Thạc Sĩ Đề xuất một số giải pháp quản lý chi phí trong quá trình thi công nhằm giảm giá thành công trình tại

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2014


    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài: . 1
    2.Mục đích của đề tài: . 2
    3. Phương pháp nghiên cứu: 2
    4.Đối tượng nghiên cứu: . 2
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: . 2
    6. Kết quả dự kiến đạt được: . 3
    7. Nội dung của luận văn: . 3
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ
    QUẢN LÝ CHÍ PHÍ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH . 4
    1.1 Tổng quan về thi công xây dựng công trình và quản lý thi công xây dựng công
    trình. 4
    1.1.1 Tổng quan về thi công xây dựng công trình 4
    1.1.2 Tổng quan về quản lý thi công xây dựng công trình 5
    1.2 Chi phí và quản lý chi phí thi công xây dựng công trình 8
    1.2.1 Chi phí thi công xây dựng công trình . 8
    1.2.2 Quản lý chi phí thi công xây dựng công trình . 15
    1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí thi công xây dựng công
    trình . 20
    1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 20
    1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 22
    1.4 Kết luận chương I 22
    CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ TRONG QUÁ
    TRÌNH THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY
    DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 4 24
    2.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4. 24
    2.1.1 Giới thiệu chung . 24
    2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty 26
    2.2 Thực trạng công tác quản lý chi phí trong quá trình thi công xây dựng công trình
    tại Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 trong những năm qua 27
    2.2.1 Mô hình quản lý và chức năng nhiệm vụ bộ máy của Tổng công ty . 27
    2.2.2 Tình hình thực hiện dự án của Tổng công ty từ năm 2009-2012 34
    2.2.3 Thực trạng công tác quản lý chi phí trong quá trình thi công xây dựng 39
    2.3 Đánh giá công tác quản lý chi phí thi công xây dựng công trình trong thời gian
    qua . 44
    2.3.1 Những kết quả đạt được 44
    2.3.2 Những tồn tại trong công tác quản lý chi phí thi công xây dựng công trình và
    nguyên nhân 45
    2.4 Kết luận chương II 51
    CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHI PHÍ TRONG QUÁ TRÌNH
    THI CÔNG TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 452
    3.1 Định hướng thi công xây dựng các công trình tại Tổng công ty xây dựng công
    trình giao thông 4 trong thời gian tới 52
    3.1.1 Chiến lược phát triển của Tổng công ty đến năm 2015 và 2020. 52
    3.1.2 Nội dung chiến lược phát triển tổng công ty. 55
    3.2 Những thuận lợi, khó khăn trong và những cơ hội,thách thức trong hoạt động thi
    công xây dựng các công trình tại Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 . 59
    3.2.1 Thuận lợi: . 59
    3.2.2 Khó khăn: . 60
    3.2.3 Những cơ hội, thách thức 61
    3.3 Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí trong quá trình thi
    công xây dựng công trình tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 . 62
    3.3.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý chi phí trong quá trình thi công xây dựng
    công trình 62
    3.3.2 Các giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí trong quá trình thi công xây
    dựng công trình tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thong 4. 62
    3.3.3 Ứng dụng bài toán tối ưu tìm phương án vận chuyển trên công trường 85
    3.4 Kết luận chương III . 94
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: . 96
    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 2-1 Năng lực kinh nghiệm của Tổng công ty 35
    Bảng 2-2 Thông tin tài chính Tổng công ty trong 3 năm . 36
    Bảng 2-3 Các dự án điển hình của Tổng công ty . 37
    Bảng 2-4 Vật tư thi công của Tổng công ty . 43
