Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên tỉnh Phú Yên năm học 2011 - 2012 môn Vật lý - Có đáp án

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 8/6/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w6.mien-phi.com/data/file/2013/thang06/07/Dethi-L10-chuyen-PhuYen-2012-Vatly.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên tỉnh Phú Yên năm học 2011 - 2012 môn Vật lý - Có đáp án - Sở GD&ĐT Phú Yên

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TỈNH PHÚ YÊN

    (ĐỀ THI CHÍNH THỨC)
    [/TD]
    [TD]
    KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012
    MÔN THI: TOÁN (Chuyên)

    Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    Bài 1: (3 điểm)
    Hai canô xuất phát đồng thời từ một cái phao được neo cố định ở giữa một dòng sông rộng. Các canô chuyển động sao cho quỹ đạo của chúng luôn là hai đường thẳng vuông góc nhau, canô A đi dọc theo bờ sông. Sau khi đi được cùng quãng đường L đối với phao, hai canô lập tức quay trở về phao. Cho biết độ lớn vận tốc của mỗi canô đối với nước luôn gấp n lần vận tốc u của dòng nước so với bờ. Gọi thời gian chuyển động đi và về của mỗi canô A và B lần lượt là t[SUB]A[/SUB] và t[SUB]B[/SUB] (bỏ qua thời gian quay đầu). Xác định tỉ số t[SUB]A[/SUB]/t[SUB]B[/SUB].
    Bài 2: (4 điểm)
    Một khối nước đá có khối lượng m[SUB]1[/SUB] = 2kg ở nhiệt độ t[SUB]1[/SUB] = - 5[SUP]0[/SUP]C.
    a) Tìm nhiệt lượng cần cung cấp cho khối nước đá để nó biến hoàn toàn thành hơi ở 100[SUP]0[/SUP]C.
    b) Bỏ khối nước đá đó vào một xô nhôm chứa nước ở t[SUB]2[/SUB] = 50[SUP]0[/SUP]C. Sau khi có cân bằng nhiệt người ta thấy còn sót lại 100g nước đá chưa tan hết, tính lượng nước ban đầu có trong xô.
    Cho biết xô nhôm có khối lượng m[SUB]2[/SUB] = 0,5kg; nhiệt dung riêng của nước đá, nước và nhôm tương ứng là: 2100J/kg.K, 4200J/kg.K, 880J/kg.K; nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.105J/kg, nhiệt hoá hơi của nước là 2,3.10[SUP]6[/SUP]J/kg.
    Bài 3: (3 điểm)
    Cho mạch điện như hình 1: Ampe kế A[SUB]2[/SUB] chỉ 2A, các điện trở có giá trị là: 1, 2, 3, 4 nhưng chưa biết vị trí của chúng trong mạch điện. Xác định vị trí các điện trở đó và số chỉ ampe kế A[SUB]1[/SUB]. Biết vôn kế V chỉ 10V và số chỉ các ampe kế là số nguyên. Các dụng cụ đo là lý tưởng.
    [​IMG]
    Bài 4: (4 điểm)
    Cho mạch điện như hình 2: Khi mở cả hai khoá K[SUB]1[/SUB] và K[SUB]2[/SUB], công suất toả nhiệt của mạch là P[SUB]0[/SUB]. Khi chỉ đóng K[SUB]1[/SUB], công suất toả nhiệt là P[SUB]1[/SUB], còn khi chỉ đóng K[SUB]2[/SUB], công suất toả nhiệt là P[SUB]2[/SUB].
    [​IMG]
    Hỏi công suất toả nhiệt của cả đoạn mạch là bao nhiêu nếu đóng cả hai khoá K[SUB]1[/SUB] và K[SUB]2[/SUB]? Bỏ qua điện trở của dây nối và các khoá.
    Bài 5: (4 điểm)
    Cho hệ quang học như hình 3: (L) là thấu kính hội tụ có tiêu cự 30cm, vật AB cách thấu kính một khoảng d.
    [​IMG]
    a. Với d = 90cm. Xác định ảnh của AB qua thấu kính. Vẽ ảnh.
    b. Sau thấu kính, cách thấu kính một khoảng x đặt một gương phẳng vuông góc với trục chính của thấu kính, mặt phản xạ quay về phía thấu kính. Định x để ảnh của AB qua hệ Thấu kính – Gương có độ lớn không đổi bất chấp giá trị nào của d?
    Bài 6: (2 điểm)
    AB là một dây dẫn thẳng dài vô hạn (hình 4). Cạnh dây AB là một đoạn dây dẫn CD. Giả sử rằng đoạn dây CD có thể chuyển động tự do trong mặt phẳng hình vẽ. Khi không có dòng điện, CD vuông góc với AB. Hỏi nếu cho dòng điện qua các dây dẫn và chiều của chúng được chỉ bằng các mũi tên trên hình vẽ thì đoạn dây CD sẽ chuyển động như thế nào?
    [​IMG]
     
Đang tải...