Thạc Sĩ Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lí khai thác các hệ thống công trình thủy lợi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/5/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
    KHAI THÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 1
    1.1. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động quản lý . 1
    1.1.1. Khái niệm về quản lý 1
    1.1.2. Cơ chế quản lý . 1
    1.1.3. Phương pháp và nguyên tắc xây dựng cơ chế quản quản lý 2
    1.1.4. Các yếu tố quyết định hiệu quả và bền vững của công trình thủy lợi 3
    1.2. Hệ thống thủy lợi và vai trò của nó đối với nền kinh tế quốc dân . 5
    1.2.1. Khái niệm hệ thống thủy lợi . 5
    1.2.2. Vai trò của Thủy lợi đối với nền kinh tế quốc dân của nước ta 6
    1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác công trình thủy lợi . 13
    1.3.1. Chỉ tiêu hiệu ích tưới nước . 13
    1.3.2. Chỉ tiêu về diện tích tưới và trạng thái công trình 14
    1.3.3. Chỉ tiêu về sản lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp . 15
    1.4. Một số kinh nghiệm về quản lý khai thác công trình thủy lợi trong và
    ngoài nước . 16
    1.4.1. Thực tiễn quản lý và khai thác công trình thủy lợi ở Việt Nam 16
    1.4.2. Kinh nghiệm ở một số nước Asean 22
    Kết luận chương 1 . 26
    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
    QUẢN LÝ KHAI THÁC CÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
    TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN QUA . 27
    2.1. Giới thiệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định 27
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên . 27
    2.1.2. Điều kiện Kinh tế xã hội . 33
    2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với công tác quản lý khai
    thác công trình Thủy lợi 36
    2.1.3.1. Thuận lợi 36
    2.1.3.2. Khó khăn 37
    2.2. Tình hình quản lý khai thác hệ thống công trình Thủy lợi của tỉnh Nam
    Định trong những năm gần đây . 38
    2.2.1. Thực trạng hệ thống tổ chức quản lý công trình thủy lợi ở nước ta trong
    thời gian qua 38
    2.2.1.1. Về quản lý nhà nước 38
    2.2.1.2.Về mô hình tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi 46
    2.2.1.3. Về nội dung quản lý . 52
    2.2.2. Hiện trạng các hệ thống công trình Thủy lợi tỉnh Nam Định . 55
    2.2.3. Công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi tỉnh Nam Định 56
    2.3. Đánh giá, chung về công tác quản lý khai thác hệ thống công trình Thủy
    lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định . 62
    2.3.1. Những kết quả đạt được 62
    2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại 64
    2.3.3. Nguyên nhân những tồn tại 72
    Kết luận chương 2 . 74
    CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG
    CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH
    THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH . 75
    3.1. Định hướng phát triển đầu tư về quản lý khai thác các công trình Thủy lợi
    của tỉnh Nam Định trong thời gian tới. . 75
    3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội 75
    3.1.2. Định hướng đầu tư về QLKT các CTTL trên địa bàn Tỉnh . 76
    3.2. Yêu cầu đặt ra đối với các giải pháp tăng cường quản lý khai thác hệ
    thống công trình Thủy lợi của tỉnh Nam Định 79
    3.3. Những thuận lợi, khó khăn và thách thức đối với công tác quản lý khai
    thác các HTCTTL của Tỉnh trong thời gian tới. . 80
    3.3.1. Thuận lợi 80
    3.3.2. Khó khăn, thách thức 82
    3.4. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý khai
    thác các hệ thống công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định 84
    3.4.1. Những giải pháp cơ bản 84
    3.4.1.1. Nâng cao năng lực tưới tiêu 84
    3.4.1.2. Sữa chữa, nâng cấp chất lượng các công trình hiện có 89
    3.4.1.3. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực . 96
    3.4.1.4. Đẩy mạnh công tác xử lý nghiêm và dứt điểm tình trạng vi phạm công
    trình thủy lợi 98
    3.4.1.5. Tăng cường quản lý nhà nước về quản lý điều hành công trình đang
    sử dụng 99
    3.4.1.6. Tăng cường cải thiện chất lượng nguồn nước . 101
    3.4.2. Ứng dụng công nghệ SCADA - giải pháp hiện đại hóa công tác quản lý
    điều hành tưới, tiêu nâng cao hiệu quả khai thác HTCTTL . 106
    Kết luận chương 3 . 111
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 112
    1. Kết luận . 112
    2. Kiến nghị . 113




    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cùng với tăng trưởng dân số và tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm,
    ở nhiều nước trên thế giới, phát triển thủy lợi đã trở thành vấn đề quốc gia.
