Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Đăk Nông năm học 2010 - 2011 môn Hóa học

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC CƠ SỞ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 13/3/11.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w6.mien-phi.com/data/file/2013/thang05/27/Dethi-HSG-L9-Daknong-2011-Hoa.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Đăk Nông năm học 2010 - 2011 môn Hóa học - Sở GD&ĐT Đăk Nông

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TỈNH ĐẮK NÔNG
    (Đề thi chính thức)

    [/TD]
    [TD]
    ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS
    NĂM HỌC 2010 – 2011
    Khóa thi ngày 13 tháng 3 năm 2011

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    MÔN THI: HÓA HỌC
    Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Câu 1: (4,5 điểm)
    Viết phương trình phản ứng thực hiện các chuyển hóa sau:
    FeS → H[SUB]2[/SUB]S → SO[SUB]2[/SUB] → H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] → E
    CaO → X → Y → Z → T
    Cho biết E là muối sunfat của kim loại R, E có phân tử khối 152 đ.v.C; X, Y, Z, T đều là muối của Ca với các gốc axit khác nhau.
    Câu 2: (3,5 điểm)
    a. Có 3 gói phân hóa học KCl, NH[SUB]4[/SUB]NO[SUB]3[/SUB] và supephotphat. Dựa vào phản ứng đặc trưng để phân biệt chúng.
    b. Người ta điều chế phân đạm urê bằng cách cho khí cacbonic tác dụng với amoniac ở nhiệt độ cao, áp suất cao và có xúc tác theo phương trình hóa học: CO[SUB]2[/SUB] + 2NH[SUB]3[/SUB] -> CO(NH[SUB]2[/SUB])[SUB]2[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O
    Tính thể tích khí CO[SUB]2[/SUB] và NH[SUB]3[/SUB] (đktc) cần lấy để sản xuất 10 tấn urê, hiệu suất của quá trình là 80%.
    Câu 3: (4,0 điểm)
    Cho 44 gam hỗn hợp muối NaHSO[SUB]3[/SUB] và NaHCO[SUB]3[/SUB] phản ứng hết với dung dịch H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp khí A và 35,5 gam muối Na[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] duy nhất. Trộn hỗn hợp khí A với oxi thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với hidro là 21. Dẫn hỗn hợp khí B đi qua xúc tác V[SUB]2[/SUB]O[SUB]5[/SUB] ở nhiệt độ thích hợp, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí C gồm 4 chất có tỉ khối so với hidro là 22,252.
    a. Viết các phương trình hóa học xảy ra?
    b. Tính phần trăm thể tích của SO[SUB]3[/SUB] trong hỗn hợp khí C.
    Câu 4: (4,0 điểm)
    Để đốt cháy hoàn toàn 4,6 g chất B chứa các nguyên tố C, H, O cần dùng 6,72 lít O[SUB]2[/SUB] thu được CO[SUB]2[/SUB] và H[SUB]2[/SUB]O theo tỉ lệ thể tích [​IMG]. Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của B. Biết 1g B ở đktc chiếm thể tích 0,487 lít.
    Câu 5: (4,0 điểm)
    Hỗn hợp khí A gồm CO và một hiđrocacbon. Để đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít khí A cần dùng 39,2 lít không khí. Sau phản ứng, thu được 8,96 lit khí CO[SUB]2[/SUB] và 1,8 g nước. Biết khí oxi chiếm 20% thể tích không khí. Xác định công thức phân tử, biết V các khí đo ở đktc. Viết công thức cấu tạo và tên của hidrocacbon.
     
Đang tải...