Đề thi học sinh giỏi tỉnh Long An lớp 9 năm 2011 môn Hóa học

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC CƠ SỞ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 7/4/11.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w1.mien-phi.com/data/file/2013/thang03/30/Dethi-HSG-tinh-L9-2011-Hoa.DOC"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi học sinh giỏi tỉnh Long An lớp 9 năm 2011 môn Hóa học - Sở GD&ĐT Long An

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
    LONG AN

    (Đề thi chính thức)
    [/TD]
    [TD]
    KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH
    NĂM HỌC 2O10 – 2011
    Môn thi: HÓA HỌC

    (Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
    Ngày thi: 07/04/2011

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    Câu 1: (2 điểm)
    a/ X, Y, Z theo thứ tự là ba nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton của X, Y, Z là 21. Xác định X, Y, Z (p[SUB]x[/SUB] < p[SUB]y[/SUB] < p[SUB]z[/SUB]).
    b/ Hợp chất A được tạo bởi hai nguyên tố M và Z có công thức M[SUB]2[/SUB]Z[SUB]3[/SUB], trong A tổng số hạt là 236. Trong hạt nhân M có n – p = 4, còn trong hạt nhân Z có n’ = p’. Xác định M[SUB]2[/SUB]Z[SUB]3[/SUB].
    Câu 2: (6 điểm)
    2.1) Viết phương trình hóa học thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:
    [​IMG]
    Biết A là thành phần chính của quặng pirit sắt.
    2.2) Thêm dần 100 ml dung dịch NaOH vào 25 ml dung dịch AlCl[SUB]3[/SUB] vừa đủ thu được lượng kết tủa cực đại 1,872 gam.
    a/ Tính nồng độ mol của mỗi dung dịch ban đầu.
    b/ Nếu thêm V ml dung dịch NaOH trên vào 25 ml dung dịch AlCl[SUB]3[/SUB] trên. Sau phản ứng thu được lượng kết tủa bằng 9/10 lượng kết tủa cực đại. Tính V.
    Câu 3: (5 điểm)
    3.1) Hai nguyên tố R và R’ đều ở thể rắn trong điều kiện thường, 12 gam R có số mol nhiều hơn số mol của 6,4 gam R’ là 0,3 mol. Biết khối lượng mol của R nhỏ hơn khối lượng mol của R’ là 8.
    a/ Hãy cho biết tên của R và R’.
    b/ Tính khối lượng chất rắn thu được khi nung nóng hỗn hợp R và R’(trong môi trường không có không khí).
    3.2) Nung m (g) hỗn hợp gồm KMnO[SUB]4[/SUB] và KClO[SUB]3[/SUB] có cùng số mol, ta thu được chất rắn và khí O[SUB]2[/SUB]. Trộn oxi thu được ở trên với không khí trong bình kín thu được hỗn hợp khí. Cho tiếp vào bình 19,2 gam cacbon rồi đốt cháy hết thu được hỗn hợp khí gồm hai khí trong đó có CO[SUB]2[/SUB] chiếm 40% về thể tích. Tính m.
    Biết không khí chứa 20% O[SUB]2[/SUB] và 80% N[SUB]2[/SUB] về thể tích, thể tích các khí đo ở đktc.
    Câu 4: (3 điểm)
    Một hỗn hợp X gồm C[SUB]2[/SUB]H[SUB]4[/SUB], H[SUB]2[/SUB] và chất xúc tác Ni nung nóng, sau một thời gian thì thu được hỗn hợp khí Y. Biết rằng tỉ khối hơi của X so với khí hiđro là 7,5 và tỉ khối hơi của Y so với khí hiđro là 12. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
    a/ Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hỗn hợp X, Y.
    b/ Trình bày phương pháp hóa học chứng minh sự có mặt từng khí có trong hỗn hợp Y.
    Câu 5: (4 điểm)
    Dung dịch axit axetic (dung dịch A) có khối lượng riêng là 1,0 g/ml.
    - Cho Vml dung dịch A vào 26,5 gam dung dịch Na[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB] 20%, tạo thành 0,672 lít khí (đktc) và dung dịch B. Cho B vào cốc chứa 25,9 gam dung dịch Ca(OH)[SUB]2[/SUB] 10%, thu được 2 gam kết tủa và dung dịch C.
    - Nếu trung hòa V ml dung dịch A bằng NaOH vừa đủ thu được 37,48 gam nước.
    a/ Tính nồng độ mol của dung dịch A.
    b/ Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch C.
    Download tài liệu để xem thêm chi tiết.
     
Đang tải...