Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2012 - 2013 môn Hóa lớp 12 Bảng B (Có đáp án)

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 18/4/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/data/file/2013/thang04/18/Dethi-HSG-NgheAn-2013-Hoa12-BangB.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2012 - 2013 môn Hóa lớp 12 Bảng B (Có đáp án) - Sở GD&ĐT Nghệ An

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TỈNH NGHỆ AN


    (ĐỀ THI CHÍNH THỨC)

    [/TD]
    [TD]
    KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12
    NĂM HỌC 2012 - 2013
    MÔN THI: HÓA HỌC - LỚP 12 BẢNG B

    (Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]

    Câu I
    (5,0 điểm).
    1. Cho AlCl[SUB]3[/SUB] lần lượt tác dụng với các dung dịch: NH[SUB]3[/SUB], Na[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB], Ba(OH)[SUB]2[/SUB]. Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra.
    2. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s[SUP]1[/SUP]. Viết cấu hình electron và xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn. Tính số electron độc thân của nguyên tử nguyên tố X ở trạng thái cơ bản.
    3. Viết phương trình phản ứng (dưới dạng phân tử) khi cho các dung dịch (mỗi dung dịch đều chứa 1 mol chất tan) tác dụng với nhau theo từng cặp sau: BaCl[SUB]2[/SUB] và NaHSO[SUB]4[/SUB]; Ba(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB] và KHSO[SUB]4[/SUB]; Ca(H[SUB]2[/SUB]PO[SUB]4[/SUB])[SUB]2[/SUB] và KOH; Ca(OH)[SUB]2[/SUB] và NaHCO[SUB]3[/SUB].
    Câu II (5,0 điểm).
    1. Cho hợp chất thơm A có công thức p-HOCH[SUB]2[/SUB]C[SUB]6[/SUB]H[SUB]4[/SUB]OH lần lượt tác dụng với Na, dung dịch NaOH, CH[SUB]3[/SUB]COOH (xt, t[SUP]0[/SUP]). Viết các phương trình phản ứng (vẽ rõ vòng benzen) xảy ra.
    2. Xác định các chất A, B, C, D và viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có) thực hiện sơ đồ sau:
    [​IMG]
    3. Viết các phương trình hoá học của các phản ứng có thể xảy ra khi cho stiren, toluen, propylbenzen lần lượt tác dụng với dung dịch KMnO[SUB]4[/SUB] (ở nhiệt độ thích hợp).
    Câu III (5,0 điểm).
    1. Thêm 100ml dung dịch có pH = 2 (gồm HCl và HNO[SUB]3[/SUB]) vào 100ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính pH của dung dịch thu được.
    2. Trộn 100ml dung dịch Al[SUB]2[/SUB](SO[SUB]4[/SUB])[SUB]3[/SUB] 1M với Vml dung dịch NaOH 4M thu được 11,7 gam kết tủa. Xác định V.
    3. Cho 19,52 gam hỗn hợp bột A gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO[SUB]3[/SUB], khuấy đều đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc), 400ml dung dịch B và còn lại 1,92 gam một kim loại. Xác định nồng độ mol/l của các chất tan trong dung dịch B.
    Câu IV (5,0 điểm).
    1. Hợp chất hữu cơ A mạch hở (phân tử chỉ chứa C, H, O; MA < 78). A tác dụng được với dung dịch NaOH. Đốt cháy hoàn toàn 8,64 gam A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 chứa dung dịch H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] đặc; bình 2 chứa dung dịch Ba(OH)[SUB]2[/SUB] dư thấy khối lượng bình 1 tăng 4,32 gam, bình 2 xuất hiện 70,92 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, gọi tên A.
    2. Chia 14,2 gam hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 15,4 gam CO2 và 4,5 gam H[SUB]2[/SUB]O. Cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO[SUB]3[/SUB] trong NH[SUB]3[/SUB] thu được 43,2 gam bạc. Xác định công thức cấu tạo của hai anđehit trên.
    (Cho H=1, C=12, N=14, O=16, Na=23, S=32, K =39, Fe=56, Cu=64, Zn=65, Ag=108, Ba =137)
     
Đang tải...