Thạc Sĩ Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực công tác đấu thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng công

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sỹ
    File: Word


    MỤC LỤC



    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 5
    1.1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 5
    1.1.1 Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng công trình. 5
    1.1.2 Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình. 5
    1.1.3 Công trình xây dựng yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật 6
    1.1.4 Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật của công trình xây dựng. 6
    1.1.5 Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình. 6
    1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP. 7
    1.2.1 Một số khái niệm 7
    1.2.2 Kinh nghiệm tổ chức đấu thầu của ngân hàng thế giới (WB) và ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) 9
    1.2.3 Công tác tổ chức đấu thầu tại Việt Nam hiện nay. 11
    1.3 CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN TỚI ĐẤU THẦU 13
    1.4 QUY TRÌNH VÀ NỘI DUNG ĐẤU THẦU 15
    1.4.1 Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu. 15
    1.4.2 Bước 2: Mời thầu. 15
    1.4.3 Bước 3: Nộp và nhận hồ sơ dự thầu. 15
    1.4.4 Bước 4: Mở thầu. 16
    1.4.5 Bước 5: Đánh giá hồ sơ dự thầu. 16
    1.4.6 Bước 6: Trình duyệt kết quả đấu thầu. 16
    1.4.7 Bước 7: Công bố kết quả đấu thầu. 16
    1.4.8 Bước 8: Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. 16
    1.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐẦU THẦU XÂY LẮP CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 17
    1.5.1 Hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu. 17
    1.5.2 Năng lực của chủ đầu tư. 18
    1.5.3 Năng lực các nhà thầu xây lắp. 19
    1.5.4 Năng lực các tổ chức tư vấn. 20
    1.5.5 Vấn đề về vốn và việc áp đụng đơn giá trong đấu thầu. 22
    Kết luận chương 1. 24
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH THÀNH PHỐ MÓNG CÁI. 25
    2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH THÀNH PHỐ MÓNG CÁI 25
    2.1.1 Điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế thành phố Móng Cái 25
    2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Ban QLDA 29
    2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ban. 29
    2.1.3.1 Mô hình hoạt động của Ban. 29
    2.1.3.2 Tổ chức hoạt động. 30
    2.2 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA THUỘC BAN QUẢN LÝ 33
    2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ TRONG NHỮNG NĂM QUA 36
    2.3.1 Tiến trình thực hiện dự án tại Ban. 36
    2.3.1.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư. 36
    2.3.1.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư. 37
    2.3.1.3 Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. 40
    2.3.2 Những mặt đạt được. 41
    2.3.3 Những tồn tại, thiếu sót cần khắc phục. 42
    2.4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẦU THẦU TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN TRONG NHỮNG NĂM QUA 45
    2.4.1 Đánh giá công tác đấu thầu tại Ban QLDA 45
    2.4.2 Những kết quả đạt được. 54
    2.4.2.1 Tiết kiệm về chi phí 56
    2.4.2.2 Đảm bảo về chất lượng và tiến độ thực hiện dự án. 59
    2.4.2.3 Năng lực của các cán bộ tham gia công tác đấu thầu. 60
    2.4.2.4 Trình tự thực hiện tổ chức đấu thầu nghiêm túc. 61
    2.4.2.5 Nghiêm túc thực hiện việc phân cấp quản lý theo quy định. 61
    2.4.3 Những tồn tại và nguyên nhân. 62
    2.4.3.1 Khó khăn trong việc thực hiện văn bản pháp luật về đấu thầu. 62
    2.4.3.2 Công tác đào tạo cán bộ cho hoạt động đấu thầu tại Ban chưa được quan tâm đúng mức 63
    2.4.3.3 Công tác quản lý sau đấu thầu đối với nhà thầu xây lắp. 64
    2.4.3.4 Mô hình xét thầu còn hạn chế. 65
    2.4.3.5 Quản lý thực hiện trong đấu thầu bộc lộ nhiều kẽ hở. 66
    Kết luận chương 2. 67
    CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY LẮP THUỘC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH THÀNH PHỐ MÓNG CÁI. 69
    3.1 ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRONG THỜI GIAN TỚI. 69
    3.1.1 Điều hòa vốn cho công trình trong thời gian tới 69
    3.1.2 Đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp thiết 70
    3.1.3 Hạn chế phát sinh làm tăng giá trị gói thầu. 71
    3.1.4 Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đầu tư xây dựng nông thôn mới 72
    3.2 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI BAN 74
    3.2.1 Thuận lợi trong công tác tổ chức đấu thầu. 75
    3.2.2 Khó khăn trong việc bố trí vốn và quản lý thực hiện đấu thầu. 76
    3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI BAN 77
    3.3.1 Từng bước kiện toàn bộ máy xét thầu tại Ban. 77
    3.3.2 Vận dụng phương pháp chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để ra quyết định cho thang điểm kỹ thuật xét thầu 79
    3.3.3 Kiểm soát chi tiết giảm giá dự thầu của nhà thầu. 82
    3.3.4 Áp dụng công nghệ thông tin vào tổ chức đấu thầu. 87
    3.3.5 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho công tác đấu thầu. 89
    3.3.6 Xử lý nghiêm sai phạm hành chính về công tác đấu thầu. 90
    3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MỘT SỐ GIẢI PHÁP. 91
    3.4.1 Kiến nghị về phía nhà nước và các cơ quan liên quan. 91
    3.4.1.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu. 91
    3.4.1.2 Nên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong đấu thầu 92
    3.4.2 Kiến nghị với Ban quản lý dự án công trình thành phố Móng Cái 93
    3.4.3 Kiến nghị với các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, nhà thầu xây lắp. 93
    KẾT LUẬN 96
    KIẾN NGHỊ. 97














