Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT TP Hà Nội năm học 2013 - 2014 môn Ngữ văn

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC CƠ SỞ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 18/6/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w6.mien-phi.com/data/file/2013/thang06/19/Dethi-L10-HaNoi-2013-2014-Van.pdf"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT TP Hà Nội năm học 2013 - 2014 môn Ngữ văn - Đề thi vào lớp 10

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    HÀ NỘI

    ĐỀ CHÍNH THỨC
    [/TD]
    [TD]
    KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
    NĂM HỌC 2013 - 2014

    MÔN THI: NGỮ VĂN
    Ngày thi: 18/06/2013
    Thời gian làm bài: 120 phút
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    Phần I: (6 điểm)
    Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải nguyện làm một con chim, một cành hoa và một nốt nhạc trầm để kết thành:
    “Một mùa xuân nho nhỏ
    Lặng lẽ dâng cho đời
    Dù là tuổi hai mươi
    Dù là khi tóc bạc.”
    (Trích Ngữ văn 9, tập hai – NXB Giáo dục, 2012)
    1. Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp các từ loại ấy có tác dụng gì?
    2. Nốt nhạc trầm trong bài thơ có nét riêng gì? Điều đó góp phần thể hiện ước nguyện nào của tác giả?
    3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp làm rõ tâm niệm của nhà thơ, trong đó có sử dụng câu bị động và phép thế (gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế).
    Phần II (4 điểm)
    Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:
    “- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị.( ) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.”
    (Trích Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục, 2012)
    1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
    2. Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép 2 câu trong bài thơ Sông núi nước Nam có nội dung tương tự.
    3. Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
     
Đang tải...