Đề xuất một số biện pháp nâng cao tính hiệu quả của công tác chọn mẫu trong các nghiên cứu giáo dục

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2012-04
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Lê Thạch
    Các thành viên tham gia: CN. Trần Thị Hương Giang
                                                  ThS. Đặng Xuân Cương
    Thời gian bắt đầu/kết thúc:Từ tháng 8 năm 2012/ tháng 8 năm 2013

    2. Tính cấp thiết

    Trong nghiên cứu giáo dục, để có thể có được những phân tích thực trạng, lý giải nguyên nhân, rút ra kết luận, đề xuất khuyến nghị, . đúng đắn và hợp lý, khoa học thì cần phải điều tra giáo dục. Điều tra thực trạng giáo dục luôn được thực hiện ở nhiều quy mô khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của vấn đề nghiên cứu. Song nói chung đều được tiến hành trên mẫu đại diện cho một tổng thể nghiên cứu và luôn xảy ra sai số trong quá trình tiến hành. Bản thân các vấn đề như thế nào là mẫu có tính đại diện, sai số bao nhiêu thì chấp nhận được, cỡ mẫu bao nhiêu là hợp lý để không bị thừa đối tượng, thiếu thông tin, . đều cần phải được nghiên cứu thấu đáo, bài bản.

    Chọn mẫu đại diện để điều tra cho tổng thể nghiên cứu là vô cùng quan trọng, không những đảm bảo độ chính xác cho những phân tích, nhận định, kết luận được rút ra, mà còn phải phù hợp với nguồn kinh phí để đạt được hiệu quả cao. Hiệu quả được xác định từ sự tương quan giữa những yếu tố đầu vào và những điều đạt được ở đầu ra. Nâng cao hiệu quả nghiên cứu được hiểu là tối thiểu hóa những yếu tố đầu vào nhưng vẫn đạt được tối đa hóa những yêu cầu đầu ra của vấn đề nghiên cứu. Ở mỗi vấn đề nghiên cứu, đặc điểm của đối tượng tổng thế (thuộc tính cần nghiên cứu) rất khác nhau, do đó khung chọn mẫu, cỡ tổng thể, cỡ mẫu đại diện cũng rất khác nhau. Nên có thể nói rằng, chọn mẫu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của một nghiên cứu giáo dục, đặc biệt là độ chính xác của những phân tích đánh giá, nhận định về thực trạng, và ảnh hưởng lớn đến những kết luận được rút ra từ thực trạng đó. Nếu mẫu được chọn không đại diện cho tổng thể thì cho dù công cụ điều tra có tốt đến đâu, phương pháp phân tích, xử lý thông tin có hiện đại đến đâu cũng khó có thể đưa ra được kết luận chính xác cho tổng thể nghiên cứu.

    Tuy nhiên, hầu như chưa có một nghiên cứu nào về chọn mẫu cho các nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam một cách hệ thống, tức là chưa đề cập đến quy mô, khung mẫu, cỡ mẫu, cách chọn mẫu, xác suất chọn mẫu, sai số mẫu, . để phù hợp và tăng tính hiệu quả của một nghiên cứu giáo dục.

    Để góp phần trợ giúp cho các nghiên cứu giáo dục có được những cơ sở lý luận trong việc thiết kế các cuộc điều tra giáo dục với những đối tượng, quy mô, chi phí hợp lý và thu được những thông tin đảm bảo độ chính xác chấp nhận được thì việc nghiên cứu để đề ra những biện pháp nâng cao tính hiệu quả của công tác chọn mẫu trong nghiên cứu giáo dục ở nước ta là thực sự cần thiết.

    Để đáp ứng yêu cầu trên, đề tài 'Đề xuất một số biện pháp nâng cao tính hiệu quả của công tác chọn mẫu trong các nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam' đã được hình thành.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Đề xuất được một số biện pháp để nâng cao tính hiệu quả của công tác chọn mẫu trong các nghiên cứu giáo dụccó điều tra chọn mẫu.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
    - Một số phương pháp, kĩ thuật thiết kế mẫu, chọn mẫu, hiệu quả của công tác chọn mẫu trong nghiên cứu giáo dục
    - Phân tích thực trạng chọn mẫu trong khuôn khổ đề tài: phương pháp, kĩ thuật thiết kế mẫu, chọn mẫu, hiệu quả chọn mẫu
    - Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả chọn mẫu trong nghiên cứu giáo dục.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài tập trung vào nghiên cứu các phương pháp và kỹ thuật thiết kế mẫu và chọn mẫu trong các nghiên cứu giáo dục có điều tra chọn mẫu.