    Đầu tư cho thủy lợi là đầu tư mang tính tiềm năng và đem lại những hiệu quả
    lâu dài nhằm hỗ trợ cho các nhu cầu cơ bản của con người về lương thực, thực
    phẩm và công ăn việc làm, nhất là ở các nước đang phát triển. Cho đến nay
    Việt nam vẫn là một quốc gia sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Nhận thức
    được vai trò quan trọng của công tác thuỷ lợi, trong nhiều thập kỷ qua Đảng
    và Nhà nước đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng hàng ngàn công trình
    thuỷ lợi lớn, nhỏ. Ngoài nhiệm vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, cải tạo đất,
    các công trình thuỷ lợi còn cung cấp tài nguyên nước cho sản xuất công
    nghiệp, du lịch và dân sinh, đồng thời còn góp phần phát triển giao thông
    thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản, phân bổ lại dân cư, cải thiện môi trường sinh thái
    và góp phần phát triển nông thôn toàn diện, thực hiện xoá đói giảm nghèo. Vì
    thế, thuỷ lợi được coi là biện pháp hàng đầu để phát triển nông nghiệp nông
    thôn ở nước ta.
    Hiệu quả kinh tế xã hội mà các công trình thuỷ lợi mang lại hết sức to
    lớn, nhưng phần lớn hệ thống công trình thuỷ lợi mới chỉ khai thác được 50-
    60% năng lực thiết kế. Công trình bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng đã làm
    giảm hiệu quả đầu tư, trong khi đó biến đổi khí hậu đang đặt ra nhiều thách
    thức đối với tính hiệu quả của hệ thống công trình thủy lợi (CTTL) trên cả
    nước khí hậu, thời tiết ngày càng xấu đi, hạn hán, lũ lụt xảy ra trên diện rộng
    và ngày càng khốc liệt đang là thách thức lớn đối với chúng ta.
    Nam Định là một Tỉnh có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong
    những năm qua dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Sở Nông
    nghiệp và phát triển nông thôn Nam Định đã và đang quan tâm tập trung đến
    công tác quản lý khai thác các công trình Thủy lợi. Đã có một số mô hình thu
    được kết quả tốt góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, cải thiện
    được môi trường sinh thái và điều kiện sống của người dân. Tuy nhiên, hiệu
    quả nâng cấp, quản lý và sử dụng khai thác các công trình thủy nông còn thấp,
    chỉ mới tập trung cho đầu tư mà chưa coi trọng công tác nâng cấp, quản lý
    khai thác, duy tu, bảo dưởng công trình. Các doanh nghiệp quản lý khai thác
    các công trình thuỷ lợi (QLKTCTTL) luôn nằm trong tình trạng thua lỗ và
    thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, luôn bị động và vẫn chưa thoát
    khỏi cơ chế "Xin-Cho". Do đó tác giả luận văn đã chọn đề tài “Đề xuất một
    số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác các hệ thống
    công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định”.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý khai thác hệ
    thống công trình Thủy lợi và những phân tích, đánh giá thực trạng công tác
    quản lý khai thác các công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định trong
    thời gian vừa qua, đề tài nghiên cứu tìm ra một số giải pháp nhằm tăng cường
    công tác quản lý khai thác các hệ thống công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh
    Nam Định.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp như sau: Phương pháp điều tra
    khảo sát, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích, phương pháp
    thống kê, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích so sánh.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
    Luận văn tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường công tác
    quản lý khai thác hệ thống công trình Thủy lợi và các nhân tố ảnh hưởng.
