Tài liệu Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2008 - Môn Sinh học - Bổ túc

Thảo luận trong 'Ôn Thi Tốt Nghiệp' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2008 - Môn Sinh học - Bổ túc
    Họ, tên thí sinh:
    Số báo danh: .

    Câu 1: Căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và các hóa thạch điển hình, người ta chia
    lịch sử sự sống thành các đại theo thứ tự:
    A. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh và đại Tân sinh.
    B. đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh và đại Tân sinh.
    C. đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh và đại Tân sinh.
    D. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh và đại Tân sinh.
    Câu 2: Dạng đột biến nào sau đây là đột biến gen?
    A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
    C. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
    Câu 3: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen (đột biến không
    liên quan đến bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc)?
    A. Mất một số cặp nuclêôtit. B. Đảo vị trí các cặp nuclêôtit.
    C. Mất một cặp nuclêôtit. D. Thêm một cặp nuclêôtit.
    Câu 4: Quan niệm nào sau đây có trong học thuyết của Lamac?
    A. Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ theo những hướng không xác
    định là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.
    B. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền là nhân tố chính trong quá
    trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
    C. Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử
    tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
    D. Những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động
    vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ.
    Câu 5: Đacuyn chưa thành công trong việc giải thích
    A. nguồn gốc của các giống vật nuôi và cây trồng.
    B. sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật.
    C. nguồn gốc thống nhất của các loài sinh vật.
    D. nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
    Câu 6: Tế bào sinh dưỡng của một cơ thể bị đột biến có số lượng nhiễm sắc thể là 2n - 1. Tên gọi của
    thể đột biến này là
    A. thể ba nhiễm. B. thể tam bội. C. thể một nhiễm. D. thể khuyết nhiễm.
    Câu 7: Ở người, bệnh ung thư máu được phát hiện là do đột biến
    A. lặp đoạn nhiễm sắc thể 20. B. mất đoạn nhiễm sắc thể 23.
    C. lặp đoạn nhiễm sắc thể 23. D. mất đoạn nhiễm sắc thể 21.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...