    Bảng 2-5: Một số Định mức không phù hợp (AF.33320, AF.33330) . 47
    Bảng 2-6: Một số Định mức không phù hợp (AF.33410) 48
    Bảng 3-1 Nội dung của chiến lược phát triển Tổng công ty 54
    Bảng 3-2 Bảng tính đơn giá xây dựng chi tiết tổng quát . 72
    Bảng 3-4 Bảng năng suất thực nghiệm . 83
    Bảng 3-5 Khối lượng đất đắp từ các điểm cấp . 89
    Bảng 3-6 Khối lượng đất đắp đến các điểm nhận 89
    Bảng 3-7 Tổng hợp khối lượng đất của các điểm cấp và nhận 89
    Bảng 3-8 Đường vận chuyển của các điểm cấp và nhận . 90
    Bảng 3-9 Đơn giá cước vận chuyển cho công tác vận chuyển đất 91

    DANH MỤC HÌNH

    Hình 2-1 Sơ đồ tổ chức Tổng công ty 28
    Hình 2-2 Giá trị sản lượng của Tổng công ty qua các năm . 35
    Hình 3-1 Sơ đồ vận chuyển từ 1 điểm cấp đến nhiều điểm nhận 86
    Hình 3-2 Sơ đồ vận chuyển từ một số điểm cấp đến một điểm nhận 86
    Hình 3-3 Sơ đồ vận chuyển từ một số điểm cấp đến một số điểm nhận 87
    Hình 3-4 Sơ đồ vận chuyển đât từ điểm cấp đến điểm nhận . 88
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Trong những năm gần đây, Nguồn vốn Nhà nước dành cho xây dựng cơ bản bị
    hạn chế nên hầu như các Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng đều gặp
    rất nhiều khó khăn dẫn tới hàng loạt doanh nghiệp phải giải thể, nhiều Doanh
    nghiệp phải cầm cự để tồn tại . Từ thực trạng đó các Doanh nghiệp Xây dựng lớn và
    nhỏ đều phải tìm kiếm những cách thức quản lý khác nhau để tồn tại và phát triển.
    Việc doanh nghiệp có tồn tại hay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có bảo
    đảm bù đắp được chi phí bỏ ra trong quá trình thi công xây dựng hay không . Điều
    dó có nghĩa là doanh nghiệp phải tính toán hợp lý chi phí trong quá trình thi công
    xây dựng công trình và thực hiện quá tŕnh thi công theo đúng sự tính toán ấy . Chi
    phí là chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh
    nghiệp. Chi phí sản xuất thấp hay cao , giảm hay tăng phản ánh kết quả của việc
    quản lý, sử dụng vật tư lao động tiền vốn . Việc phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất
    là mục tiêu quan trọng không những của mọi doanh nghiệp mà c̣ò n là vấn đề quan
    tâm của toàn xă hội. Khi bắt tay vào xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh
    có một điều vô cùng quan trọng mà không một công ty nào được phép bỏ qua là
    phải tính đến việc các chi phí sẽ được quản lý và sử dụng như thế nào, xem các
    đồng vốn bỏ ra hiệu quả đến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiệu quả hay không? Vì
    vậy, công tác quản lý chi phí sản xuất là một khâu quan trong đảm bảo cung cấp
    thông tin kịp thời chính xác về kết quả hoạt động sản xuất, đáp ứng nhu cầu trong
    việc ra quyết định quản lý, là yếu tố đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh
    nghiệp nói riêng, tăng trưởng và phát triển nền kinh tế nói chung.
    Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 là một Tổng công ty hoạt
    động trong lĩnh vực xây dựng với quy mô khá lớn. Vì vậy việc tiết kiệm vốn và sử
    dụng nguồn vốn một cách hợp lý là yếu tố hết sức quan trọng, liên quan chặt chẽ tới
    việc tồn tại và phát triển của cả Tổng Công ty.
    Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí đối với Tổng
    Công ty, đề tài “Đề xuất một số giải pháp quản lý chi phí trong quá trình thi công
    nhằm giảm giá thành công trình tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4” 2
    được chọn làm đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá những mặt đạt được và những hạn
    chế trong công tác quản lý chi phí trong quá trình thi công xây dựng công trình, từ
    đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất của
    Tổng Công ty.
    2.Mục đích của đề tài:
    Nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp quản lý chi phí trong quá trình thi công
    nhằm giảm giá thành công trình tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4.