    b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công tác
    quản lý khai thác hệ thống công trình Thủy lợi giới hạn trên địa bàn tỉnh Nam
    Định trong những năm vừa qua và đề xuất giải pháp cho những năm tới.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    a. Ý nghĩa khoa học
    Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về công tác quản lý khai thác hệ thống
    công trình Thủy lợi từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác
    quản lý khai thác các HTCTTL trên địa bàn tỉnh Nam Định.
    b. Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, khả thi
    cho tỉnh Nam Định nói chung và cho ngành nông nghiệp của Tỉnh nói riêng.
    6. Kết quả dự kiến đạt được
    Kết quả nghiên cứu luận văn đạt được gồm:
    - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về công tác quản lý khai thác hệ
    thống các công trình Thủy lợi.
    - Nghiên cứu phân tích thực trạng công tác quản lý khai thác các hệ
    thống công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định, từ đó chỉ ra những kết
    quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý
    khai thác các hệ thống các công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định.
    7. Nội dung của luận văn
    Từ các vấn đề đã được trình bày ở trên sẽ hình thành nội dung nghiên
    cứu. Những nội dung này được thể hiện trong bố cục của luận văn như sau:




    1

    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
    KHAI THÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
    1.1. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động quản lý
    1.1.1. Khái niệm về quản lý
    Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên
    đối tượng và kháng thể quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, các
    thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến
    động. Quản lý là một phạm trù với tính chất là một loại lao động xã hội hay lao
    động chung được thực hiện ở quy mô lớn. Quản lý được phát sinh từ lao động,
    không tách rời với lao động và bản thân quản lý cũng là một loại hoạt động lao
    động, bất kỳ một hoạt động nào mà do một tổ chức thực hiện đều cần có sự
    quản lý dù ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân thực
    hiện những chức năng chung. Quản lý có thể được hiểu là các hoạt động nhằm
    bảo đảm hoàn thành công việc qua nỗ lực của người khác.
    Hoạt động quản lý phải trả lời các câu hỏi như phải đạt được mục tiêu
    nào đã đề ra? phải đạt mục tiêu như thế nào và bằng cách nào? phải đấu tranh
    với ai và như thế nào? có rủi ro gì xảy ra và cách xử lý? Như vậy, quản lý
    không phải là sản phẩm của sự phân chia quyền lực, mà là sản phẩm của sự
    phân công lao động để liên kết và phối hợp hoạt động chung của một tập thể.
    Vì vậy, thuật ngữ quản lý luôn gắn liền với tổ chức.
    1.1.2. Cơ chế quản lý
    Cơ chế quản lý là sản phẩm chủ quan của hoạt động quản lý sản xuất.
    Hiệu quả của nó đến đâu còn tùy thuộc vào sự nắm bắt quy luật và trình độ tổ
    chức quản lý để đảm bảo yêu cầu cao nhất đó là sự đồng bộ ăn khớp nhịp
    nhàng và nhạy bén. Cơ chế quản lý là những quy định quản lý các bộ phận
    quản lý và các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn của từng người từng bộ
    phận nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Tuy có nhiều cách hiểu
    2

    khác nhau, nhưng đã nói đến cơ chế quản lý là hàm ý nói đến hệ thống tổ
    chức được sắp xếp theo thứ bậc, thành từng nhóm, từng bộ phận và ứng với
    vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể để cùng thực hiện một mục tiêu chung của
    tổ chức, nói đến quản lý là nói đến các hoạt động, tác động của chủ thể quản
    lý lên đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu. Tổ chức và quản lý có mối liên
    hệ mật thiết, khăng khít lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau. Quản lý là tổng hợp
    các hoạt động nhằm duy trì và hoàn thiện hệ thống tổ chức, thúc đẩy hoạt
    động của tổ chức bảo đảm sự tồn tại và vận hành của tổ chức, có tổ chức mà
    không có cơ chế quản lý sẽ trở thành một tập hợp hỗn loạn. Giải quyết vấn đề
    tổ chức phải dựa trên khả năng quản lý, hệ thống quản lý phải xuất phát từ
    hình thức và phương pháp tổ chức. Cơ chế quản lý với 2 nội dung cơ bản là tổ
    chức và quản lý không tách rời nhau, chúng gắn chặt với nhau, chi phối lẫn
    nhau. Để thực hiện tốt chức năng quản lý phải xây dựng khung thể chế để mọi
    cá nhân tổ chức thực hiện, thông qua đó đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm
    vụ của mỗi người.
