Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Quảng Bình năm học 2012 - 2013 môn Hóa học - Có đáp án

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC CƠ SỞ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 28/3/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/data/file/2013/thang05/06/Dethi-HSG-2013-QuangBinh-L9-Hoa.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Quảng Bình năm học 2012 - 2013 môn Hóa học - Có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Bình

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    QUẢNG BÌNH
    (Đề thi chính thức)

    [/TD]
    [TD]
    KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS
    NĂM HỌC 2012-2013
    (Khóa ngày 28 tháng 3 năm 2013)

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    MÔN THI: HÓA HỌC
    Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bài 1 (2,0 điểm)
    1. Cho một luồng hiđro (dư) lần lượt đi qua các ống đã được đốt nóng mắc nối tiếp đựng các oxit sau: Ống 1 đựng 0,01 mol CaO, ống 2 đựng 0,02 mol CuO, ống 3 đựng 0,05 mol Al[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB], ống 4 đựng 0,01 mol Fe[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB] và ống 5 đựng 0,05 mol Na[SUB]2[/SUB]O. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy các chất còn lại trong từng ống cho tác dụng với dung dịch HCl. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
    2. Viết phương trình hóa học xảy ra trong các quá trình sau:
    a) Lên men rượu từ glucozơ.
    b) Lên men giấm từ rượu etylic.
    c) Cho Na (dư) vào dung dịch rượu etylic 460.
    Bài 2 (2,0 điểm)
    1. Hòa tan NaOH rắn vào nước để tạo thành 2 dung dịch A và B với nồng độ phần trăm của dung dịch A gấp 3 lần nồng độ phần trăm của dung dịch B. Nếu đem trộn hai dung dịch A và B theo tỉ lệ khối lượng mA : mB = 5 : 2 thì thu được dung dịch C có nồng độ phần trăm là 20%. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch A và nồng độ phần trăm của dung dịch B.
    2. Có 166,5 gam dung dịch MSO[SUB]4[/SUB] 41,561% ở 100[SUP]o[/SUP]C. Hạ nhiệt độ dung dịch xuống 20[SUP]o[/SUP]C thì thấy có m1 gam MSO[SUB]4[/SUB].5H[SUB]2[/SUB]O kết tinh và còn lại m2 gam dung dịch X. Biết m[SUB]1[/SUB] – m[SUB]2[/SUB] = 6,5 và độ tan của MSO[SUB]4[/SUB] ở 20[SUP]o[/SUP]C là 20,92 gam trong 100 gam H[SUB]2[/SUB]O. Xác định công thức muối MSO[SUB]4[/SUB].
    Bài 3 (1,75 điểm)
    Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO[SUB]2[/SUB] và H[SUB]2[/SUB]. Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO[SUB]3[/SUB] (loãng, dư) được 8,96 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).
    1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
    2. Tính phần trăm thể tích khí CO trong X.
    Bài 4 (2,0 điểm)
    Hòa tan a gam hỗn hợp Na[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB] và KHCO[SUB]3[/SUB] vào nước để được 400 ml dung dịch A. Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl l,5M vào dung dịch A, thu được dung dịch B và 1,008 lít khí (đktc). Cho B tác dụng với Ba(OH)[SUB]2[/SUB] dư thu được 29,55 gam kết tủa.
    1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
    2. Tính a.
    Bài 5 (2,25 điểm)
    1. Đốt cháy hoàn toàn 4,64 gam một hiđrocacbon X (chất khí ở điều kiện thường). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)[SUB]2[/SUB] tạo ra 39,4 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,912 gam so với dung dịch Ba(OH)[SUB]2[/SUB] ban đầu.
    a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng có thể xảy ra.
    b) Tìm công thức phân tử của X.
    2. Cho hỗn hợp X gồm các chất: CH[SUB]3[/SUB]OH, C[SUB]2[/SUB]H[SUB]5[/SUB]OH, C[SUB]3[/SUB]H[SUB]7[/SUB]OH, H[SUB]2[/SUB]O. Cho a gam X tác dụng với Na dư, thu được 0,7 mol H[SUB]2[/SUB]. Nếu cho a gam X tác dụng với O[SUB]2[/SUB] dư (đốt nóng) thì thu được b gam CO[SUB]2[/SUB] và 2,6 mol H[SUB]2[/SUB]O. Xác định a và b.
     
Đang tải...