    DANH MỤC HÌNH

    Hình 1.1 Khái quát hoạt động đấu thầu xây lắp. 8
    Hình 1.2 Quy trình tham gia dự thầu của nhà thầu. 9
    Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của Ban quản lý. 30
    Hình 2.2: Biểu đồ phân bố vốn đầu tư qua các năm (2007 – 2012) 34
    Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện mức tiết kiệm sau đấu thầu đối với các năm 58
    Hình 2.4: Tỷ lệ tiết kiệm sau đấu thầu đối với các năm (2007 – 2012) 58
    Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ gói thầu hoàn thành đúng thời hạn. 60
    Hình 2.6: Mô hình xét thầu đang áp dụng tại Ban. 65

    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 2.1: Đầu tư xây dựng cơ bản các loại công trình theo các năm 34
    Bảng 2.2: Tỷ lệ % đầu tư các loại công trình theo các năm 35
    Bảng 2.3: Đánh giá về mặt năng lực và kinh nghiệm 49
    Bảng 2.4: Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật 50
    Bảng 2.5: Giá đánh giá sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh. 50
    Bảng 2.6: Kết quả đánh giá của các nhà thầu gói số 2. 52
    Bảng 2.7: Kết quả đánh giá của các nhà thầu gói số 3. 53
    Bảng 2.8: Các công trình đầu thầu qua các năm (2007 – 2012). 55
    Bảng 2.9: Kết quả đạt được thông qua đấu thầu. 56
    Bảng 2.10: Chi phí tiết kiệm được thông qua đấu thầu. 57
    Bảng 2.11: Tiến độ thực hiện gói thầu. 59
    Bảng 3.1: Kết quả cho điểm của một chuyên gia. 80
    Bảng 3.2: Thang điểm kỹ thuật của các chỉ tiêu. 81




    KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN

    QH : Quốc hội
    NĐ : Nghị định
    CP : Chính phủ
    TT : Thông tư
    QĐ : Quyết định
    TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
    BXD : Bộ Xây dựng
    UBND : Uỷ ban nhân dân
    QLDA :Quản lý dự án
    NTM : Nông thôn mới
    HSMT : Hồ sơ mời thầu
    HSDT : Hồ sơ dự thầu
    Bộ KH-DT : Bộ Kế hoạch-Đầu tư
    ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á
    WB : Ngân hàng Thế giới


