Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2011 - 2012 môn Hóa lớp 12 Bảng B

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 21/4/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/data/file/2013/thang04/21/Dethi-HSG-NgheAn-2012-Hoa12-BangB.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2011 - 2012 môn Hóa lớp 12 Bảng B - Sở GD&ĐT Nghệ An

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TỈNH NGHỆ AN


    (ĐỀ THI CHÍNH THỨC)

    [/TD]
    [TD]
    KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12
    NĂM HỌC 2011 - 2012
    MÔN THI: HÓA HỌC - LỚP 12 BẢNG B

    (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]

    Câu 1 (6,0 điểm).
    1. Xác định các chất A1, A2 A8 và viết các phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ sau:
    [​IMG]
    Biết A[SUB]1[/SUB] là hợp chất của lưu huỳnh với 2 nguyên tố khác và có phân tử khối bằng 51u; A8 là chất kết tủa.
    2. Hòa tan 0,01 mol PCl[SUB]3[/SUB] vào nước thu được 1 lít dung dịch X. Tính pH của dung dịch X. Cho hằng số axit của H[SUB]3[/SUB]PO[SUB]3[/SUB] là K[SUB]a1[/SUB] = 1,6.10[SUP]-2[/SUP]; K[SUB]a2[/SUB] = 7,0.10[SUP]-7[/SUP]
    3. Cho dung dịch Na[SUB]2[/SUB]S vào dung dịch chứa các chất: CuCl[SUB]2[/SUB], FeCl[SUB]3[/SUB], AlCl[SUB]3[/SUB], NH[SUB]4[/SUB]Cl, FeCl[SUB]2[/SUB] (mỗi chất có nồng độ 0,1M). Viết phương trình hóa học của các phản ứng dưới dạng ion rút gọn.
    4. Cho cẩn thận kim loại Ca vào dung dịch HNO[SUB]3[/SUB] loãng thu được dung dịch X chứa hai chất tan và hỗn hợp Y gồm 2 khí không màu, không hóa nâu trong không khí. Cho dung dịch X tác dụng với Al dư được dung dịch Z và hỗn hợp khí T cũng chứa 2 khí không màu, không hóa nâu trong không khí. Dung dịch Z tác dụng với dung dịch Na[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB] tạo thành kết tủa G. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có).
    Câu 2 (4,0 điểm).
    1.Cho 18,3 gam hỗn hợp X gồm Na, Ba, vào nước được dung dịch Y và 4,48 lít khí H[SUB]2[/SUB] (đktc). Sục V lít (đktc) khí CO[SUB]2[/SUB] vào dung dịch Y thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tính giá trị của V.
    2. Hòa tan hoàn toàn m gam một oxit sắt bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch X chứa 31,75 gam muối. Nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO[SUB]3[/SUB] dư sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 98,75 gam kết tủa. Tính giá trị m.
    Câu 3 (5,0 điểm).
    1. Viết các phương trình phản ứng (dưới dạng công thức cấu tạo) theo sơ đồ sau:
    [​IMG]
    2. Cho các chất C[SUB]6[/SUB]H[SUB]5[/SUB]OH, C[SUB]2[/SUB]H[SUB]5[/SUB]OH, CH[SUB]3[/SUB]COOH, C[SUB]6[/SUB]H[SUB]5[/SUB]ONa, C[SUB]2[/SUB]H[SUB]5[/SUB]ONa. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có, trong điều kiện thích hợp) khi trộn các chất với nhau từng đôi một.
    3. Sáu hiđrocacbon A, B, C, D, E, F đều có công thức phân tử là C[SUB]4[/SUB]H[SUB]8[/SUB]. Biết khi cho dư lần lượt các chất vào dung dịch Br[SUB]2[/SUB] trong CCl[SUB]4[/SUB] thì A, B, C, D làm mất màu nhanh, E làm mất màu chậm, còn F không làm mất màu dung dịch Br[SUB]2[/SUB]. B, C là đồng phân hình học của nhau và B có nhiệt độ sôi cao hơn C. Khi hiđro hóa A, B, C đều cho cùng một sản phẩm. Xác định công thức cấu tạo, gọi tên các chất A, B, C, D, E, F. Viết các phương trình phản ứng xảy ra của E trong các thí nghiệm trên.
    Câu 4 ( 2,5 điểm).
    Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hợp chất hữu cơ A thuộc loại tạp chức, thu được 26,4 gam khí CO[SUB]2[/SUB], 12,6 gam hơi nước và 2,24 lít N[SUB]2[/SUB] (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn 1 mol A cần 3,75 mol O[SUB]2[/SUB].
    1. Xác định công thức phân tử của A.
    2. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A. Biết A có tính chất lưỡng tính, phản ứng với HNO[SUB]2[/SUB] giải phóng N[SUB]2[/SUB], Phản ứng với C[SUB]2[/SUB]H[SUB]5[/SUB]OH/ HCl tạo thành hợp chất B (C[SUB]5[/SUB]H[SUB]12[/SUB]O[SUB]2[/SUB]NCl), Cho B tác dụng với dung dịch NH[SUB]3[/SUB] thu được chất D (C[SUB]5[/SUB]H[SUB]11[/SUB]O[SUB]2[/SUB]N). Khi đun nóng A thu được hợp chất bền có công thức phân tử C[SUB]6[/SUB]H[SUB]10[/SUB]O[SUB]2[/SUB]N[SUB]2[/SUB]. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng dưới dạng công thức cấu tạo và ghi rõ điều kiện (nếu có).
    Câu 5 (2,5 điểm).
    Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol HCOOH, 1 mol CH[SUB]3[/SUB]COOH và 2 mol C[SUB]2[/SUB]H[SUB]5[/SUB]OH có H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] đặc xúc tác ở t[SUP]o[/SUP]C (trong bình kín dung tích không đổi) đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,6 mol HCOOC[SUB]2[/SUB]H[SUB]5[/SUB] và 0,4 mol CH[SUB]3[/SUB]COOC[SUB]2[/SUB]H[SUB]5.[/SUB] Nếu đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol HCOOH, 3 mol CH[SUB]3[/SUB]COOH và a mol C[SUB]2[/SUB]H[SUB]5[/SUB]OH ở điều kiện như trên đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,8 mol HCOOC[SUB]2[/SUB]H[SUB]5[/SUB]. Tính giá trị của a.
    (Cho : H=1, C=12, N=14, O=16, Na=23 , Al=27, S=32, Fe=56; Cu=64, Ag=108, Ba =137)
     
Đang tải...