Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Bạc Liêu năm học 2012 - 2013 môn Vật lý (Chuyên NV2) - Có đáp án

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 7/7/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w1.mien-phi.com/data/file/2013/thang05/04/Dethi-L10-THPT-BacLieu-2013-Vatly-chuyen2.pdf"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Bạc Liêu năm học 2012 - 2013 môn Vật lý (Chuyên NV2) - Có đáp án - Sở GD&ĐT Bạc Liêu

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    BẠC LIÊU
    (Đề thi chính thức)

    [/TD]
    [TD]
    KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
    NĂM HỌC: 2012 - 2013

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    MÔN THI: VẬT LÝ (Chuyên - NV2)
    Ngày thi: 07/07/2012
    (Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Câu 1: (2 điểm)
    Lúc 7 giờ, một người đi xe máy từ thành phố A về thành phố B với vận tốc 35km/h, thành phố A cách thành phố B 120km. Lúc 8 giờ, một xe ô tô đi từ thành phố B về thành phố A với vận tốc 50km/h.
    a. Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ và nơi gặp cách thành phố B bao nhiêu km?
    b. Trên đường có một người đi bộ lúc nào cũng cách đều xe máy và ô tô, biết rằng người đó cũng khởi hành từ lúc 8 giờ. Tính vận tốc của người đi bộ đó, điểm khởi hành của người đó cách thành phố B bao nhiêu và người đó đi theo hướng nào?
    Câu 2: (2 điểm)
    a. Một khinh khí cầu có thể tích 10m3 chứa khí hidro, có thể kéo lên trên không một vật nặng bằng bao nhiêu? Biết trọng lượng của vỏ khinh khí cầu là 100N, trọng lượng riêng của không khí là 12,9N/m[SUP]3[/SUP]; của khí hidro là 0,9N/m[SUP]3[/SUP].
    b. Muốn kéo một người nặng 60kg lên thì khí cầu phải có thể tích tối thiểu là bao nhiêu, nếu coi trọng lượng của vỏ khí cầu vẫn không đổi?
    Câu 3: (2 điểm)
    Trong một bình có chứa m[SUB]1[/SUB] = 3kg nước ở t[SUB]1[/SUB] = 25[SUP]o[/SUP]C. Người ta thả vào bình m[SUB]2[/SUB] = 1,5kg nước đá ở t[SUB]2[/SUB] = -20[SUP]o[/SUP]C. Hãy tính nhiệt độ chung của hỗn hợp, khối lượng của nước và nước đá còn lại khi có cân bằng nhiệt. Biết nhiệt dung riêng của nước, nước đá và nhiệt nóng chảy của nước đá lần lượt là c[SUB]1[/SUB] = 4200J/kgK; c[SUB]2[/SUB] = 2100J/kg.K; λ = 340.10[SUP]3[/SUP]J/kg.
    Câu 4: (2 điểm)
    Cho mạch điện như hình vẽ: R[SUB]1[/SUB] = R[SUB]2[/SUB] = R[SUB]3[/SUB] = R[SUB]4[/SUB] = 3Ω; U[SUB]AB[/SUB] = 15V
    [​IMG]
    a. Tính U[SUB]NB[/SUB] trong trường hợp K mở
    b. Tính I[SUB]AB[/SUB] trong trường hợp K đóng
    Câu 5: (2 điểm)
    Đặt một vật AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, thu được một ảnh thật A[SUB]1[/SUB]B[SUB]1[/SUB] cao hơn vật a lần. Nếu dịch chuyển vật so với thấu kính (sao cho điểm A vẫn nằm trên trục chính) thì thu được một ảnh A[SUB]2[/SUB]B[SUB]2[/SUB], cùng bản chất với ảnh A[SUB]1[/SUB]B[SUB]1[/SUB] nhưng cao hơn vật b lần (b < a); khoảng cách giữa A[SUB]1[/SUB]B[SUB]1[/SUB] và A[SUB]2[/SUB]B[SUB]2[/SUB] là n. Tìm tiêu cự của thấu kính theo a, b và n
     
Đang tải...