    3. Phương pháp nghiên cứu:
    Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận cơ
    sở lý luận về khoa học quản lý thi công xây dựng công trình và những quy định hiện
    hành của hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này . Đồng thời luận văn cũng
    sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên
    cứu của đề tài trong điều kiện Việt Nam hiện nay, đó là: Phương pháp điều tra, khảo
    sát thực tế ; Phương pháp thống kê ; Phương pháp phân tích , so sánh ; và một số
    phương pháp kết hợp khác.
    4.Đối tượng nghiên cứu:
    4.1 Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chi phí trong quá trình thi
    công xây dựng công trình và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác này tại Tổng công
    ty xây dựng công trình giao thông 4.
    4.2 Phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài tiến hành nghiên cứu các mặt hoạt độn g có liên quan đến công tác quản
    lý chi phí trong quá trình thi công xây dựng công trình ở Tổng công ty xây dựng
    công trình giao thông 4 đối với các dự án xây dựng công trình giao thông thi công
    được triển khai trong thời gian gần đây.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
    5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
    Luận văn góp phần hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về chi phí , quản
    lý chi phí thi công xây dựng công trình , những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
    hoạt động quản lý này. Những nghiên cứu chuyên sâu về quản lý chi phí trong quá 3
    trình thi công xây dựng công trình sẽ là những tài liệu góp phần hoàn thiện hơn lý
    luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
    5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    Kết quả phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý
    chi phí trong quá trình thi công xây dựng công trình là những gợi ý thiết thực , hữu
    ích có thể vận dụng vào công tác quản lý các dự án thi công xây dựng tại Tổng công
    ty xây dựng công trình giao thông 4.
    6. Kết quả dự kiến đạt được:
    Để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra, luận văn cần phải giải quyết được
    những kết quả sau đây:
    - Hệ thống cơ sở lý luận về thi công xây dựng công trinh và quản lý chi phí
    trong quá trình thi công xây dựng công trình. Những kinh nghiệm đạt được trong
    quản lý chi phí xây dựng công trình ở nước ta trong thời gian vừa qua;
    - Phân tích thực trạng công tác quản lý thi công xây dựng công trình nói
    chung, công tác quản lý chi phí trong quá trình thi công xây dựng công trình nói
    riêng tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4;
    - Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí
    trong quá trình thi công xây dựng công trình tại Tổng công ty xây dựng công trình
    giao thông 4, nhằm sử dụng giảm giá thành công trình.
    7. Nội dung của luận văn:
    - Tổng quan chung về thi công xây dựng công trình , quản lý chi phí thi công
    xây dựng công trình.
    - Tìm hiểu thực trạng quản lý thi công xây dựng công trình tại Tổng công ty
    xây dựng công trình giao thông 4. Đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn
    tồn tại hạn chế trong công tác quản lý chi phí thi công xây dựng công trình tại Tổng
    công ty xây dựng công trình giao thông 4.
    - Nghiên cứu giải pháp và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý
    chi phí trong quá trình thi công xây dựng công trình tại Tổng công ty xây dựng công
    trình giao thông 4. 4
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ
    QUẢN LÝ CHÍ PHÍ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
    1.1 Tổng quan về thi công xây dựng công trình và quản lý thi công xây dựng
    công trình.
    1.1.1 Tổng quan về thi công xây dựng công trình
    1.1.1.1 Khái niệm:
    - Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
    người, máy móc thi công, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được
    liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần trên mặt đất, phần dưới mặt đất, phần
    dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.
    - Công trình xây dựng bao gồm: Công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công
    trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.
    1.1.1.2 Các hoạt động trong quá trình thi công xây dựng
    Theo tài liệu “Quản lý dự án nâng cao” của PGS.TS Nguyễn Bá Uân thì các
    hoạt động trong quá trình thi công xây dựng của Nhà thầu bao gồm:
    1. Xây dựng chương trình cụ thể phù hợp với tiến trình công viêc đã nêu trong
    hồ sơ dự thầu và các điều kiện của hợp đồng ghi rõ thời gian cụ thể của từng công
    việc phải hoàn thành
    2. Lên kế hoạch và sắp xếp tổ chức ở trên công trường cũng như lắp đặt các
    phương tiện thiết bị cần thiết cho việc thi công và các dịch vụ cho chủ đầu tư, tổng
    công trình sư và các nhà thầu.
