh gây khó
    khăn cho quá trình thực hiện; quy định về việc điều chỉnh giá hợp đồng theo đơn giá
    cố định và theo thời gian còn chưa phù hợp; quá trình thực hiện các loại hợp đồng
    theo đơn giá điều chỉnh việc kiểm tra, xác định giá vật tư, nguyên, nhiên vật liệu
    theo giá thị trường gặp nhiều khó khăn.
    3. Nghị định số 112/2009/NĐ-CP:
    Nghị định số 112/2009/NĐ-CP về quản lý chí phí đầu tư xây dựng công trình
    quy định chỉ được điều chỉnh tổng mức đầu tư khi điều chỉnh dự án là chưa phù
    hợp. Hệ thống định mức được công bố chưa đồng bộ, thiếu nhiều định mức công tác
    đặc thù, công nghệ ít được đổi mới gây vướng mắc trong thanh toán hoặc tranh
    chấp giữa chủ đầu tư với nhà thầu hoặc cơ quan thanh tra, kiểm tra; một số định
    mức chi phí tỷ lệ % quy định chưa phù hợp, đặc biệt trong lĩnh vực tư vấn đầu tư
    xây dựng và quản lý dự án.
    4. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP:
    Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về Quản lý chất lượng công trình xây dựng
    thay thế Nghị định 209/2005/NĐ-CP là hợp lý với tình hình của ngành xây dựng
    hiện tại. Một số nội dung mới, có tính chất đi sâu hơn về chất lượng công trình,
    đảm bảo việc quản lý chất lượng các công trình xây dựng cơ bản. Bộ xây dựng cũng
    đã ban hành Thông tư 10/2013/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 15/2013/NĐ-CP.
    1.2.2. Những bất cập trong công tác quản lý dự án xây dựng
    Công trình xây dựng là một sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng, được tạo
    thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị công trình được
    liên kết với đất, được xây dựng theo thiết kế. Hàng năm nguồn vốn đầu tư cho xây
    dựng chiếm khoảng 30% GDP. Vì vậy, chất lượng công trình xây dựng là vấn đề
    cần được hết sức quan tâm. 6
    Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật,
    chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình xây dựng, công nghiệp, giao thông,
    thủy lợi , đảm bảo chất lượng xây dựng. Bên cạnh những công trình đạt chất
    lượng cũng còn nhiều công trình chất lượng kém như: không đáp ứng được yêu cầu
    sử dụng, bị nứt, vỡ, lún sụt, thấm dột, phải sửa chữa, đổ sập , gây thiệt hại rất lớn
    đến tiền của và tính mạng con người. Nguyên nhân dẫn đến các công trình xây dựng công
    trình không đảm bảo chất lượng là do hệ thống quản lý của nhà nước trong hoạt động xây
    dựng còn nhiều bất cập và sự yếu kém trong công tác quản lý dự án xây dựng ở nước ta
    hiện nay. Cụ thể là:
    1.2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
    Giai đoạn đầu của dự án xây dựng là ý tưởng của người có quyền lực trong
    cơ quan nhà nước, hoặc một cá nhân, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp có khả năng
    góp hoặc huy động vốn vì lợi ích công và lợi ích tư đưa ra. Đây là vấn đề chủ quan
    nên có nhiều dự án đầu tư dàn trải, mục đích không rõ ràng, không phát huy hiệu
    quả. Ý tưởng sai dẫn đến dự án treo như “Các dự án Khu đô thị ở Hà nội đang còn
    dở dang và bỏ ngỏ”.
    1.2.2.2. Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi
    Giai đoạn này cần phân tích sự cần thiết đầu tư, dự kiến quy mô đầu tư, hình
    thức đầu tư, lựa chọn địa điểm xây dựng, phân tích lựa chọn phương án, xác định sơ
    bộ tổng mức đầu tư. Vai trò của Tư vấn là rất quan trọng. Hiện nay, bên cạnh những
    đơn vị tư vấn chất lượng vẫn còn nhiều đơn vị tư vấn năng lực hạn chế, chậm đổi
    mới, tính cạnh tranh thấp, dẫn đến chất lượng tư vấn đầu tư thấp. Các nhà thầu và
    nhà đầu tư chịu rủi ro cao.
    1.2.2.3. Giai đoạn nghiên cứu khả thi
    Giai đoạn này cần kiểm tra lại các những căn cứ, sự cần thiết đầu tư, hình
    thức đầu tư, phương án địa điểm, phương án giải phóng mặt bằng, giải pháp xây
    dựng, vốn, khả năng tài chính, tổng mức đầu tư, tiến độ dự án. Nhiều dự án chủ đầu
    tư chưa chú trọng đến tổng mức đầu tư, tổng tiến độ, phương án giải phóng mặt
    bằng, kế hoạch vốn dẫn đến dự án chậm tiến độ, tổng mức đầu tư phải điều chỉnh. 7
    1.2.2.4. Giai đoạn thiết kế
    Giai đoạn này là giai đoạn đưa ý tưởng dự án thành hiện thực, cần chú trọng
    trong khâu khảo sát, thiết kế. Nhiều Tư vấn không đủ năng lực vẫn nhận được hợp
    đồng dẫn đến các công trình thiết kế mắc lỗi như: khảo sát không kỹ càng, thiếu số
    liệu thống kê, thiết kế thiếu kinh nghiệm, không tuân thủ các tiêu chuẩn quy chuẩn,
    làm sai sót trong hồ sơ, thông đồng với chủ đầu tư gây thất thoát tiền của nhà nước,
    khó khăn trong quá trình thi công và quyết toán công trình.
