Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011 hệ giáo dục thường xuyên - môn Ngữ văn (có hướng dẫn)

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 29/1/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/Data/file/2013/thang01/28/De-Van-GDTX-2011.pdf"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011 hệ giáo dục thường xuyên - môn Ngữ văn (có hướng dẫn)

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



    (Đề thi chính thức)[/TD]
    [TD]
    KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2011

    Môn thi: NGỮ VĂN ư Giáo dục thường xuyên




    Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    Câu 1. (2,0 điểm) 
    Tóm tắt tác phẩm Số phận con người của nhà văn M. Sô-lô-khốp.
    Câu 2. (3,0 điểm)
    Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thực trạng tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay.
    Câu 3. (5,0 điểm)
    Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2009).
    * * *
    HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
    Câu 1: Tóm tắt tác phẩm Số phận con người của nhà văn M. Sô-lô-khốp.
    - Nhân vật chính An-đrây Xô-cô-lốp có một cuộc đời đau khổ: chiến tranh xảy ra, anh nhập ngũ, bị thương, bị đoạ đày trong trại tập trung của phát xít; trốn thoát trở về với Hồng quân, anh biết tin vợ và hai con gái bị bom giặc giết hại; người con trai duy nhất hi sinh vào ngày chiến thắng. 
    - Chiến tranh kết thúc, được giải ngũ nhưng Xô-cô-lốp không về quê; anh đến ở với gia đình người bạn và lái xe cho một đội vận tải. 
    - Xô-cô-lốp gặp và nhận bé Va-ni-a mồ côi làm con; trái tim anh đã trở nên êm dịu hơn nhưng nỗi đau mất mát vẫn chưa nguôi.
    - Gặp rủi ro trong công việc, Xô-cô-lốp bị tước bằng lái xe; anh và bé Va-ni-a lại lên đường đến một vùng đất mới.



    Câu 2: Trình bày suy nghĩ về thực trạng tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay.
    a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
    b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau:
    - Nêu được vấn đề cần nghị luận.



    - Trình bày thực trạng:
    + Tai nạn giao thông diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên khắp đất nước, với nhiều loại phương tiện, trên nhiều loại đường, .



    + Tai nạn giao thông gây ra những thiệt hại lớn về người, về của và ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
    - Phân tích nguyên nhân:
    + Sự hiểu biết, ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người tham gia giao thông còn hạn chế.
    + Cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông chưa đảm bảo tiêu chuẩn.



    - Bàn luận về giải pháp:
    + Mỗi người cần nâng cao ý thức tìm hiểu và chấp hành luật lệ giao thông.
    + Từng bước nâng cấp cơ sở hạ tầng và các phương tiện giao thông; tích cực tuyên truyền Luật giao thông; nghiêm túc xử lí những người vi phạm.



    - Bài học nhận thức và hành động.
    Câu 3: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
    a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết cách phân tích một hình tượng nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
    b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu biết về nhà văn Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (chủ yếu phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
    - Nêu được vấn đề cần nghị luận.
    - Ngoại hình xấu xí, thô kệch, toát ra sự lam lũ, mệt mỏi, cam chịu.
    - Số phận éo le, bất hạnh; nạn nhân của cái đói, cái nghèo và bạo lực gia đình; . 
    - Phẩm chất:
    + Giàu tình thương, đức hi sinh, lòng vị tha.
    + Thấu hiểu lẽ đời; biết trân trọng từng niềm vui nhỏ bé trong cuộc sống đời thường.
    - Nghệ thuật: nhân vật được đặt trong những tình huống khác nhau; được khắc hoạ khách quan, chân thực, vừa có cá tính sắc nét vừa có tính điển hình; ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách.
    - Đánh giá chung về nhân vật.
     
Đang tải...