Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Quảng Bình năm học 2012 - 2013 môn Sinh học (Chuyên) - Có đáp án

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 4/7/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w6.mien-phi.com/data/file/2013/thang05/09/Dethi-L10-2013-QuangBinh-Sinh-chuyen.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Quảng Bình năm học 2012 - 2013 môn Sinh học (Chuyên) - Có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Bình

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    QUẢNG BÌNH
    (Đề thi chính thức)

    [/TD]
    [TD]
    KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
    NĂM HỌC 2012-2013
    (Khóa ngày 04 tháng 7 năm 2012)

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    MÔN THI: SINH HỌC (CHUYÊN)
    Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Câu 1 (1,5 điểm).
    a/ Hậu quả của từng dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST).
    b/ Nêu cách nhận biết từng dạng đột biến đó.
    Câu 2 (1,5 điểm).
    a/ Nêu đặc điểm hình thái, giải phẩu, màu sắc thân, lá của các cây cùng loài khi sống ở đồi trọc và trong rừng rậm.
    b/ Vai trò của dạng quan hệ cạnh tranh khác loài, quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi trong quần xã.
    Câu 3 (1,0 điểm).
    a/ Nêu những đặc trưng của quần thể người và quần thể sinh vật. Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có?
    b/ Phân biệt tháp dân số trẻ với tháp dân số già.
    Câu 4 (1,75 điểm).
    Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng thân thấp, gen B qui định tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định tính trạng quả vàng. Cây không thuần chủng về hai cặp tính trạng trên có thể có những kiểu gen viết như thế nào? Làm thế nào để nhận biết được các kiểu gen đó (không cần lập sơ đồ lai)? Biết rằng cấu trúc NST của loài không thay đổi trong giảm phân.
    Câu 5 (1,0 điểm).
    a/ Vì sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong lai khác dòng? Vì sao ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ?
    b/ Thế hệ xuất phát có kiểu gen Aa. Xác định tỉ lệ các kiểu gen của đời con sau 5 thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối gần.
    Câu 6 (2,25 điểm).
    Trên một phân tử mARN, tổng số X và U là 30% và số G nhiều hơn số U là 10% số nucleotit của mạch, trong đó U= 180 nucleotit. Một trong 2 mạch đơn của gen sinh ra phân tử mARN đó có T=20% và số G=30% số nucleotit của mạch.
    a/ Xác định số lượng từng loại đơn phân ở mỗi mạch đơn của gen và của phân tử mARN.
    b/ Nếu gen trên sao mã 5 lần liên tiếp thì cần bao nhiêu nucleotit mỗi loại của môi trường nội bào.
    c/ Khi gen trên tự nhân đôi 3 lần liên tiếp thì có bao nhiêu liên kết hiđro bị phá vỡ, bao nhiêu liên kết hóa trị giữa các nucleotit được hình thành và môi trường nội bào phải cung cấp bao nhiêu nucleotit mỗi loại cho các gen con hoàn toàn nhận nguyên liệu mới từ môi trường nội bào?
    Câu 7 (1,0 điểm).
    Ba hợp tử của cùng một loài có bộ NST 2n = 8. Hợp tử thứ nhất nguyên phân một số lần tạo ra số tế bào con bằng 1/4 số tế bào con do hợp tử thứ hai nguyên phân tạo ra. Tổng số tế bào con sinh ra từ hợp tử thứ ba có 512 NST đơn. Quá trình nguyên phân của cả ba hợp tử đã tạo ra số tế bào con có tổng số NST đơn là 832.
    Xác định số tế bào con do mỗi hợp tử tạo ra và số lần nguyên phân của mỗi hợp tử.
     
Đang tải...