Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Quảng Bình năm học 2012 - 2013 môn Hóa học - Vòng 2 (Có đáp án

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 11/10/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w6.mien-phi.com/data/file/2013/thang05/08/Dethi-HSG-L12-2013-QuangBinh-Hoa-V2.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Quảng Bình năm học 2012 - 2013 môn Hóa học - Vòng 2 (Có đáp án) - Sở GD&ĐT Quảng Bình

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    QUẢNG BÌNH
    (Đề thi chính thức)

    [/TD]
    [TD]
    KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
    NĂM HỌC 2012-2013
    (Khóa ngày 11 tháng 10 năm 2012)

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    MÔN THI: HÓA HỌC - Vòng 2
    Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Câu I (2,0 điểm):
    1. X là hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở, có công thức phân tử là C[SUB]4[/SUB]H6O[SUB]2[/SUB]. Sau khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm có khả năng tráng bạc. Viết các công thức cấu tạo có thể có của X và gọi tên.
    2. Viết phương trình hóa học của phản ứng trong các trường hợp sau:
    [​IMG]
    Câu II (2,5 điểm):
    1. Các chất A, B, C, D mạch hở đều có cùng công thức phân tử C[SUB]3[/SUB]H[SUB]7[/SUB]O[SUB]2[/SUB]N. Ở điều kiện thường A, B là chất rắn, còn C và D là chất lỏng. Khi phản ứng với hiđro trong điều kiện thích hợp, từ A thu được C[SUB]3[/SUB]H[SUB]9[/SUB]O[SUB]2[/SUB]N, từ D thu được C[SUB]3[/SUB]H[SUB]9[/SUB]N. Các chất A, B và C đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng và dung dịch NaOH. Chất B, C khi tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được muối của các α- amino axit. Xác định công thức cấu tạo, gọi tên các chất A, B, C, D. Biết rằng trong các chất trên không có chất nào tham gia phản ứng tráng bạc. Viết các phương phản ứng đã nêu trên.
    2. Trong thuốc lá có chất anabazin và một đồng phân cấu tạo của nó là nicotin (rất độc). Ngoài ra người ta còn tổng hợp được chất nicotirin có cấu tạo tương tự nicotin:
    [​IMG]
    a. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho mỗi hợp chất trên tác dụng với dung dịch HCl theo tỉ lệ mol 1:1.
    b. Sắp xếp chúng theo trình tự tăng dần khả năng phản ứng trên. Giải thích.
    Câu III (1,75 điểm):
    1. Xác định công thức cấu tạo các chất A, B, C, D, E trong sơ đồ chuyển hóa sau:
    [​IMG]
    2. Đun hồi lưu hiđrocacbon Y với KMnO[SUB]4[/SUB] trong nước thu được 2 sản phẩm A và B. A là muối của axit hữu cơ đơn chức. Đốt 3,2 gam muối A, người ta thu được 1,38 gam K[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB]. B là chất hữu cơ không tham gia phản ứng tráng gương, không làm mất màu nước brom và có tỉ khối hơi so với không khí là 2.
    a. Xác định công thức cấu tạo của A, B và Y.
    b. Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa Y với KMnO[SUB]4[/SUB].
    Câu IV (2,0 điểm):
    A là hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở chứa C, H, O. Cho một lượng chất A tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch KOH 2,4 M rồi cô cạn, được 105 gam chất rắn khan B và m gam ancol C. Oxi hóa m gam ancol C bằng oxi (có xúc tác) được hỗn hợp X. Chia X thành ba phần bằng nhau:
    - Phần một tác dụng với dung dịch AgNO[SUB]3[/SUB] trong amoniac (dư), được 21,6 gam Ag.
    - Phần hai tác dụng với dung dịch NaHCO[SUB]3[/SUB] dư, được 2,24 lít khí (đktc).
    - Phần ba tác dụng với Na vừa đủ, thu được 4,48 lít khí (đktc) và 25,8 gam chất rắn khan.
    1. Xác định công thức cấu tạo của ancol C, biết đun nóng ancol C với H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] đặc, ở 170[SUP]o[/SUP]C được Anken.
    2. Tính % số mol ancol C đã bị oxi hóa?
    3. Xác định công thức cấu tạo của A?
    Câu V (1,75 điểm):
    1. Sinh nhiệt của một chất ở điều kiện chuẩn (kí hiệu là ΔH[SUP]o[/SUP][SUB]sn[/SUB] ) là lượng nhiệt tỏa ra hay thu vào khi hình thành 1 mol chất đó từ các đơn chất bền ở điều kiện chuẩn.
    Cho: C(than chì) → C[SUB](k)[/SUB] ΔH[SUP]0[/SUP] thăng hoa = 717 KJ/mol; E[SUB]H - H[/SUB] = 432KJ/mol; E[SUB]C - C[/SUB] = 347 KJ/mol; E[SUB]C - H[/SUB] = 411 KJ/mol;
    ΔH[SUP]0[/SUP][SUB]sn[/SUB] (H2O[SUB] (l)[/SUB]) = - 285,8 KJ/mol; ΔH[SUP]0[/SUP][SUB]sn[/SUB] (CO2[SUB] (k)[/SUB]) = - 393,5 KJ/mol .
    a. Tính ΔH[SUP]0[/SUP][SUB]sn[/SUB] của ankan tổng quát C[SUB]n[/SUB]H[SUB]2n+2[/SUB] [SUB](k)[/SUB] theo n.
    b. Cho phản ứng đốt cháy hoàn toàn các ankan chứa n nguyên tử cacbon:
    C[SUB]n[/SUB]H[SUB]2n+2[/SUB] [SUB](k)[/SUB] + (3n + 1)/2 O[SUB]2(k)[/SUB] → nCO[SUB]2(k)[/SUB] + (n + 1) H[SUB]2[/SUB]O[SUB](l)[/SUB]      ΔH[SUP]0[/SUP].
    Tính ΔH[SUP]0[/SUP] theo n.
    2. Cho các chất: Phenyl fomat, Ancol o-hidroxibenzylic, Ancol p-hidroxibenzylic. Viết công thức cấu tạo của các chất trên. Sắp xếp các chất trên theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi. Giải thích ngắn gọn.
     
Đang tải...