    3. Lên kế hoạch tiến độ về nhu cầu loại, số lượng các nguồn lực cần thiết (con
    người, máy móc, vật liệu) trong thời giant hi công công trình
    4. Xây dựng những công trình tạm thời và vĩnh cửu cần thiết cho việc xây
    dựng dự án.
    5. Nhà thầu phối hợp với các nhà thầu phụ tham gia xây dựng công trình.
    6. Tiến hành giám sát xây dựng để đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của tiêu
    chuẩn mà thiết kế đã lựa chọn. Theo chức năng của mình, các chủ thể có phương
    thức giám sát khác nhau. 5
    7. Điều chỉnh những sai số khi thi công ở trên công trường có thể khác với
    những con số đã được ghi dự toán trong hồ sơ hợp đồng.
    8. Giữ lại tất cả các hồ sơ và báo cáo về mọi hoạt động xây dưng và kết quả
    của các cuộc kiểm tra chất lượng.
    9. Kiểm tra thanh toán tiền cho những phần việc đã hoàn thành
    10. Tiến hành công tác chăm lo sức khỏe và kiểm tra an toàn lao động để đảm
    bảo an toàn cho công nhân và mọi người trên công trường.
    1.1.2 Tổng quan về quản lý thi công xây dựng công trình
    1.1.2.1 Khái niệm về quản lý thi công xây dựng công trình
    - Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý tiến độ thi công, quản
    lý khối lượng thi công, quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý chi phí thi
    công xây dựng công trình và quản lý về an toàn trong thi công xây dựng công trình.
    - Quản lý thi công xây dựng công trình là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức,
    lên kế hoạch đối với các giai đoạn của vòng đời dự án xây dựng công trình. Mục đích
    của nó là từ góc độ quản lý và tổ chức, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện
    tốt mục tiêu dự án như: mục tiêu về giá thành, mục tiêu thời gian, mục tiêu chất lượng.
    Vì thế làm tốt công tác quản lý là một việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng
    - Chu trình quản lý thi công xây dựng công trình xoay quanh 3 nội dung chủ
    yếu là (1) lập kế hoạch, (2) Tổ chức phối hợp thực hiện mà chủ yếu là quản lý tiến
    độ thời gian, chi phí thực hiện và (3) giám sát các công việc dự án xây dựng công
    trình nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
    - Chi tiết hơn của quản lý thi công xây dựng công trình gồm những nội dung sau:
    + Quản lý phạm vi thi công xây dựng công trình: tiến hành khống chế quá
    trình quản lý đối với nội dung công việc của dự án xây dựng công trình nhằm thực
    hiện mục tiêu thi công xây dựng công trình
    + Quản lý thời gian thi công xây dựng công trình: là quá trình quản lý mang
    tính hệ thống nhằm đảm bảo chắc chắn hoàn thành dự án xây dựng theo đúng thời
    gian đề ra. Nó bao gồm các công việc như xác định hoạt động cụ thể, sắp xếp trình
    tự hoạt động, bố trí thời gian, khống chế thời gian và tiến độ thi công xây dựng
    công trình. 6
    + Quản lý chi phí thi công xây dựng công trình: là quá trình quản lý chi phí,
    giá thành dự án xây dựng công trình nhằm đảm bảo hoàn thành dự án xây dựng
    công trình mà chi phí không vượt quá mực trù bị ban đầu. Nó bao gồm việc bố trí
    nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi phí.
    + Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình: Là quá trình quản lý có hệ
    thống việc thực hiện dự án xây dựng công trình nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu về
    chất lượng mà khách hàng đặt ra. Nó bao gồm việc quy hoạch chất lượng, khống
    chế chất lượng và đảm bảo chất lượng
    + Quản lý nguồn nhân lực của dự án xây dựng công trình: là phương pháp
    quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực,
    sáng tạo của mỗi người trong dự án thi công xây dựng công trình và tận dụng nó
    một cách hiệu quả nhất. Nó bao gồm các việc như quy hoạch tổ chức, xây dựng đội
    ngũ, tuyển chọn nhân viên và xây dựng các ban quản lý dự án thi công xây dựng
    công trình.