    1.2.2.5. Giai đoạn đấu thầu
    Trong khâu lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư không đủ thông tin để đánh giá
    năng lực, kinh nghiệm nhà thầu. Các nhà thầu đua nhau đưa ra giá dự thầu thấp.
    Nhiều nhà thầu năng lực yếu kém, không đáp úng được yêu cầu vẫn thắng thầu dẫn
    đến quá trình thực hiện cắt giảm nhiều chi phí, thay đổi biện pháp thi công, bớt xén
    nhiều công đoạn, không thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, buông lỏng trong quản
    lý chất lượng và bằng mọi cách để hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận bất chấp sự
    an toàn của người lao động.
    1.2.2.6. Giai đoạn thi công
    Ở giai đoạn này, vấn đề đảm bảo chất lượng xây dựng phải luôn gắn liền với
    đảm bảo an toàn trong quá trình thi công. Ở nước ta, vấn đề này chưa coi trọng, đặc
    biệt là trong quản lý nhà nước, công tác thanh kiểm tra của cơ quan nhà nước còn
    buông lỏng. Khi công trình xảy ra sự cố liên quan đến an toàn trong thi công, chất
    lượng có vấn đề thì việc phân định trách nhiệm, xử lý vụ việc đối với các bên liên
    quan không rõ ràng.
    1. Lực lượng quản lý xây dựng còn mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu
    sự phối hợp trong thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa tổ chức
    thanh tra và cơ quan quản lý nhà nước. Quy định về chủ đầu tư cũng vậy, dù không
    đủ năng lực vẫn được giao làm chủ đầu tư công trình xây dựng, tất sẽ dẫn đến công
    tác quản lý dự án không đảm bảo.
    2. Vai trò của giám sát là rất quan trọng, trong khi đó công tác đào tạo đội
    ngũ Tư vấn giám sát (TVGS) ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến chất 8
    lượng TVGS không đảm bảo yêu cầu. Sự phối hợp giữa các đơn vị giám sát như
    TVGS, giám sát chủ đầu tư, giám sát tác giả, giám sát sử dụng, giám sát nhân dân ở
    một số công trình chưa được chặt chẽ.
    3. Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng công trình xây dựng của cơ quan
    nhà nước còn chưa sâu sát, ít quan tâm đến giai đoạn thực hiện dự án, chỉ chú trọng
    “hậu kiểm” hoặc xử lý qua quýt sau khi sự cố công trình xảy ra. Việc phân giao
    trách nhiệm, quyền hạn chưa rõ ràng cho các đơn vị chức năng ở các cấp. Bên cạnh
    đó, chế tài chưa đủ mạnh, chưa mang tính răn đe, phòng ngừa cao và chưa xử lý
    nghiêm đối với các hành vi vi phạm về chất lượng công trình.
    1.2.3. Kinh nghiệm quản lý từ một số quốc gia
    Có rất nhiều mô hình quản lý mang lại hiệu quả cao, điển hình như:
    1. Tại Nga: Ủy ban Nhà nước về xây dựng thay mặt Nhà nước Quản lý Nhà
    nước về công trình xây dựng. Ủy ban này đã xây dựng mô hình hoạt động với sự
    tham gia của các doanh nghiệp Tư vấn giám sát (TVGS), quản lý dự án (QLDA)
    chuyên nghiệp. Nhà nước xây dựng chương trình đào tạo Kỹ sư TVGS thống nhất
    trên toàn liên bang và coi việc xây dựng một đội ngũ TVGS chuyên nghiệp cao là
    yếu tố quyết định của quá trình đổi mới công nghệ quản lý chất lượng công trình.
    - Ưu điểm: đào tạo được đội ngũ TVGS, QLDA chuyên nghiệp cao.
    - Nhược điểm: vai trò của Nhà nước trong công tác quản lý bị hạn chế.
    2. Tại Anh: Tư vấn quản lý chi phí (Quantity Surveyor) đóng vai trò vô cùng
    quan trọng. Bởi vì, Tư vấn quản lý chi phí chịu trách nhiệm quản lý chi phí xây
    dựng từ khởi đầu đến khi dự án được hoàn thành. Tư vấn quản lý chi phí chịu trách
    nhiệm kiểm soát chi phí từ ngân sách đến thanh toán cuối cùng. Quy trình quản lý
    chi phí bao gồm dự toán, đấu thầu, hợp đồng, thanh toán, thay đổi và khiếu nại rất
    rõ ràng. Quy trình này được thiết lập bởi tổ chức chuyên nghiệp về quản lý chi phí
    Royal lnstitute of Charteređ Surveyor.
    - Ưu điểm: kiểm soát được mọi chi phí, hiệu quả của dự án.
    - Nhược điểm: ít quan tâm đến yêu cầu của khách hàng.
     
Đang tải...