    1.1.3. Phương pháp và nguyên tắc xây dựng cơ chế quản quản lý
    a. Các nguyên tắc hoàn thiện cơ chế quản lý
    - Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp và sự thống nhất,
    thông suốt từ trung ương đến địa phương, từ cấp cao đến cấp thấp.
    - Tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, phù hợp với từng địa phương, khu vực với
    quy mô, phạm vi, tính chất, đặc điểm của từng công trình.
    - Bảo đảm sự mềm dẻo, linh hoạt và thích nghi nhanh với sự thay đổi
    của môi trường kinh doanh và đặc điểm tổ chức sản xuất nông nghiệp.
    - Có phạm vi kiểm soát hữu hiệu, không chồng chéo chức năng, nhiệm
    vụ, quyền hạn.
    - Bảo đảm hiệu quả, huy động triệt để sự phối hợp của các thành phần
    kinh tế, người hưởng lợi và bộ máy chính quyền các cấp. Gắn quyền lợi và
    3

    trách nhiệm giữa Nhà nước, người hưởng lợi với tổ chức quản lý, giữa tổ
    chức quản lý với người sử dụng dịch vụ, giữa cá nhân và tổ chức.
    Các nguyên tắc trên có mối quan hệ mật thiết với nhau vì thế không được xem
    nhẹ nguyên tắc nào.
    b. Các phương pháp đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý
    + Phương pháp mô phỏng: Phương pháp mô phỏng là phương pháp dựa
    vào các cơ chế quản lý đã thành công, gạt bỏ những yếu tố bất hợp lý không
    phù hợp để xây dựng hoặc hoàn thiện cơ chế hiện có. Ưu điểm của phương
    pháp này nhanh gọn, hao phí ít thời gian và tiền bạc cho công tác nghiên cứu,
    kế thừa có chọn lọc các kinh nghiệm đã có. Nhược điểm đòi hỏi phải tập hợp
    được nhiều thông tin, có năng lực tổ chức quản lý giỏi, biết phân tích xem xét
    để tránh các sao chép máy móc, không phù hợp.
    + Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích theo yếu tố là
    phương pháp khoa học, được ứng dụng rộng rãi ở mọi cấp mọi đối tượng
    quản lý. Xuất phát từ mục tiêu nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, đặc điểm sản
    phẩm thị trường, các yếu tố và điều kiện môi trường kinh doanh, quy trình và
    công nghệ sản xuất, quy trình tiêu thụ sản phẩm và các đối tác có liên quan.
    Trên cơ sở đó nghiên cứu phác thảo cơ chế tổ chức quản lý, số cấp quản lý và
    số bộ phận quản lý phù hợp. Ưu điểm của phương pháp này là bộ máy quản lý
    được nghiên cứu xây dựng công phu có cơ sở khoa học, bộ máy được hình
    thành trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất nên phù hợp với đặc điểm của doanh
    nghiệp do đó hoạt động của nó sẽ tốt và nhịp nhàng. Nhược điểm là đòi hỏi
    phải đầu tư nghiên cứu thỏa đáng nên tốn thời gian và tiền bạc.
    1.1.4. Các yếu tố quyết định hiệu quả và bền vững của công trình thủy lợi
    * Trình độ quản lý, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý và trình
    độ nhận thức của nông dân là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến tính bền vững
    và hiệu quả sử dụng các công trình thủy lợi.
    4

    * Tác dụng của nước đến công trình thủy lợi
    - Tác dụng cơ học của nước tới công trình thủy lợi là áp lực nước ở
    dạng tĩnh hoặc động. Trong đó, áp lực thủy tĩnh thường là lớn nhất và thường
    đóng vai trò quyết định đến điều kiện làm việc và ổn định của công trình.