    + Quản lý việc trao đổi thông tin dự án thi công xây dựng công trình: là biện
    pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo việc truyền đạt, thu thập, trao đôi



    một cách hợp lý các tin tức cần thiết cho việc thực hiện dự án thi công xây dựng
    công trình cũng như việc truyền đạt thông tin, báo cáo tiến độ thi công xây dựng
    công trình.
    + Quản lý rủi ro trong thi công xây dựng công trình: Khi thực hiện dự án thi
    công xây dựng công trình có thể xẽ gặp phải những yếu tố rủi ro mà chúng ta không
    lường trước được. Quản lý rủi ro là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm tận
    dụng tối đa những yếu tố có lợi không xác định và giảm thiểu tối đa những yếu tố
    bất lợi không xác định cho dự án thi công xây dựng công trình. Nó bao gồm việc
    nhận dạng, phân loại rủi ro, cân nhắc, tính toán rủi ro, xây dựng đối sách và khống
    chế rủi ro.
    + Quản lý việc mua bán của dự án thi công xây dựng công trình: là biện pháp
    quản lý mang tính hệ thống nhằm sử dụng hàng hóa, vật liệu, máy móc trang thiết bị
    thu mua được từ bên ngoài tổ chức thực hiện dự án thi công xây dựng. Nó bao gồm
    việc lên kế hoạch thu mua, lựa chọn việc thu mua và trưng thu các nguồn vật liệu. 7
    + Quản lý việc giao nhận thi công xây dựng công trình: một số dự án thi công
    xây dựng công trình sau khi thực hiện hoàn thành, hợp đồng cũng kết thúc cùng với
    sự chuyển giao kết quả. Dự án mới bước vào giai đoạn đầu vận hành sản xuất nên
    khách hàng có thể thiếu nhân lực quản lý kinh doanh hoặc chưa nắm vững được tính
    năng, kỹ thuật của dự án, vì thế cần có sự hỗ trợ của đơn vị thi công, giúp đơn vị
    tiếp nhận dự giải quyết vấn đề này, từ đó xuất hiện khâu quản lý việc giao – nhận
    dự án xây dựng công trình. Quản lý việc giao – nhận dự án cần có sự tham gia của
    đơn vị thi công dự án xây và đơn vị tiếp nhận, tức là cần có sự phối hợp chắt chẽ
    giữa hai bên giao nhận, như vậy mới tránh được tình trạng dự án tốt nhưng hiệu quả
    kém, đầu tư cao nhưng lợi nhuận thấp.
    1.1.2.2 Vai trò quản lý thi công xây dựng công trình.
    - Liên kết tất cả các hoạt động, công việc của dự án xây dựng;
    - Tạo điều kiện cho việc liên hệ, gắn bó giữa nhóm quản lý dự án với khách
    hàng, chủ đầu tư và các nhà cung cấp đầu vào;
    - Tăng cường sự hợp tác và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự
    án xây dựng;
    - Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều
    chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được. Tạo điều
    kiện cho sự đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những bất đồng;
    - Tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn.
    1.1.2.3 Mục tiêu của quản lý thi công xây dựng công trình.
    a) Kết quả cuối cùng cần đạt (chất lượng của dự án xây dựng):
    + Mỗi một dự án thi công xây dựng công trình thường đặt ra một hay nhiều
    mục tiêu cần đạt được (mục tiêu kỹ thuật công nghệ, mục tiêu kinh tế tài chính, mục
    tiêu kinh tế xã hội, quốc phòng )
    b) Nguồn lực:
    + Để đạt được kết quả mong muốn, mỗi dự án thi công xây dựng công trình đều
    dự trù chi phí nguồn lực huy động cho dự án (nhân lực, tài lực, vật lực, kinh phí ).
