Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Quảng Bình năm học 2012 - 2013 môn Hóa học (Chuyên) - Có đáp án

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 4/7/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w1.mien-phi.com/data/file/2013/thang05/09/Dethi-L10-2013-QuangBinh-Hoa-chuyen.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Quảng Bình năm học 2012 - 2013 môn Hóa học (Chuyên) - Có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Bình

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    QUẢNG BÌNH
    (Đề thi chính thức)

    [/TD]
    [TD]
    KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
    NĂM HỌC 2012-2013
    (Khóa ngày 04 tháng 7 năm 2012)

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    MÔN THI: HÓA HỌC (CHUYÊN)
    Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
    --------------------------------------------------------------------------------

    Câu 1
    (2,0 điểm)
    Có 4 dung dịch không màu bị mất nhãn: K[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB], K[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB], HCl, BaCl[SUB]2[/SUB]. Không dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nêu cách nhận ra từng dung dịch. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra (nếu có).
    Câu 2 (2,0 điểm)
    1). Có 3 dung dịch KOH 1M, 2M, 3M, mỗi dung dịch 1 lít. Hãy trộn lẫn các dung dịch này để thu được dung dịch KOH có nồng độ 1,8M và có thể tích lớn nhất.
    2). Đốt cháy 0,5 lít khí hiđrocacbon A được 1,5 lít CO[SUB]2[/SUB] và 2 lít hơi nước. Xác định công thức phân tử của A, biết các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
    Câu 3 (2,0 điểm)
    Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam một kim loại A hóa trị III trong 200gam dung dịch axit H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] x% vừa đủ, sau phản ứng thu được 6,72 lít H[SUB]2[/SUB] ở đktc.
    a/ Tính khối lượng dung dịch muối thu được.
    b/ Tìm kim loại A.
    c/ Tính x và C % dung dịch sau phản ứng.
    Câu 4 (2,0 điểm)
    a/ Tính khối lượng CuSO[SUB]4[/SUB].5H[SUB]2[/SUB]O và H[SUB]2[/SUB]O để pha chế 500 gam dung dịch CuSO[SUB]4[/SUB] nồng độ 16% (dung dịch X). Nêu cách pha chế.
    b/ Cho bay hơi 100 gam H[SUB]2[/SUB]O khỏi dung dịch X thì dung dịch đạt đến bão hòa (dung dịch Y). Tiếp tục cho m gam CuSO[SUB]4[/SUB] vào dung dịch Y thì làm tách ra 10 gam kết tinh CuSO[SUB]4[/SUB].5H[SUB]2[/SUB]O. Hãy xác định giá trị m.
    Câu 5 (2,0 điểm)
    Nung nóng 0,2 mol C[SUB]4[/SUB]H[SUB]10[/SUB] trong bình kín (có một ít xúc tác) một thời gian, thu được hỗn hợp khí A.
    1/ Tìm khoảng biến thiên khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí A. Biết, khi nung nóng C[SUB]4[/SUB]H[SUB]10[/SUB] có thể xảy ra đồng thời các phản ứng sau:
    C[SUB]4[/SUB]H[SUB]10[/SUB] → C[SUB]4[/SUB]H[SUB]8[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]; C[SUB]4[/SUB]H[SUB]10[/SUB] → C[SUB]3[/SUB]H[SUB]6[/SUB] + CH[SUB]4[/SUB]; C[SUB]4[/SUB]H[SUB]10[/SUB] → C[SUB]2[/SUB]H[SUB]4[/SUB] + C[SUB]2[/SUB]H[SUB]6[/SUB]
    2/ Cho hỗn hợp khí A sục vào bình chứa dung dịch nước Brôm thì làm tổng khối lượng bình brôm tăng lên 2,8g và hỗn hợp khí B thoát ra khỏi bình. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B rồi cho toàn bộ khí tạo thành hấp thụ hết vào bình chứa dung dịch Ca(OH)[SUB]2[/SUB]. Hỏi:
    a. Khối lượng bình đựng dung dịch Ca(OH)[SUB]2[/SUB] tăng lên mấy gam?
    b. Có thể thu được tối đa bao nhiêu gam kết tủa?
    (Cho H = 1; C = 12; O = 16; S = 32; Al = 27; Na = 23; K = 39; Cu = 64; Ca = 40)
     
Đang tải...