Luận Văn Đề xuất mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ ở Việt Nam theo kinh nghiệm của Thế giới

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ngoại Thương
    Hà Nội, tháng 5 năm 2013

    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD
    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC BẢNG .i
    DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ .ii
    DANH MỤC VIẾT TẮT iii
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ VÀ CÁC LÝ THUYẾT CẢNH BÁO SỚM KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ TRÊN THẾ GIỚI 4
    1.1. Tổng quan về khủng hoảng tiền tệ .4

    1.1.1. Các định nghĩa 4

    1.1.1.1. Tổng quan về tiền tệ . 4

    1.1.1.2. Định nghĩa khủng hoảng tiền tệ . 5

    1.1.2. Phân biệt và so sánh các loại khủng hoảng 8

    1.1.3. Một số nguyên nhân chính của khủng hoảng tiền tệ 9

    1.1.3.1. Nguyên nhân bên trong 9

    1.1.3.2. Nguyên nhân bên ngoài 10

    1.1.3.3. Hệ lụy từ các cuộc khủng hoảng khác 11

    1.1.4. Tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ 12

    1.1.4.1. Về mặt lý thuyết 12

    1.1.4.2. Thực tế rút ra từ cuộc KHTT châu Á 16

    1.2. Các lý thuyết cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ .19

    1.2.1. Thuyết khủng hoảng thế hệ thứ nhất 19

    1.2.2. Thuyết khủng hoảng thế hệ thứ hai . 21

    1.2.3. Thuyết khủng hoảng thế hệ thứ ba 23

    1.2.4. Thuyết khủng hoảng thế hệ thứ tư 25

    CHƯƠNG 2: MỘT SỐ DẠNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ TIÊU BIỂU VÀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẢNH BẢO KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ CHO VIỆT NAM . 26
    2.1. Một số dạng mô hình cảnh báo KHTT tiêu biểu 26

    2.1.1. Mô hình hồi quy logit 26

    2.1.2. Mô hình tín hiệu 26

    2.1.3. Mô hình Neuro Fuzzy 28


    2.1.4. Mô hình chuyển đổi trạng thái Markov . 29

    2.2. Đề xuất xây dựng mô hình cảnh báo KHTT cho Việt Nam 31

    2.2.1. Lựa chọn dạng mô hình . 31

    2.2.1.1. Mô hình Neuro Fuzzy . 31

    2.2.1.2. Mô hình tín hiệu . 31

    2.2.1.3. Mô hình chuyển đổi trạng thái Markov . 32

    2.2.1.4. Mô hình logit 32

    2.2.2. Lựa chọn biến số, dữ liệu và dấu dự kiến 33

    2.2.2.1. Xây dựng biến số đại diện cho khủng hoảng tiền tệ . 33

    2.2.2.2. Lựa chọn các biến số tác động, dữ liệu và dấu dự kiến . 35

    2.2.3. Các kết quả và một số bàn luận 45

    2.2.4. Đánh giá tác động của các biến trong mô hình 48

    2.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình với Việt Nam và đánh giá ưu –

    nhược điểm của mô hình 50

    2.3.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình với Việt Nam 50

    2.3.2. Đánh giá ưu – nhược điểm của mô hình . 52

    CHƯƠNG 3: DỰ BÁO NGUY CƠ XẢY RA KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ Ở

    VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ GỢI Ý CÁC CHÍNH SÁCH 59

    3.1. Nguy cơ xảy ra KHTT ở Việt Nam trong thời gian tới 59

    3.1.1. Từ mô hình hồi quy tới thực tiễn ở Việt Nam . 59

    3.1.2. Các kịch bản KHTT ở Việt Nam 61

    3.1.2.1. Kịch bản KHTT thế hệ thứ nhất 61

    3.1.2.2. Kịch bản KHTT thế hệ thứ hai 62

    3.1.2.3. Kịch bản KHTT thế hệ thứ ba . 63

    3.1.2.4. Kịch bản KHTT thế hệ thứ tư . 64

    3.2. Gợi ý các chính sách trung và dài hạn ngăn ngừa KHTT ở Việt Nam 66

    3.2.1. Các chính sách kinh tế vĩ mô . 67

    3.2.2.1. Chính sách tiền tệ 67

    3.2.2.2. Chính sách tài khóa và sự phối hợp với chính sách tiền tệ . 68

    3.2.2.3. Chính sách tỷ giá và quản lý dự trữ ngoại hối 71

    3.2.2.4. Sự nhất quán giữa các chính sách kinh tế vĩ mô 73

    3.2.2.5. Nâng cao tính minh bạch thông tin vĩ mô và đánh giá rủi ro 74


    3.2.2. Các giải pháp củng cố thị trường tài chính . 76

    3.2.3. Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý tài chính, tiền tệ . 77

    KẾT LUẬN 79

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 81

    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:

    Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế thế giới bắt đầu ổn định, tuy nhiên sự xuất hiện thường xuyên của các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã làm các nước phải nhìn lại mô hình kinh tế đang vận hành của mình. Mở đầu là cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Âu 1991-1992, sau đó là Mehico 1994-1995, Thái Lan 1997- 1998, Brazil 1999, Argentina 2001 và 2008,vv. Có thể nói, trên con đường phát triển, các nền kinh tế mới nổi đã phải trả giá không ít cho các cuộc khủng hoảng tiền tệ (KHTT). KHTT làm sụt giảm GDP, tăng tỉ lệ thất nghiệp, tháo lưu các dòng vốn làm nền kinh tế vĩ mô mất sự ổn định. Bằng chứng là cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997-1998 đã làm Thái Lan mất 10,5% GDP, Indonesia mất 13,1% và Malaysia mất 7,4% (tác giả tính toán trên số liệu của Worldbank). Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khi cũng chịu ảnh hưởng một phần từ cuộc khủng hoảng này.
    Theo những nghiên cứu gần đây, KHTT thường xảy ra theo sau khủng hoảng ngân hàng do các vấn đề về nợ xấu và làm khủng hoảng ở các ngân hàng trầm trọng thêm, vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 vừa qua đi, khủng hoảng nợ công châu Âu lại leo thang và chưa tìm được lối thoát, Việt Nam lại là nước theo đuổi chính sách kiểm soát tỉ giá hối đoái, phần nào neo giữ VND với USD, một yêu cầu đặt ra là cần phải có một mô hình hiệu quả về cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ, qua đó Việt Nam có thể hoạch định các chính sách vĩ mô phù hợp, điều chỉnh các chính sách hiện hành, tránh một cuộc khủng hoảng không đáng có. Có thể thấy việc phát triển các mô hình cảnh báo ở Việt Nam còn là một vấn đề tương đối mới mẻ và chưa được nghiên cứu sâu, đồng thời, một số bài nghiên cứu về Việt Nam trước đó cũng đã không còn đủ tính cập nhật thông tin và dữ liệu. Vì vậy, nhóm đã quyết định thực hiện một bài nghiên cứu để đề xuất xây dựng một mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ hiệu quả và cập nhật.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Mở đầu trong việc nghiên cứu, Krugman năm 1979 đã đề xuất mô hình dự báo khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ nhất và sau đó được Flood và Garber (1984) cải tiến. Mô hình này gợi ý rằng các yếu tố kinh tế nền tảng là nguyên nhân của KHTT, ví dụ như thâm hụt ngân sách. Các biến được dùng trong mô hình cảnh báo sớm có thể là thâm hụt ngân sách, cung tiền, tín dụng nội địa, thâm hụt tài khoản vãng lai, lãi suất quốc tế, dòng vốn nước ngoài, .
    Các mô hình sau đó được phát triển bởi Obstfeld (1994, 1996) cho rằng khủng hoảng tiền tệ không xuất phát từ yếu tố kinh tế căn bản mà nó tự phát sinh và lây lan theo cơ chế kỳ vọng xuất phát từ tâm lý các nhà đầu cơ và sự theo đuổi các mục tiêu vĩ mô của Chính phủ.
    Cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997-1998 mà tâm điểm là Thái Lan đã tạo một bước tiến trong lĩnh vực nghiên cứu với sự xuất hiện một số mô hình mới thành công trong việc cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ. Velasco (1987), Kaminsky & Reinhart (1999) thấy rằng các vấn đề (nợ xấu) trong hệ thống ngân hàng rõ ràng thường đi trước các cuộc KHTT. KHTT làm tồi tệ hơn khủng hoảng ngân hàng, tạo nên một vòng xoáy khủng hoảng. Tự do hóa tài chính cũng đi trước các cuộc khủng hoảng ngân hàng.
    Breuer (2004) đã đề xuất mô hình mới trong đó tính đến các yếu tố thể chế như: khung pháp luật, luật bảo vệ quyền sở hữu, luật thực hiện hợp đồng, quy định tài chính, chất lượng dịch vụ công, chính phủ ổn định, dân chủ và tham nhũng
    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Đề tài đề xuất mô hình cảnh bảo sớm khủng hoảng tiền tệ ở Việt Nam và gợi ý chính sách vĩ mô phù hợp.
    4. Phương pháp nghiên cứu

    Tổng hợp, phân tích và đánh giá các lý thuyết khủng hoảng và các bài nghiên cứu về mô hình dự báo khủng hoảng tiền tệ trên thế giới.

    Phân tích định lượng thông qua sử dụng dữ liệu thứ cấp và sử dụng phần mềm kinh tế lượng Stata.
    5. Đối tượng nghiên cứu

    Các mô hình cảnh báo khủng hoảng tiền tệ trên thế giới.

    6. Phạm vi nghiên cứu
    Mô hình chạy trên dữ liệu của 10 nước đang phát triển trong giai đoạn tháng 1 năm 2001 – tháng 12 năm 2011 bao gồm: Argentina, Brazil, Indonesia, Malaysia, Mexico, Nga, Philippines, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Kết quả mô hình thu được nhóm sẽ dùng trong phân tích tình hình của riêng Việt Nam.
    7. Kết quả nghiên cứu dự kiến

    Mô hình ước lượng xác suất xảy ra khủng hoảng tiền tệ và các chính sách vĩ mô gợi ý để ngăn ngừa khủng hoảng ở Việt Nam.

    8. Kết cấu của đề tài

    Đề tài sẽ gồm 3 chương:

     Chương 1: Tổng quan về khủng hoảng tiền tệ và các lý thuyết cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ trên thế giới
     Chương 2: Một số dạng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ

    tiêu biểu và đề xuất mô hình cảnh báo khủng hoảng tiền tệ cho Việt Nam

     Chương 3: Dự báo nguy cơ xảy ra khủng hoảng tiền tệ ở Việt Nam trong thời gian tới và gợi ý các chính sách
     

    Các file đính kèm:

    • 12.doc
      Kích thước:
      2.9 MB
      Xem:
      0
    • 12.pdf
      Kích thước:
      2.1 MB
      Xem:
      0
Đang tải...