Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên tỉnh Thái Nguyên năm 2012 - 2013 môn Vật lý - Có đáp án

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 12/6/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w1.mien-phi.com/data/file/2013/thang06/12/Dethi-L10-chuyen-ThaiNguyen-2013-Vatly.pdf"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên tỉnh Thái Nguyên năm 2012 - 2013 môn Vật lý - Có đáp án - Sở GD&ĐT Thái Nguyên

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TỈNH THÁI NGUYÊN

    (ĐỀ THI CHÍNH THỨC)
    [/TD]
    [TD]
    ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
    NĂM HỌC 2012 - 2013

    MÔN THI: VẬT LÝ
    Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    Câu 1. (2,0 điểm)
    Một bình gồm 2 hình trụ có tiết diện ngang là S và 3S, có đáy nhẹ ghép (như hình vẽ). Người ta nhúng bình này trong nước và cố định nó ở một độ sâu nhất định. Biết thể tích hình trụ dưới là 0,3 lít. Người ta rót nhẹ vào bình 0,4 lít nước thì thấy đáy của bình rời ra. Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m[SUP]3[/SUP].
    a, Tìm áp lực của nước bên ngoài bình tác dụng lên đáy bình.
    b, Nếu không đổ nước mà đặt vào đáy bình một quả cân nhỏ khối lượng 300 g thì phải đặt nó vào vị trí nào để đáy bình rời ra.
    [​IMG]
    Câu 2. (2,0 điểm)
    Có hai lò sấy điện giống nhau có điện trở R = 30Ω, một điện trở R[SUB]o[/SUB] = 15Ω, một nguồn điện có hiệu điện thế không đổi. Các lò sấy, điện trở R[SUB]o [/SUB]được mắc vào nguồn điện theo các cách sau:
    Cách 1: Chỉ dùng một lò sấy mắc nối tiếp R[SUB]o[/SUB], sau một thời gian nhiệt độ của lò sấy giữ nguyên ở t[SUB]1[/SUB] = 60[SUP]o[/SUP]C.
    Cách 2: Dùng hai lò sấy mắc song song rồi mắc nối tiếp với R[SUB]o[/SUB].
    Cách 3: Dùng hai lò sấy mắc nối tiếp nhau rồi mắc nối tiếp với R[SUB]o[/SUB].
    Nhiệt độ của phòng không đổi bằng 20[SUP]o[/SUP]C. Coi công suất tỏa nhiệt ra môi trường tỷ lệ với độ chêch lệch nhiệt độ giữa lò sấy và môi trường, bỏ qua sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ.
    a, Viết biểu thức tính công suất tiêu thụ của mỗi lò ứng với từng cách mắc.
    b, Với cách mắc 2 và 3 thì nhiệt độ mà mỗi lò sấy đạt được sau khi đã ổn định là bao nhiêu?
    Câu 3. (2,0 điểm)
    Người ta cần một dòng điện không đổi là 1,2 A chạy qua một máy, khi ấy máy có hiệu điện thế không đổi bằng 60V. Nguồn có hiệu điện thế không ổn định mà dao động xung quanh trị số 220V. Muốn cho hiệu điện thế đặt vào máy luôn không đổi và bằng 60V, người ta dùng thêm một biến trở ghi: 562,5Ω - 360 W.
    a, Vẽ sơ đồ mạch điện để biến trở không bị hỏng.
    b, Hiệu điện thế của nguồn chỉ được phép thay đổi trong khoảng giá trị nào?
    Câu 4. (2,0 điểm)
    Một chiếc thuyền bơi từ bến A đến bến B ở cùng một bên bờ sông với vận tốc đối với nước là v[SUB]1[/SUB]= 4km/h, cùng lúc đó một ca nô chạy từ bến B theo hướng đến bến A với vận tốc đối với nước là v[SUB]2[/SUB] = 12km/h. Trong thời gian thuyền đi từ A đến B thì ca nô kịp đi được 6 lần quãng đường đó và về đến B cùng một lúc với thuyền. Hãy xác định:
    a, Hướng và độ lớn vận tốc của nước sông.
    b, Nếu nước chảy nhanh hơn thì thời gian ca nô đi và về từ bến A đến bến B (như câu a) có thay đổi không? Vì sao?
    Câu 5. (2,0 điểm)
    Trong phòng thí nghiệm một học sinh dùng một kính lúp có tiêu cự 8 cm đặt trên một giá cố định, sau đó di chuyển điểm sáng S dọc theo trục chính của thấu kính thấy có hai vị trí của S là S[SUB]1[/SUB] và S[SUB]2[/SUB] nằm hai bên thấu kính cách thấu kính lần lượt là d[SUB]1[/SUB] và d[SUB]2[/SUB] (với d[SUB]2[/SUB] = 2d[SUB]1[/SUB]) cho ảnh của S[SUB]1[/SUB] và S[SUB]2 [/SUB]tạo bởi thấu kính trùng nhau.
    a, Vẽ hình và giải thích sự tạo ảnh trên.
    b, Dùng hình vẽ xác định d[SUB]1[/SUB] và d[SUB]2[/SUB].
    Download tài liệu để xem thêm chi tiết.
     
Đang tải...