Chuyên Đề Đề xuất một số giải pháp cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu hàng da giày Việt Nam trong bối

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Đề xuất một số giải pháp cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu hàng da giày Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
    LỜI MỞ ĐẦU

    1/ Tính cấp thiết của đề tài
    Phát triển thương hiệu là một vấn đề đang được rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh thế quốc tế như hiện nay. Thương hiệu không chỉ đơn thuần là dấu hiệu phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp với tổ chức khác, mà còn là cơ sở để khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường cũng như uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp đối với khách hàng.
    Phát triển thương hiệu luôn là ưu tiên hàng đầu của những ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên đối với ngành da giày của Việt Nam – 1 ngành xuất khẩu lớn của đất nước, vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu vẫn chưa được đặt đến tầm của nó. Với vị thế là nước xuất khẩu lớn thứ nhì, thứ ba vào một số thị trường lớn như thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu, Nam Mỹ, trong khi đó không có nhiều người tiêu dùng trên thế giới biết rằng họ đang tiêu dùng hàng Việt Nam. Điều này lý giải cho việc chúng ta chỉ thu được lợi nhuận nhỏ từ việc xuất khẩu một khối lượng lớn và ngành da giày hiện nay vẫn được cho là chủ yếu là bán sức lao động là chính. Vì thế, để ngành da giày Việt Nam có thể có những bước phát triển đột phá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì việc xây dựng và phát triển thương hiệu là cả một quá trình đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng và đầu tư thích đáng của doanh nghiệp.

    2/ Mục đích nghiên cứu đề tài
    Đưa ra các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho ngành da giày Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

    3/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
    - Đối tượng nghiên cứu : vấn đề phát triển thương hiệu của ngành da giày Việt Nam
    - Phạm vị nghiên cứu :
    1. Số liệu : từ năm 2006 – 2008
    2. Nội dung : nghiên cứu các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập KTQT.

    4/ Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương phá tổng hợp, diễn giải,

    5/ Kết cấu của đề tài
    Nội dung của đề án gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận chung về thương hiệu của hàng hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
    Chương 2: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu hàng da giày của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
    Chương 3: Đề xuất một số giải pháp cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu hàng da giày Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU CỦA HÀNG HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 3
    1.1/ Khái niệm thương hiệu 3
    1.2/ Các yếu tố thương hiệu 5
    1.2.1/ Nhãn hiệu hàng hóa 5
    1.2.2/ Tên thương mại 5
    1.2.3/ Tên gọi xuất xứ hàng hóa 5
    1.2.4/ Chỉ dẫn địa lý 6
    1.2.5/ Kiểu dáng công nghiệp 6
    1.2.6/ Sáng chế và giải pháp hữu ích 6
    1.3/ Vai trò của thương hiệu 7
    1.3.1. Vai trò và tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp. 7
    1.3.2/ Vai trò của thương hiệu đối với nền kinh tế trong điều kiện hội nhập 10
    1.4/ Nội dung hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu: 10
    1.5/ Các điều kiện để xây dựng thành công thương hiệu: 17

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU HÀNG DA GIÀY CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 19
    2.1/ Thực trạng xuất khẩu hàng da giày Việt Nam 2004 – 2008 19
    2.1.1/ Kim ngạch xuất khẩu 19
    2.1.2/ Hình thức và chủng loại xuất khẩu 21
    2.1.3/ Những thị trường xuất khẩu chủ yếu của mặt hàng da giày Việt Nam 22
    2.2/ Thực trạng phát triển thương hiệu hàng da giày Việt Nam 25
    2.2.1/ Điểm mặt một số thương hiệu da giày thành công của Việt Nam 25
    2.2.1.1/ Công ty giày T&T 25
    2.2.1.2/ Công ty giày Biti’s 26
    2.2.1.3/ Công ty Vina Giày 27
    2.2.1.4/ Công ty giày Thượng Đình 28
    2.3/ Đánh giá chung về tình hình xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu của ngành da giày Việt Nam trong thời gian qua 30
    2.3.1/ Những thành tựu đã đạt được 30
    2.3.2/ Những vấn đề tồn tại 30
    2.3.3/ Nguyên nhân của tồn tại 31

    CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU HÀNG DA GIÀY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 32
    Giải pháp về phía doanh nghiệp 32
    Giải pháp về phía nhà Nước: 33
    Giải pháp về phía hiệp hội: 34

    KẾT LUẬN 36
     
Đang tải...