Đề thi học sinh giỏi tỉnh Cà Mau lớp 12 năm 2012 môn Vật lý

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 13/11/11.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w6.mien-phi.com/data/file/2013/thang04/12/Dethi-HSG-Tinh-CaMau-2012-Vatly.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi học sinh giỏi tỉnh Cà Mau lớp 12 năm 2012 môn Vật lý - Sở GD&ĐT Cà Mau

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TỈNH CÀ MAU

     

    (ĐỀ THI CHÍNH THỨC)

    [/TD]
    [TD]
    ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH LỚP 12 THPT
    NĂM HỌC 2011-2012

    MÔN: VẬT LÝ

    (Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)
    Ngày thi: 13/11/2011

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]

    Bài 1
    (3 điểm)
    Người ta ném một quả bóng lên cao theo phương thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc v[SUB]0[/SUB] = 10 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s[SUP]2[/SUP].
    a) Tính độ cao lớn nhất mà quả bóng lên được.
    b) Hỏi khoảng thời gian giữa hai thời điểm mà vận tốc có cùng độ lớn v = 4 m/s là bao nhiêu? Tính độ cao của quả bóng lúc này.
    Bài 2 (3 điểm)
    Tại 2 điểm A và B cách nhau 2d trong không khí, có hai điện tích giống nhau q > 0
    a) Tính cường độ điện trường tổng hợp tại điểm M nằm trên đường trung trực của AB, biết đoạn MA hợp với đoạn thẳng AB một góc α.
    b) Tìm những điểm nằm trên đường trung trực của AB mà cường độ điện trường tổng hợp tại đó đạt giá trị lớn nhất?
    [​IMG]
    Bài 3 (3 điểm)
    xOy là một góc vuông nằm trong mặt phẳng thẳng đứng, Ox hợp với phương ngang góc α (α < 45[SUP]o[/SUP]). AB là một thanh đồng chất có trọng lượng P, chiều dài l. Hai đầu A và B trượt không ma sát trên Ox, Oy (hình vẽ)
    [​IMG]
    a) Hãy xác định góc φ hợp bởi thanh AB và phương nằm ngang khi thanh AB cân bằng. Xác định giá trị các phản lực tại A và B lúc đó.
    b) Cân bằng trên là bền hay không bền?
    Bài 4 (4 điểm)
    Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. MN là dây dẫn đồng chất, tiết diện đều, tụ C[SUB]1[/SUB] = 25 µF; C[SUB]2[/SUB] = 40 µF, hiệu điện thế giữa A và B không đổi: U = 6V
    [​IMG]
    a) Di chuyển con chạy C trên MN sao cho MC = MN, tìm tổng điện tích q trên các bản dương của hai tụ điện. Với vị trí nào của con chạy C thì q cực đại, xác định giá trị cực đại đó?
    b) Khi di chuyển con chạy C từ M tới N với tốc độ đều, trên các đoạn dây dẫn nối các tụ điện lúc này có dòng điện không? Nếu có hãy xác định chiều các dòng điện đó. Giải thích.
    Bài 5 (4 điểm)
    Cho đoạn mạch RLC nối tiếp với R = 30 Ω; L = 0,2 H; C = 50 µF. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch U = 220 V, tần số dòng điện qua đoạn mạch f = 50 Hz.
    a) Tính cường độ hiệu dụng của dòng điện qua đoạn mạch, độ lệch pha của điện áp so với cường độ dòng điện. Có nhận xét gì về kết quả này?
    b) Cuộn cảm và tụ điện ở đây có vai trò gì? Có thể bỏ chúng được không? Vì sao?
    Bài 6 (3 điểm)
    Hai lò xo có chiều dài tự nhiên bằng nhau l0 được treo thẳng đứng giữa hai điểm A và B, AB = 2(l[SUB]0[/SUB] + d), lò xo ở trên có độ cứng k[SUB]1[/SUB], lò xo ở dưới có độ cứng k[SUB]2[/SUB], giữa hai lò xo có gắn một vật nhỏ khối lượng m. Lấy trung điểm O của AB làm gốc hoành độ, chiều dương hướng xuống dưới.
    [​IMG]
    a) Tìm vị trí cân bằng C của vật (OC = x).
    b) Nếu kéo vật lệch khỏi C một đoạn nhỏ theo phương thẳng đứng thì vật dao động điều hòa quanh C. Tìm chu kỳ của dao động.
     
Đang tải...