    Trên thực tế, do những biến cố rủi ro làm cho chi phí, nguồn lực thực tế thường có
    nguy cơ vượt quá dự kiến ban đầu. Cũng có những trường hợp không đủ nguồn lực 8
    huy động cho dự án thi công xây dựng như đã dự kiến làm cho dự án triển khai không
    thuận lợi, phải điều chỉnh, thay đổi lại mục tiêu so với dự kiến ban đầu,
    c) Thời gian:
    + Để thực hiện một dự án thi công xây dựng đòi hỏi phải có thời gian ngắn nhất
    và thường bị ấn định khống chế do nhiều lý do (cạnh tranh thị trường, tranh thủ thời
    cơ, giành cơ hội ). Ngay trong từng giai đoạn của chu trình dự án cũng có thể bị
    những khống chế về thời gian thực hiện. Thông thường, tiến trình thực hiện một dự
    án xây dựng theo thời gian có thể chia ra 3 thời kỳ: Khởi đầu, triển khai và kết thúc.
    + Nếu một dự án xây dựng được thực hiện mà đạt được kết quả cuối cùng như
    dự kiến (độ hoàn thiện yêu cầu) trong một thời gian khống chế với mục một nguồn
    lực đã xác định thì dự án xây dựng xem là đã hoàn thành mục tiêu tổng thể. Tuy
    nhiên, trên thực tế mục tiêu tổng thể thường rất khó, thậm chí không thể nào đạt
    được và do đó trong quản lý dự án người ta thường phải tìm cách kết hợp dung hòa
    3 phương diện chính của một dự án xây dựng bằng cách lựa chọn và thực hiện
    phương án kinh tế nhất theo từng trường hợp cụ thể.
    + Ba yếu tố cơ bản: Thời gian, chi phí và kết quả là những mục tiêu cơ bản
    của quản lý dự án thi công xây dựng và giữa chúng có mỗi liên quan chặt chẽ với
    nhau. Sự kết hợp 3 yêu tố này tạo thành mục tiêu tổng thể của quản lý dự án thi
    công xây dựng công trình.
    1.2 Chi phí và quản lý chi phí thi công xây dựng công trình.
    1.2.1 Chi phí thi công xây dựng công trình
    1.2.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất:
    Thuật ngữ “chi phí” có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau theo những tình huống
    khác nhau. Chi phí khác nhau được dùng cho những mục đích sử dụng, những tình
    huống ra quyết định khác nhau. Chi phí như là một nguồn lực hy sinh hoặc mất đi
    để đạt được một mục đích cụ thể”.
    Chi phí sản xuất là tổng các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được
    biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
    trong một kỳ nhất định. Thông thường chi phí sản xuất được hoạch toán theo một chu
    kỳ sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Để tiến hành quá trình sản xuất sản 9
    phẩm, cần chi dùng các chi phí lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Ba
    yếu tố này đưa vào quá trình sản xuất hình thành nên chi phí sản xuất. Như vậy, các
    chi phí này chi ra để hình thành nên giá trị sản phẩm là một tất yếu khách quan.
    1.2.1.2 Nội dung chi phí thi công xây dựng công trình
    a) Theo góc độ nhà nước.
    Chi phí thi công xây dựng công trình: được xác định cho công trình, hạng mục
    công trình, bộ phận, phần việc, công tác của công trình, hạng mục công trình đối với
    công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm để ở
    và điều hành thi công.
    Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công là chi phí để xây
    dựng nhà tạm tại hiện trường hoặc thuê nhà hoặc chi phí đi lại phục vụ cho việc ở
    và điều hành thi công của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.
    Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế
    tính trước và thuế giá trị gia tăng.
    + Chi phí trực tiếp bao gồm: chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp),
    chi phí nhân công, chi phí máy thi công và chi phí trực tiếp khác. Chi phí trực tiếp
    khác là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp thi công xây dựng
    công trình như chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an
    toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, thí
    nghiệm vật liệu của nhà thầu và chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên và
    không xác định được khối lượng từ thiết kế.
    + Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành
    sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại
    công trường và một số chi phí khác.
    + Thu nhập chịu thuế tính trước: là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây
    dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình.
    + Thuế giá trị gia tăng: là khoản thuế phải nộp theo quy định của nhà nước và
    được tính trên tổng giá trị các khoản mục chi phí nêu trên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...