    - Tác dụng lý, hóa học của nước thể hiện ở nhiều dạng khác nhau như
    dòng nước có thể bào mòn công trình, đặc biệt khi dòng nước có lưu tốc lớn
    và nhiều bùn cát. Ở nơi có lưu tốc lớn và do kết cấu công trình thủy lợi có thể
    sinh ra lưu vực chân không, gây hiện tượng xâm thực bề mặt công trình. Các
    bộ phận làm bằng kim loại có thể bị rỉ, phần bê tông có thể bị nước thấm xâm
    thực. Dưới tác dụng của dòng nước làm cho nền công trình có thể bị sói mòn
    cơ học, hóa học lôi cuốn đất làm rỗng nền, hoặc hòa tan các chất trong nền có
    thạch cao, muối và các chất hòa tan khác.
    - Tác dụng sinh học của nước: Các sinh vật có thể bám vào các công
    trình thủy lợi làm mục nát gỗ, bêtông, đá, mối làm rỗng thân đê, thân đập, làm
    sập nền công trình.
    * Điều kiện tại chỗ có liên quan chặt chẽ tới xây dựng công trình thủy lợi
    - Điều kiện thiên nhiên như địa hình, địa vật, địa chất, khí tượng thủy
    văn có ảnh hưởng sâu rộng và nhiều mặt hơn bất kỳ loại công trình xây
    dựng nào. Những yếu tố tự nhiên ấy nhiều khi có ảnh hưởng quyết định đến
    quy mô, hình thức kết cấu, điều kiện làm việc lâu dài của công trình thủy lợi.
    - Trong thiên nhiên, sự tổng hợp các điều kiện không nơi nào giống
    nhau cho nên hầu như công trình thủy lợi nào cũng có những đặc điểm riêng.
    Thực tế xây dựng công trình thủy lợi do tài liệu thủy văn không đầy đủ,
    không chính xác nên công trình thủy lợi được xây dựng nhưng khả năng tháo
    lũ không đủ, gây nguy hiểm khi lũ lớn, nhiều trạm thủy điện không chạy đủ
    công suất.
    * Yếu tố tổ chức quản lý và sử dụng
    5

    - Là hình thức tổ chức quản lý và sử dụng công trình thủy lợi dưới hình
    thức hợp tác xã dùng nước hay nhóm hộ dùng nước, sự kết hợp giữa quản lý
    của chính quyền địa phương với cộng đồng, sự đồng nhất giữa người quản lý
    và người sử dụng công trình.
    * Yếu tố xã hội
    - Bao gồm các đặc điểm và các yếu tố xã hội liên quan đến người sử
    dụng như tính cộng đồng, trình độ kỹ thuật, tập quán canh tác của nông dân.
    Đặc biệt những người dễ bị tổn thương có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản
    lý và sử dụng công trình thủy lợi.
    * Yếu tố kỹ thuật
    - Bao gồm các công nghệ được áp dụng vào công trình thủy lợi như
    tưới tiêu tự chảy hay bơm đẩy, tưới ngầm, tưới tràn hay tưới phun.
    * Điều kiện thi công
    - Các công trình thủy lợi vô cùng phức tạp, địa điểm xây dựng thường
    là ở ngay lòng sông, lòng suối, luôn luôn bị nước lũ, nước ngầm uy hiếp, vấn
    đề dẫn dòng, tháo lũ, giải quyết nước ngầm, hố móng ở sâu xử lý nền móng
    phức tạp kéo dài, nên có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả khai thác và sử dụng
    công trình.
