Thạc Sĩ Đề xuất chiến lược hội nhập kế toán quốc tế cho Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 20/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ đẦU


    1. Sự cần thiết khách quan của đề tài:

    Hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ và phức tạp. Sự chuyển dịch đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác đã trở nên phổ biến, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vốn quốc tế trong giai đoạn này đã làm thay đổi đáng kể những thông lệ quốc tế trên tất cả các phương diện. Kế toán, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới cũng đã có những thay đổi lớn mang tính quốc tế trong thời gian qua, là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia và tổ chức nghề nghiệp trên thế giới.

    Khi mới ban hành, các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) chủ yếu tập trung vào việc rút ngắn khoảng cách các khác biệt về kế toán giữa các quốc gia, với mục tiêu “hòa hợp” các chuẩn mực kế toán quốc gia với chuẩn mực kế toán quốc tế, song từ năm 2000 đến nay đã có sự chuyển hướng lớn. Trong xu thế phát triển của thị trường vốn quốc tế, các nhà đầu tư sẽ có nhiều sự lựa chọn cho quyết định đầu tư của mình. Vì vậy các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư được xem là rất quan trọng và cần được xem xét kỹ lưỡng. Các báo cáo tài chính sẽ trở thành những nguồn thông tin quan trọng để các nhà đầu tư phân tích, đánh giá và ra quyết định. để ra quyết định đúng đắn đòi hỏi các báo cáo tài chính phải cung cấp thông tin thật trung thực và đáng tin cậy. Bên cạnh đó, các báo cáo tài chính cũng phải đảm bảo tính so sánh giữa các công ty với nhau hoặc giữa công ty của quốc gia này với quốc gia khác. điều này chỉ có thể thực hiện được nếu các báo cáo tài chính được lập trên cùng một cơ sở, nguyên tắc chung. Xuất phát từ yêu cầu này, Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế đã chuyển trọng tâm sang xây dựng các chuẩn mực phức tạp hơn, có thể bắt buộc các thị trường vốn trên toàn thế giới phải tôn trọng. Hệ thống chuẩn mực này dựa trên các IAS trước đây nhưng được sửa đổi hoặc ban hành mới theo hướng “hội tụ” các chuẩn mực về một điểm chung, mục tiêu là mang đến một hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế chất lượng cao được chấp nhận toàn cầu nhằm tạo ra một chuẩn chung cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính cho các giao dịch trên thị trường vốn quốc tế và được gọi là Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Có thể nói, hiện nay IFRS đang dần trở thành như một bộ luật chung về kế toán cho tất cả các quốc gia nếu muốn hội nhập với kinh tế thế giới.


    Mỗi quốc gia với những đặc điềm về kinh tế, văn hóa, hệ thống luật pháp khác nhau sẽ có một hệ thống kế toán khác nhau. Nhưng để hội nhập với thế giới thì bất cứ quốc gia nào cũng đòi hỏi hệ thống kế toán, kiểm toán phải được nghiên cứu, xây dựng sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Thời gian qua đã có rất nhiều thay đổi quan trọng trong lĩnh vực kế toán và báo cáo tài chính, các tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế đang cố gắng hài hoà các nguyên tắc kế toán được thừa nhận của Mỹ (US GAAP) và các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Liên minh Châu Âu đang yêu cầu tất cả các công ty được niêm yết phải áp dụng IFRS trước năm 2005, và nhiều quốc gia đã ban hành các chuẩn mực kế toán quốc gia của mình theo hướng gần với IFRS. Lộ trình đi từ hòa hợp đến hội tụ kế toán quốc tế đang được cả thế giới cùng nỗ lực thực hiện.


    Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam sẽ thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư và có nhiều cơ hội vươn ra thế giới. Do vậy, tham gia sân chơi chung, Việt Nam cũng phải tuân thủ những quy luật, quy định chung của thế giới và việc Việt Nam tuân thủ IFRS là một tất yếu. Hệ thống kế toán của Việt Nam trong những năm gần đây đã liên tục được phát triển và hoàn thiện nhằm tiệm cận với các IFRS và đáp ứng những đòi hỏi của một nền kinh tế đang phát triển và các giao dịch có tính quốc tế. Song, việc hoàn thiện hệ thống kế toán, xây dựng một hệ thống chuẩn mực kế toán phù hợp với IFRS là điều không đơn giản trong điều kiện Việt Nam chưa phát triển ngang bằng với các quốc gia khác để có thể áp dụng các IFRS một cách trọn vẹn. Vì vậy cần thiết phải xây dựng một chiến lược mới với từng bước đi, cách làm cụ thể để có thể hội tụ thành công với kế toán quốc tế.

    Việc nghiên cứu quá trình hòa hợp và hội tụ kế toán quốc tế là hết sức cần thiết, từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất các chiến lược để Việt Nam đạt được mục tiêu hội tụ của mình đáp ứng những đòi hỏi khách quan của quá trình hội nhập toàn cầu. Vì lý do này mà tôi đã chọn đề tài “Đề xuất chiến lược hội nhập kế toán quốc tế cho Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình.

    2. Mục tiêu nghiên cứu


    Trên cơ sở nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của hệ thống kế toán các quốc gia và quá trình đi từ hòa hợp đến hội tụ với kế toán quốc tế trên thế giới sẽ đánh giá khả năng hội nhập với kế toán quốc tế của Việt Nam từ đó đưa ra các chiến lược để Việt Nam có thể hội tụ với kế toán quốc tế. Chiến lược phải giải quyết các vấn đề như:
    hội tụ từng phần hay toàn phần, bộ phận nào cần thiết hội tụ, xây dựng lộ trình, bước đi, phương thức hội tụ và các giải pháp cho việc thực hiện chiến lược.


    3. đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Luận văn được nghiên cứu ở mức độ của lý thuyết kế toán, không đề cập đến các lĩnh vực kế toán cụ thể như kế toán tài chính, kế toán quản trị cũng không đi sâu vào phần tích từng chuẩn mực kế toán cụ thể của từng quốc gia và quốc tế. đề tài chỉ khảo sát một cách tổng quát về vấn đề hòa hợp và hội tụ kế toán trên thế giới, mà chủ yếu tập trung vào các quốc gia lớn, nền kinh tế, khu vực có ảnh hưởng lớn đến kế toán quốc tế. đặc biệt là nghiên cứu các bước đi, chiến lược của các quốc gia để học hỏi kinh nghiệm và đề xuất chiến lược cho Việt Nam.

    Luận văn cũng chỉ tập trung vào lĩnh vực kế toán doanh nghiệp, các vấn đề về kế toán khu vực công chưa được đề cập trong đề tài này.

    4. Phương pháp nghiên cứu


    Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, nghiên cứu vấn đề trong mối quan hệ vận động và phát triển, đi từ quá khứ, hiện tại đến dự đoán tương lai. Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh và đối chiếu để giải quyết vấn đề của mục tiêu nghiên cứu.


    5. Kết cấu luận văn


    Luận văn có kết cấu như sau:


    - Mở đầu

    - Chương 1: Hệ thống kế toán các quốc gia
    - Chương 2: Từ hòa hợp đến hội tụ kế toán quốc tế
    - Chương 3: Chiến lược cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kế toán quốc tế.

    - Kết luận

    - Tài liệu tham khảo

    - Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...