    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Móng Cái là thành phố mới của tỉnh Quảng Ninh có tiềm năng về đất đai để phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các cơ sở hạ tầng, có nguồn nhân lực dồi dào, vị trí địa lý vùng biên. Trong bối cảnh hiện tại, việc phát triển kinh tế Móng Cái sẽ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh trong tương lai. UBND Thành phố Móng Cái hàng năm cũng đầu tư một khoản tiền ngân sách tương đối lớn cho hoạt động đầu tư. UBND thành phố Móng Cái luôn ý thức được đấu thầu có một vai trò quan trọng trong giai đoạn thực hiện đầu tư, quyết định đến sự thành công của công cuộc đầu tư. Vì vậy trong những năm qua, UBND thành phố Móng Cái đã giao cho Ban quản lý dự án công trình thành phố Móng Cái tổ chức những cuộc đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp và tiết kiệm được nguồn ngân sách đang còn hạn chế.
    Ban quản lý dự án công trình thành phố Móng Cái với vai trò là đại diện chủ đầu tư, là cơ quan điều hành thực thi các dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Móng Cái do UBND thành phố Móng Cái giao. Do vậy, đấu thầu là một công tác đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình quản lý dự án tại Ban, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước.
    Nhằm quản lý chất lượng xây dựng công trình cần phải có những công tác kiểm soát chặt chẽ. Trong đó công tác lựa chọn nhà thầu đủ điều kiện về năng lực tham gia xây dựng các công trình thông qua đấu thầu là một công tác quan trọng nhằm quản lý chất lượng công trình, đưa công trình vào phục vụ kịp thời, nâng cao hiệu quả của công trình. Đấu thầu là nhằm thực hiện tính cạnh tranh công bằng, minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án.
    Như vậy thông qua hoạt động đấu thầu mà chủ đầu tư lựa chọn được đơn vị đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, thực hiện dự án với chất lượng cao nhất, chi phí thấp nhất. Trên thực tế hoạt động đấu thầu đã chứng tỏ được sự cần thiết và tầm quan trọng của nó trong cơ chế thị trường, nó không chỉ mang lại lợi ích cho nhà thầu mà còn mang lại lợi ích cho chủ đầu tư. Vì vậy phương thức đấu thầu càng trở lên là một phương thức sản xuất kinh doanh trong xây dựng không chỉ ở nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới. Nó được nhìn nhận như một điều kiện thiết yếu để đảm bảo thành công cho các nhà đầu tư dù họ thuộc nhà nước hay tư nhân, dù họ đầu tư trong hay ngoài nước.
    Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, quy mô cũng như tốc độ hoạt động trong ngành xây dựng của nước ta ngày càng được mở rộng, thị trường xây dựng ngày một trở nên sôi động hơn, cạnh tranh trong xây dựng ngày một quyết liệt hơn.
    Các nhà thầu phải luôn luôn nỗ lực để nâng cao năng lực của mình. Hoạt động đấu thầu ngày càng trở nên có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp xây dựng. Tính cấp thiết của vấn đề nêu trên cũng chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ “Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực công tác đấu thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc Ban quản lý dự án công trình thành phố Móng Cái”.
    2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
    Mục đích của đề tài là đề xuất được một số giải pháp nâng cao năng lực công tác đấu thầu xây lắp tại Ban quản lý dự án công trình thành phố Móng Cái, trên cơ sở hệ thống hóa những cơ sở lý luận về hoạt động đấu thầu, năng lực đấu thầu, từ những phân tích thực trạng hoạt động đấu thầu trong thời gian vừa qua một cách khách quan, luận văn đưa ra một số giải pháp khả thi, có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu.
    3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Cách tiếp cận cơ sở lý luận và khoa học của các phương pháp, hình thức lựa chọn nhà thầu. Đồng thời luận văn cũng nghiên cứu các quy định của Nhà nước để áp dụng phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài trong điều kiện Việt Nam nói chung và tại Ban quản lý dự án công trình thành phố Móng Cái nói riêng.
    Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu sau đây: phương pháp hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng; phương pháp điều tra khảo sát; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích so sánh; phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa.
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là hoạt động đấu thầu và năng lực của Ban quản lý dự án, nhà thầu trong hoạt động đấu thầu.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các vấn đề được luận văn tập trung nghiên cứu giới hạn trong lĩnh vực đấu thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc Ban quản lý dự án công trình thành phố Móng Cái.
    5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
    5.1. Ý nghĩa khoa học:
    Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về hoạt động đấu thầu, các văn bản quy định quy trình và nội dung về công tác đấu thầu từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực đấu thầu trong lĩnh vực xây lắp.
    5.2. Ý nghĩa thực tiễn:
    Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, khả thi cho các Ban quản lý dự án trong hoạt động đấu thầu xây lắp.
    6. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC:
    Tổng quan cơ sở lý luận về công tác đấu thầu, các văn bản quy định quy trình và nội dung về công tác đấu thầu.
    Phân tích thực trạng công tác tổ chức và năng lực đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc ban quản lý dự án thành phố Móng Cái quản lý.
    Đề xuất được những giải pháp nhằm nâng cao năng lực công tác đấu thầu xây lắp trên địa bàn thành phố Móng Cái.
    Đề tài giúp nâng cao chất lượng công trình khi lựa chọn được nhà thầu xây lắp đảm bảo các tiêu chí về mặt kinh tế và kỹ thuật.
    7. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
    Nội dung đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận kiến nghị, luận văn có ba chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự án và đấu thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng công trình
    Chương 2: Thực trạng công tác đấu thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án công trình thành phố Móng Cái
    Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực công tác đấu thầu xây lắp thuộc Ban quản lý dự án công trình thành phố Móng Cái
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...