    1.2. Hệ thống thủy lợi và vai trò của nó đối với nền kinh tế quốc dân
    1.2.1. Khái niệm hệ thống thủy lợi
    Theo thống kê điều tra ngày 1/4/1999 dân số nước ta là 76.324.753
    người trong đó có 37.519.754 nam (chiếm 49,2%)và 38.804.999 nữ (chiếm
    50,8%). Số người sống ở nông thôn là 58.407.770(chiếm 76,5%) và ở thành
    thị là 17.916.983 người (chiếm 23,5%) với tỷ lệ tăng dân số bình quân là
    2,1% từ năm 1979-1989 và là 1,7% từ năm 1989-1999. Hiện nay vấn đề phát
    triển nông thôn đang là mối quan tâm hàng đầu ở các nước trên thế giới nói
    chung và ở Việt Nam nói riêng cũng như thu hút được sự chú ý của nhiều nhà
    6

    khoa học. Để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện, đáp ứng được yêu cầu
    trong đời sống của nhân dân, đòi hỏi nông thôn phải có một cơ sở hạ tầng
    đảm bảo, mà trước hết là thuỷ lợi - một lĩnh vực cơ bản có tính chất quyết
    định. Thuỷ lợi đáp ứng các yêu cầu về nước một trong những điều kện tiên
    quyết để tồn tại và phát triển cuộc sống cũng như các loại hình sản xuất. Đồng
    thời thuỷ lợi góp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển bền vững của đất
    nước, không ngừng nâng cao đời sống cả về kinh tế và văn hoá - xã hội. Các
    nguồn nước trong thiên nhiên (nước mặt ,nước ngầm) và mưa phân bố không
    đều theo thời gian, không gian. Mặt khác yêu cầu về nước giữa các vùng cũng
    rất khác nhau, theo mùa, theo tháng, thậm chí theo giờ trong ngày .
    Như vậy có thể nói: Thuỷ lợi là biện pháp điều hoà giữa yêu cầu về
    nước với lượng nước đến của thiên nhiên trong khu vực; đó cũng là sự tổng
    hợp các biện pháp nhằm khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nước, đồng
    thời hạn chế những thiệt hại do nước có thể gây ra.
    Hệ thống công trình thủy lợi là tập hợp các công trình thủy lợi có liên
    quan trực tiếp với nhau trong quản lý, vận hành và bảo vệ trong một lưu vực
    hoặc một khu vực nhất định.
    1.2.2. Vai trò của Thủy lợi đối với nền kinh tế quốc dân của nước ta
    1.2.2.1. Những ảnh hưởng tích cực
    Thủy lợi là một trong những cơ sở hạ tầng thiết yếu để ổn định và từng
    bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Thiết lập những tiền
    đề cơ bản và tạo ra môi trường thuận lợi, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế
    xã hội của đất nước. Ngày 10/05/1999, quốc hội đã thảo luận về báo cáo của
    chính phủ cho rằng: “có đi vay nước ngoài cũng phải đầu tư cho thủy lợi”.
    Đầu tư cho thủy lợi vừa để kích cầu vừa để phát triển kinh tế, kinh nghiệm
    cho thấy ở đâu có thủy lợi thì ở đó có sản xuất phát triển và đời sống nhân dân
    ổn định. Thủy lợi – thủy nông thực hiện tổng hợp các biện pháp sử dụng các
    7

    nguồn lực của nước trên mặt đất dưới mặt đất để phục vụ sản xuất nông
    nghiệp, sinh hoạt nông thôn, đồng thời hạn chế tác hại của nước gây ra cho
    sản xuất và sinh hoạt của nông dân. Như vậy, thủy lợi hóa là một quá trình lâu
    dài nhưng có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển nền nông nghiệp nước ta.