    Đề tài sẽ tổ chức thu thập thông tin về thực trạng thiết kế mẫu, chọn mẫu trong một số công trình nghiên cứu giáo dục với quy mô đề tài (cấp Viện, cấp Bộ, cấp Nhà nước) do Viện KHGD Việt Nam chủ trì, và với quy mô đề án (khảo sát trên diện rộng) do Bộ GD&ĐT chủ trì.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp nghiên cứu lý luận: tổng hợp, phân tích, các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu chọn mẫu trong các nghiên cứu khoa học giáo dục
    - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra khảo sát và thu thập thông tin qua các phiếu hỏi, các phỏng vấn sâu
    - Phương pháp định tính: thu thập thông tin qua phỏng vấn trực tiếp có cấu trúc, bán cấu trúc
    - Phương pháp chuyên gia: trao đổi, thảo luận, xin ý kiến chuyên gia về các vấn đề nghiên cứu.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: Đề tài gồm 3 chương:

    Chương 1. Một số vấn đề lý luận của đề tài

    1.1. Một số khái niệm
    1.2. Một số lý luận về điều tra giáo dục
    1.3. Hiệu quả của công tác chọn mẫu trong nghiên cứu giáo dục
    1.4. Một số lý luận về phương pháp chọn mẫu và ước tính cỡ mẫu

    Chương 2. Thực trạng công tác chọn mẫu nghiên cứu trong các nghiên cứu giáo dục

    2.1. Thực trạng về chọn mẫu trong các luận văn, luận Án về giáo dục năm 2012 đến nay
    2.2. Thực trạng về chọn mẫu trong các đề tài nghiên cứu về giáo dục năm 2012 đến nay
    2.3. Thiết kế chọn mẫu của một số nghiên cứu lớn diễn ra ở Việt Nam

    Chương 3. Giải pháp xác định mẫu nghiên cứu trong các nghiên cứu giáo dục

    3.1. Xác định mẫu nghiên cứu giáo dục ở quy mô nhỏ
    3.2. Xác định mẫu nghiên cứu giáo dục ở quy mô lớn

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã làm rõ được một số khái niệm: thiết kế, chọn mẫu trong nghiên cứu có điều tra chọn mẫu, các phương pháp chọn mẫu, các loại nghiên cứu trong giáo dục, hiệu quả cuả việc chọn mẫu trong giáo dục, .

    Đề tài đã cung cấp một bức tranh về thực trạng công việc chọn mẫu nghiên cứu trong các luận văn, luận án, các đề tài nghiên cứu khoa học, . Ngoài ra đề tài cũng làm rõ về phương pháp chọn mẫu của những chương trình nghiên cứu đánh giá lớn về giáo dục gần đây của Việt Nam.

    Qua nghiên cứu các vấn đề lí luận và kết quả điều tra thực tế, cho thấy:

    Vấn đề nghiên cứu chọn mẫu được sử dụng khá phổ biến ở các cuộc điều tra khảo sát từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Tuy nhiên, để tính toán đầy đủ và chi tiết để có được mẫu nghiên cứu khoa học và chính xác, hợp lý chưa thực sự được quan tâm đầy đủ. Các phương pháp tính toán và chọn mẫu rất đa dạng và phong phú, được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu từ xã hội, y học, y tế cũng như trong giáo dục. Việc kế thừa, sử dụng các phương pháp chọn mẫu nghiên cứu là điều cần thiết và quan trọng. Cũng từ đó nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số biện pháp cụ thể liên quan tới vấn đề thiết kế mẫu và chọn mẫu trong nghiên cứu giáo dục ở quy mô nhỏ, cũng như xác định mẫu nghiên cứu giáo dục ở quy mô lớn.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Cần phải tiến hành một số nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm nước ngoài về cách ước tính cỡ mẫu và các phương pháp chọn mẫu với những nghiên cứu ở quy mô hẹp, có sự so sánh đối chứng và tác động. Để hỗ trợ cho những nghiên cứu đánh giá tác động hoặc những đánh giá nhỏ khác.

    Cần phải tiến hành tiếp tục một số nghiên cứu về phương pháp thiết kế mẫu, chọn mẫu nghiên cứu trong giáo dục. Nên tìm hiểu kỹ hơn về những nghiên cứu chọn mẫu trong ngành xã hội, y học để có những áp dụng cho ngành giáo dục một cách hợp lý.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...