Đề thi học sinh giỏi tỉnh Cà Mau lớp 12 năm 2010 môn Hóa học

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 20/12/09.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w6.mien-phi.com/data/file/2013/thang04/13/Dethi-HSG-Tinh-CaMau-2010-Hoa.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi học sinh giỏi tỉnh Cà Mau lớp 12 năm 2010 môn Hóa học - Sở GD&ĐT Cà Mau

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TỈNH CÀ MAU

     

    (ĐỀ THI CHÍNH THỨC)

    [/TD]
    [TD]
    ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH LỚP 12 THPT
    NĂM HỌC 2009-2010

    MÔN: HÓA HỌC

    (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)
    Ngày thi: 20/12/2009

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]

    Bài I (4,0 điểm)

    1. Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hoá khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron, chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá.

    [​IMG]
    2. Phân tử AB[SUB]2[/SUB] có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 66. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22, số hạt mang điện của B nhiều hơn số hạt mang điện của A là 20.
    a) Hãy viết công thức AB[SUB]2[/SUB] bằng kí hiệu hoá học đúng.
    b) Nêu các phương pháp điều chế AB[SUB]2[/SUB]. Mỗi phương pháp viết 2 phương trình phản ứng minh hoạ.
    Bài II (3,5 điểm)
    1. Trong dung dịch có cân bằng sau: [​IMG]
    Nồng độ ban đầu của AB là (C). Hãy viết biểu thức liên hệ giữa độ điện li (α) và hằng số cân bằng KAB của cân bằng trên. Độ điện li α thay đổi như thế nào khi giảm nồng độ ban đầu bằng cách pha loãng dung dịch.
    2. Dung dịch A gồm các cation: NH4[SUP]+[/SUP], Na[SUP]+[/SUP], Ba[SUP]2+[/SUP] và 1 anion X có thể là một trong các anion sau: CH[SUB]3[/SUB]COO[SUP]-[/SUP], NO[SUB]3[/SUB], SO[SUB]4[/SUB][SUP]2-[/SUP], CO[SUB]3[/SUB][SUP]2-[/SUP], PO[SUB]4[/SUB][SUP]3-[/SUP]. Hỏi X là anion nào? Tại sao? Biết rằng dung dịch A có pH = 5.
    3. Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng cho những thí nghiệm sau:
    a) Cho từ từ đến dư dung dịch KHSO[SUB]4[/SUB] vào dung dịch chứa NaAlO[SUB]2[/SUB] và Na[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB].
    b) Cho từ từ đến dư dung dịch NH[SUB]3[/SUB] vào dung dịch chứa FeCl[SUB]3[/SUB] và CuSO[SUB]4[/SUB].
    c) Nhỏ vài giọt dung dịch NH[SUB]3[/SUB] đậm đặc vào AlCl[SUB]3[/SUB] khan.
    Bài III (3,0 điểm)
    1. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ biến hoá sau (các chất hữu cơ viết dưới dạng công thức cấu tạo):
    [​IMG]
    Biết A[SUB]1[/SUB], A[SUB]4[/SUB], A[SUB]7[/SUB] là các chất đồng phân có công thức phân tử C[SUB]7[/SUB]H[SUB]7[/SUB]Br.
    2. Chất hữu cơ B là đồng phân của A[SUB]3[/SUB] có chứa vòng benzen. B không phản ứng được với kim loại kiềm. Xác định công thức cấu tạo của B.
    Bài IV (4,5 điểm)
    1. Chất hữu cơ (M) có công thức phân tử C[SUB]7[/SUB]H[SUB]6[/SUB]O[SUB]2[/SUB].
    - Biết (M) phản ứng với dung dịch kiềm cho 2 muối hữu cơ (N) và (L).
    - (M) có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
    - Dẫn CO[SUB]2[/SUB] qua dung dịch (N) thấy xuất hiện kết tủa trắng.
    Hãy lý luận xác định công thức cấu tạo của (M). Viết phương trình phản ứng.
    2. a) Hãy cho biết các loại tơ như bông, len, tơ tằm, tơ visco, tơ axetat, nilon-6, nilon-7, nilon-6,6, tơ lapsan, thuộc loại tơ nào?
    b) Viết phương trình hoá học điều chế các tơ tổng hợp (có trong câu a) từ các monome tương ứng.
    3. Hãy sắp xếp các chất theo độ mạnh tính bazơ (lực bazơ) giảm dần các chất sau: Đimetyl amin, metyl amin, Amoniac, p-metyl anilin, p-nitro anilin, Anilin. Giải thích ngắn gọn.
    Bài V (3,0 điểm)
    Đốt cháy hoàn toàn một lượng như nhau các chất hữu cơ (A), (B), (C), (D), (E) đều thu được 2,64 gam CO[SUB]2[/SUB] và 1,08 gam H[SUB]2[/SUB]O, thể tích O[SUB]2[/SUB] cần dùng là 1,344 lít (đktc). Tỉ lệ số mol (A), (B), (C), (D), (E) là 1 : 1,5 : 2 : 3 : 6.
    1. Xác định công thức phân tử (A), (B), (C), (D), (E) nếu số mol chất (C) là 0,02 mol.
    2. Xác định công thức cấu tạo của (A), (B), (C), (D), (E) biết:
    - (A) có phản ứng tráng bạc và có khả năng hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
    - (B) phản ứng với dung dịch NaOH cho sản phẩm có khả năng hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
    - (C) phản ứng với dung dịch NaOH cho sản phẩm có khả năng phản ứng với kim loại Natri. Trong phân tử (C) có liên kết Hiđrô nội phân tử.
    - (D) có khả năng phản ứng với dung dịch NaOH nhưng không phản ứng được với kim loại Natri.
    Bài VI (2,0 điểm)
    Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất của lưu huỳnh với sắt sau phản ứng thu được một chất rắn có khối lượng khác khối lượng hợp chất đem đốt 1,0 gam và khí X, khí X làm mất màu hoàn toàn 200 ml dung dịch nước Brom nồng độ 0,25M thu được dung dịch Y. Xác định công thức của hợp chất ban đầu.
    Cho C = 12; H = 1; O = 16; S = 32; Fe = 56; Br = 80
     
Đang tải...