    Cho đến nay, Việt Nam cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp, nông
    nghiệp là khu vực sản xuất vật chất chủ yếu thu hút tới 70,5% lực lượng lao
    động xã hội và làm ra khoảng 23,6% GDP. Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao
    gồm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, lâm nghiệp, ngư nghiệp tất cả các hoạt
    động này đều rất cần có nước. Vì vậy nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất nhiều
    vào thiên nhiên, nếu như thời tiết khí hậu thuận lợi thì đó là môi trường thuận
    lợi để nông nghiệp phát triển nhưng khi gặp những thời kỳ mà thiên tai khắc
    nghiệt như hạn hán, bão lụt thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời
    sống của nhân dân ta đặc biệt đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp nói
    chung và cây lúa nói riêng, bởi vì lúa là một trong những mặt hàng xuất khẩu
    quan trọng của nước ta. Vì vậy mà hệ thống thuỷ lợi có vai trò tác động rất
    lớn đối với nền kinh tế của đất nước ta như sau:
    a. Về tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp
    - Nhờ có hệ thống thuỷ lợi mà có thể cung cấp nước cho những khu
    vực bị hạn chế về nước tưới tiêu cho nông nghiệp đồng thời khắc phục được
    tình trạng khi thiếu mưa kéo dài và gây ra hiện tượng mất mùa mà trước đây
    tình trạng này là phổ biến. Mặt khác nhờ có hệ thống thuỷ lợi cung cấp đủ
    nước cho đồng ruộng từ đó tạo ra khả năng tăng vụ, vì hệ số quay vòng sử
    dụng đất tăng từ 1,3 lên đến 2-2,2 lần đặc biệt có nơi tăng lên đến 2,4-2,7 lần.
    Nhờ có nước tưới chủ động nhiều vùng đã sản xuất được 4 vụ. Trước đây do
    hệ thống thuỷ lợi ở nước ta chưa phát triển thì lúa chỉ có hai vụ trong một
    năm. Do hệ thống thuỷ lợi phát triển hơn trước nên thu hoạch trên 1 ha đã đạt
    tới 60-80 triệu đồng, trong khi nếu trồng lúa 2 vụ chỉ đạt trên dưới 10 triệu
    8

    đồng. Hiện nay do có sự quan tâm đầu tư một cách thích đáng của Đảng và
    Nhà nước từ đó tạo cho ngành thuỷ lợi có sự phát triển đáng kể và góp phần
    vào vấn đề xoá đói giảm nghèo, đồng thời sản lượng lương thực tăng nhanh
    đã đưa Việt Nam xếp hạng thứ 2 trên Thế giới về xuất khẩu gạo và có một
    nguồn thu ngoại tệ đáng kể góp phần ổn định cán cân thanh toán quốc tế .
    Ngoài ra, nhờ có hệ thống thuỷ lợi cũng góp phần vào việc chống hiện tượng
    sa mạc hoá.
    - Tăng năng xuất cây trồng, tạo điều kiện thay đổi cơ cấu nông nghiệp,
    giống loài cây trồng, vật nuôi, làm tăng giá trị tổng sản lượng của khu vực.
    - Cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân nhất
    là những vùng khó khăn về nguồn nước, tạo ra cảnh quan mới.
    b. Đê điều – Phòng chống giảm nhẹ thiên tai
    Đã nâng cấp và xây dựng mới 5.700 km đê sông, 3.000 km đê biển,
    23.000 km bờ bao, hàng nghìn cống dưới đê, hàng trăm cây số kè. Thuỷ lợi
    góp phần vào việc chống lũ lụt do xây dựng các công trình đê điều . từ đó
    bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi cho họ
    tăng gia sản xuất.
    + Về đê sông: Ở miền Bắc, nhờ sự hỗ trợ điều tiết của hồ Hoà Bình,
    Thác Bà, hệ thống đê sông Hồng và Thái Bình đã đảm bảo chống được lũ Hà
    Nội ở cao trình 13,40m ứng với tần suất 125 năm/lần. Khi hồ Tuyên Quang đi
    vào vận hành, tần suất được nâng lên 250 năm và khi hồ Sơn La đi vào vận
    hành, tần suất được nâng lên 500 năm. Ở Bắc Trung bộ, đê sông Mã, sông Cả
    chống được lũ lịch sử chính vụ không bị tràn. Ở Đồng bằng sông Cửu Long,
    hệ thống bờ bao đã chống được lũ sớm, lũ tiểu mãn để bảo vệ vụ lúa Hè –
    Thu và các điểm dân cư trong vùng kiểm soát lũ.
    + Về đê biển: Hệ thống đê biển ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ có thể ngăn
    mặn và triều tần suất 10% khi gặp bão cấp 9.
     
Đang tải...