Tài liệu Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2008 - Môn Sinh học - Không phân ban

Thảo luận trong 'Ôn Thi Tốt Nghiệp' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2008 - Môn Sinh học - Không phân ban
    Họ, tên thí sinh:
    Số báo danh: .

    Câu 1: Theo quan niệm hiện đại, trong quá trình phát sinh loài người, các nhân tố xã hội đóng vai trò
    chủ đạo
    A. từ giai đoạn người tối cổ trở đi. B. từ giai đoạn người cổ trở đi.
    C. từ giai đoạn vượn người hoá thạch trở đi. D. trong giai đoạn vượn người hoá thạch.
    Câu 2: Đặc điểm nổi bật ở đại Cổ sinh là
    A. sự phát triển của cây hạt trần và bò sát.
    B. sự phát triển của cây hạt kín và sâu bọ.
    C. sự phát triển của cây hạt kín, chim và thú.
    D. sự chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn của nhiều loài thực vật và động vật.
    Câu 3: Khi lai hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở
    A. tất cả các thế hệ. B. thế hệ F3. C. thế hệ F2. D. thế hệ F1.
    Câu 4: Về mặt di truyền, lai cải tiến giống
    A. ban đầu làm tăng tỉ lệ thể dị hợp, sau đó tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp.
    B. làm tăng cả thể dị hợp và thể đồng hợp.
    C. ban đầu làm tăng tỉ lệ thể đồng hợp, sau đó tăng dần tỉ lệ thể dị hợp.
    D. làm giảm cả thể dị hợp và thể đồng hợp.
    Câu 5: Khi nói về thể đa bội, phát biểu nào sau đây là không đúng?
    A. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn bội, lớn hơn 2n.
    B. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể là 2n + 2.
    C. Những giống cây ăn quả không hạt thường là thể đa bội lẻ.
    D. Thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt.
    Câu 6: Theo quan niệm hiện đại, loại biến dị nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của
    quá trình tiến hoá?
    A. Đột biến gen. B. Biến dị xác định. C. Biến dị tổ hợp. D. Thường biến.
    Câu 7: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen (đột biến không
    liên quan đến bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc)?
    A. Thêm một cặp nuclêôtit. B. Mất một số cặp nuclêôtit.
    C. Đảo vị trí các cặp nuclêôtit. D. Mất một cặp nuclêôtit.
    Câu 8: Một trong các cơ chế gây đột biến của tia tử ngoại là
    A. không kích thích nhưng gây ion hóa các nguyên tử.
    B. kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc, làm cho nhiễm sắc thể không phân li.
    C. kích thích nhưng không gây iôn hoá các nguyên tử.
    D. kích thích và gây iôn hóa các nguyên tử.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...