Tiểu Luận Đề xuất công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia cầm công xuất Q 1000m3/ ngày đêm

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NỘI DUNG TRÌNH BÀY



    1. HIỆN TRẠNG VÀ HỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIA CẦM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM ĐẾN 2020.
    2. TỔNG QUAN VỀ CÁC CƠ SỞ (TRUNG TÂM) GIẾT MỔ GIA CẦM.
    3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI.
    4. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ.



    1. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIA CẦM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
    Ngày 16 tháng 01 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 10/2008/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”. Đây là hành lang pháp lý rất quan trọng và cần thiết, định hướng cho sự phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng. Theo đó cần “đẩy nhanh việc đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp và nuôi chăn thả có kiểm soát” để đến năm 2020, ngành chăn nuôi gia cầm phải trở thành ngành sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững.
    1.1Thực trạng tình hình chăn nuôi gia cầm:
    Chăn nuôi gia cầm là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ 2 (sau chăn nuôi lợn) trong toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam. Hằng năm, cung cấp khoảng 350-450 tấn thịt và hơn 2.5-3.5 tỷ quả trứng. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm của nước ta vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu, năng suất thấp, dịch bệnh nhiều, sản phẩm hàng hóa còn nhỏ bé. Sản xuất chưa ứng với tiềm năng, sản phẩm chưa đủ đáp ứng nhu cầu xã hội. Một lượng sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu từ nước ngoài về rất lớn dù thuế suất cao nhưng các sản phẩm nhập khẩu vẫn từng bước chiếm lĩnh một phần của thị trường. Như vậy chăn nuôi gia cầm còn thị trường rộng lớn ở trong nước nhiều năm tới mà chúng ta cần chủ động chiếm lĩnh.
    Công nghiệp giết mổ, chế biến nhằm cung cấp các sản phẩm sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cáo giá trị sản phẩm chăn nuôi đến nay gần như chưa có gì đáng kể. Đến 01/03/2006, toàn quốc có 136 cơ sở giết mổ, chế biến nhưng phần lớn là các cơ sở nhỏ, dây chuyền thủ công là chính, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, sản phẩm chưa thực sự đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát, quản lý thị trường còn nhiều bất cập, chưa kiểm soát được việc buôn bán, giết mổ trong các nội thành, nội thị nên người đầu tư chưa yên tâm; sản xuất kinh doanh nhiều khi bị thua lỗ nên đến nay công nghiệp chế biến, giết mổ và thị trường sản phẩm chăn nuôi qua chế biến còn gặp rất nhiều khó khăn. Buôn bán, giết mổ thủ công tràn lan làm ô nhiễm môi trường, lây lan phát tán dịch bệnh. Sản phẩm sàn xuất không được chế biến không những làm giảm giá trị ngành chăn nuôi mà còn giảm lòng tin của người tiêu dùng, thị trường phát triển không thể bền vững.
    Trước dịch cúm H5N1 cả nước có khoảng 28 cơ sở chế biến thịt, nhưng nguyên liệu chế biến chủ yếu là thịt lợn và trâu bò, sản lượng gà, vịt không đáng kể. Vì vậy, hơn 95% sản phẩm gia cầm được tiêu thụ ở dạng tươi sống. Việc buôn bán tràn lan, giết mổ thủ công, phân tán là nguyên nhân phát tán dịch bệnh, trong đó có bệnh cúm gia cầm. Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm, do yêu cầu của thị trường sử dụng sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các dây chuyền cơ sở, dây chuyền giết mổ, chế biến. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long có 45 cơ sở; Đông Nam Bộ 26; Đồng bằng sông Hồng 26; Trung Nam Bộ 11; Tây Nguyên 11; Đông Bắc 9; Bắc Trung Bộ 7 và Tây Bắc có 1 cơ sở. Phẩn lớn các dây chuyền giết mổ tại địa phương hiện nay vẫn là thủ công, bán công nghiệp, mức đầu tư thấp.
    1.2Định hướng, mục tiêu phát triển chăn nuôi gia cầm đến năm 2020
    A. Định hướng:
    a. Chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi truyền thống, phân tán, quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hóa tập trung, công nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sở quy hoạch các khu, vùng chăn nuôi tại từng địa phương.
    b. Coi trọng công tác phòng chống dịch bệnh, ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thú y, chuồng trại, quy trình nuôi dưỡng, các công nghệ tiên tiến trong khu vực.
    c. Ưu tiên phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp tại các tỉnh trung du miền núi và các tỉnh khác có quỹ đất lớn đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
    B. Mục tiêu:
    a. Chuyển đổi mạnh mẽ sang chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp, sản xuất hàng hóa, phát triển chủ yếu các vùng trung du, vùng còn nhiều quỹ đất, chưa ô nhiễm môi trường.
    b. Chủ động kiểm soát và khống chế được dịch cúm gia cầm trong năm 2008-2010, thanh toán bệnh cúm gia cầm trong năm 2015.
    c. Xây dựng ngành công nghiệp chế biến, giết mổ nhằm tăng giá trị sản phẩm, cung cấp các sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

    2. TỔNG QUAN VỀ CÁC CƠ SỞ (TRUNG TÂM) GIẾT MỔ GIA CẦM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...