Tiểu Luận Đề xuất một số biện pháp để khắc phục những sai lầm thường mắc trong khi học kĩ thuật chạy nhanh 60m

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A: PHẦN MỞ ĐẦU

    I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Thể dục, thể thao ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, gắn liền với đời sống nhân dân. Tập luyện thể dục, thể thao đem đến cho con người sự hoàn thiện về mặt thể chất cũng như tinh thần rèn luyện thể lực tăng cường sức khỏe giúp cho con người trong lao động, học tập và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
    Dân tộc Việt Nam đã trải qua 4000 năm dựng nước và giữ nước Thể dục, thể thao luôn gắn liền với mọi người dân.
    Cách đây vừa tròn 62 năm ngày 27- 3- 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 38 thành lập nha thanh niên và thể dục. Bác Hồ đã nêu rõ mục tiêu và hành động của thể dục thể thao Việt Nam Cách mạng là Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công”“Dân cường nước mới thịnh. Vậy công tác thể thao là một công tác cách mạng như bao công tác cách mạng khác. Mục tiêu và hành động đã trở thành kim chỉ nam cho sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao sau này.
    Pháp lệnh Thể dục, thể thao công bố ngày 09- 10- 2000 đã được Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký trước Quốc hội là một minh chứng với hệ thống văn bản này đã làm cơ chế pháp lý góp phần tích cực xây dựng và phát triển sự nghiệp Thể dục, thể thao với xu hướng thể thao thành tích cao và Thể dục, thể thao quần chúng tạo đà cho Thể dục, thể thao phát triển mạnh mẽ hơn.
    Nếu như trong những năm 80 của thế kỷ 20 những danh hiệu vô địch thế giới, vô địch Châu Á còn là những ước mơ xa vời, thì nay thể thao Việt Nam đã có tất cả. Như các môn: Điền kinh, võ, cờ vua, cầu mây, nhảy cầu . Rất nhiều vận động viên được tuyển chọn và đào tạo từ các “Hội khoẻ Phù Đổng”. Đã đem vinh quang về cho tổ quốc từ đấu trường khu vực, châu lục cũng như thế giới rất đáng khích lệ.
    Điền kinh được mệnh danh là môn thể thao “Nữ Hoàng”, bởi nó giữ một vai trò trọng yếu và cơ bản, làm nền tảng cho hầu hết các môn thể thao.
    Ở Việt Nam, Điền kinh được xác định là môn thể thao chủ yếu trong hệ thống giáo dục thể chất và trong huấn luyện thể thao. Điền kinh còn là môn thể thao được đông đảo quần chúng tham gia tập luyện. Trong chương trình đào tạo của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên ngành thể thao, Điền kinh cũng là môn học chủ yếu đối với học sinh.
    Tuy nhiên, nền TDTT nước ta còn ở trình độ thấp so với các nước trên thế giới, phong trào TDTT quần chúng chưa phát triển sâu rộng, số người tham gia tập luyện TDTT còn ít, hiệu quả GDTT trong trường học còn thấp. Mặt khác trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại. Chính xu thế ấy, máy móc thay thế cho lao động tay chân, dẫn đến nguy cơ con người bị “Đói vận động” là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh nghề nghiệp khác. Giới trẻ hôm nay đang chịu ảnh hưởng của nguy cơ “Đói vận động” bởi họ phải lao động tập trung trong điều kiện thời gian kéo dài mà thiếu vận động thể lực. Chính vì lẽ đó, GDTC cho thế hệ trẻ là một yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết trong xã hội hiện đại. Đó không chỉ là sự quan tâm của ngành giáo dục mà mối quan tâm của toàn xã hội.
    Do vậy Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh về chất lượng và hiệu quả giáo dục của thế hệ trẻ, phát triển về số lượng nhưng đảm bảo chất lượng. Nghị quyết chỉ rõ “Phát triển phong trào sâu rộng trong cả Nước, trước hết là thanh niên, thiếu niên, tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệu quả GDTC trong trường học, trong các lực lượng dự bị quốc phòng và lực lượng vũ trang” (Chủ tịch Hồ Chí Minh với TDTT: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. NXB TDTT Hà Nội 2000 trang 173).
    Như vậy việc coi trọng GD- ĐT cơ sở phát huy nhân tố con người trong GDTC. Giáo dục sức khỏe là một trong những mặt giáo dục của con người phát triển toàn diện cơ sở bền vững để tồn tại lâu dài của mỗi đất nước, mỗi dân tộc bắt nguồn từ sự không những chăm lo của sự nghiệp phát triển con người về mọi mặt trong đó đầu tư nhằm chuẩn bị thể lực, nâng cao thể chất, nâng cao sức khỏe cho học sinh nói chung và đặt biệt là học sinh THCS nói riêng là một vấn đề quan trọng hết sức cần thiết. Nhận thức được điều quan trọng này, ngành GD- ĐT đã nhanh chóng kịp thời đưa môn TDTT làm môn bắt buộc đối với các trường học. Trang bị cho các em tố chất thể lực: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo. Trong đó với học sinh THCS thì sự phát triển sức nhanh được chú trọng hơn với các tình huống biến đổi xung quanh, là một trong những yếu tố nâng cao thành tích thể thao.
    Song ngày nay việc giáo dục thể chất ở các trường phổ thông còn gặp nhiều khó khăn, việc giáo dục phát triển sức nhanh trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, phương tiện tập luyện chưa đầy đủ, thiếu sự tích cực, tự giác tập luyện của học sinh. Vì vậy vấn đề đặt ra cho những người làm công tác TDTT là tìm hiểu và lựa chọn một số bài tập, động tác bổ trợ phù hợp với khả năng học sinh.
    Sự nhạy cảm và phát triển sức nhanh ở lứa tuổi này có vị trí rất quan trọng cho quá trình chuẩn bị thể lực, bởi vì sức nhanh là tổ hợp của nhiều yếu tố. Ngoài yếu tố bẩm sinh ra còn có yếu tố sức mạnh tốc độ, sức bền chuyên môn, kỹ thuật tính nhịp điệu phản ứng chính xác.
    Vì thế điều kiện thực tế nhằm phát triển sức nhanh giúp cho tập luyện được tốt hơn và làm nền tảng cho các em đủ thể lực. Mà trong nhà trường việc giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là nội dung quan trọng hàng đầu trong chiến lượt phát triển con người toàn diện về “ Thể dục, trí dục, mĩ dục,đức dục”, góp phần nâng cao sức khỏe và hình thành nhân cách tốt cho học sinh.
    Là một người thầy giáo làm công tác giáo dục thể chất ở bậc trung học cơ sở. Trong quá trình giảng dạy các môn thể dục trong chương trình thể dục chính khoá. Tôi nhận thấy môn chạy nhanh là môn học đòi hỏi phát triển các tố chất vận động sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự mềm dẻo, khéo léo. Nhằm phát triển toàn diện thể chất, trí tuệ của học sinh ở lứa tuổi trung học cơ sở. Học sinh đang trên đà phát triển, quá trình hưng phấn chiếm yêu thế nên các em hiếu động ham chơi, nhưng nhanh nhàm chán, làm ảnh hưởng đến thành tích của môn học. Để phát triển được sức nhanh của các em có triển vọng năng khiếu thể thao đưa vào huấn luyện bổ sung lực lượng vận động viên kế cận, tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài: Đề xuất một số biện pháp để khắc phục những sai lầm thường mắc trong khi học kĩ thuật chạy nhanh 60m cho học sinh trung học cơ sở.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...