Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 môn Hóa học - Có đáp án

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC CƠ SỞ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 9/6/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/data/file/2013/thang06/09/Dethi-HSG-9-VinhPhuc-2013-Hoa.pdf"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 môn Hóa học - Có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TỈNH VĨNH PHÚC

    (ĐỀ THI CHÍNH THỨC)
    [/TD]
    [TD]
    KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012-2013
    ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC

    Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    Câu 1 (1,5 điểm).
    Cho sơ đồ các phản ứng sau:
    [​IMG]
    Biết X, Y, Z, T, P, Q, A, B, D là các chất vô cơ khác nhau, X được d ùng làm bột nở; P là chất ít tan. Xác định X, Y, Z, T, P, Q, A, B, D và hoàn thành các phương trình hóa học trong sơ đồ trên.
    Câu 2 (1,5 điểm).
    Cho V lít CO[SUB]2[/SUB] (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 500 ml dung dịch NaOH aM thu được dung dịch B. Nếu cho từ từ 800 ml dung dịch HCl 0,2M vào B, khi kết thúc phản ứng thu được 0,672 lít khí (đktc). Nếu cho dung dịch Ca(OH)[SUB]2[/SUB] dư vào B thì thu được 10 gam kết tủa.
    1. Tính V và a.
    2. Tính nồng độ (mol/l) của cá c chất trong dung dịch B. Biết thể tích dung dịch không đổi.
    Câu 3 (2,0 điểm).
    Hỗn hợp X (gồm hiđrocacbon A và H[SUB]2[/SUB]). Nung nóng X với xúc tác Ni thu được khí Y duy nhất. Tỉ khối hơi của Y so với H[SUB]2[/SUB] gấp 3 lần tỉ khối hơi của X so với H[SUB]2[/SUB]. Lấy toàn bộ Y đem đốt cháy hoàn toàn thu được 22 gam CO[SUB]2[/SUB] và 13,5 gam H[SUB]2[/SUB]O.
    1. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A.
    2. T ừ A viết các phương trình phản ứng điều chế polibutađien (ghi rõ điều kiện phản ứng).
    Câu 4 (1,5 điểm).
    Cho hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi, chia A thành 3 phần bằng nhau.
    Phần 1: Đốt cháy hết trong O[SUB]2[/SUB] thu được 66,8 gam hỗn hợp gồm Fe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB] và oxit của M.
    Phần 2: Hòa tan hết vào dung dịch HCl dư thu được 26,88 lít H[SUB]2[/SUB] (đktc).
    Phần 3: Tác dụng vừa đủ với 33,6 lít Cl[SUB]2[/SUB](đktc).
    Xác định kim loại M và khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp A.
    Câu 5 (1,0 điểm).
    Không dùng thêm thuốc thử, hãy nhận biết 4 dung dịch riêng biệt sau: NaCl, NaOH, HCl, phenolphtalein.
    Câu 6 (1,5 điểm).
    Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng m ột lượng vừa đủ dung dịch HCl 20% thu được dung dịch Y. Biết nồng độ của MgCl[SUB]2[/SUB] trong dung dịch Y là 11,787%.
    1. Tính nồng độ % của muối sắt trong dung dịch Y.
    2. Nếu thêm vào dung dịch Y nói trên một lượng dung dịch NaOH 10% vừa đủ thì nồng độ % của chất tan có trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu?
    Câu 7 (1,0 điểm).
    Cho x (mol) Fe tác dụng vừa hết v ới dung dịch chứa y (mol) H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] thu được khí A (nguyên chất) và dung d ịch B chứa 8,28 gam muối. Tính khối lượng Fe đã dùng. Biết x= 0,375y.
    (Cho C=12; O=16; Al=27; Fe=56; Ca=40; H=1; S=32; Cl=35,5; Mg=24; Na=23; Zn=65)
    Download tài liệu để xem thêm chi tiết.
     
Đang tải...