Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Ninh Thuận năm 2012 - 2013 môn Hóa học

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 18/11/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/data/file/2013/thang06/24/Dethi-HSG-L12-NinhThuan-2012-2013-Hoa.pdf"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Ninh Thuận năm 2012 - 2013 môn Hóa học - Sở GD-ĐT Ninh Thuận

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    NINH THUẬN

    ĐỀ CHÍNH THỨC
    [/TD]
    [TD]
    KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
    NĂM HỌC 2012 – 2013

    MÔN THI: HÓA HỌC - CẤP: THPT
    Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
    Ngày thi: 18/11/2012
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    Bài 1: (2,0 điểm)
    Cho dãy phóng xạ sau: [​IMG]
    Giả thiết rằng ban đầu chỉ có một mì nh rađon trong mẫu nghi ên cứu với hoạt độ phóng xạ 3,7.10[SUP]4[/SUP]Bq.
    a) Viết các phương trình biểu diễn các phân rã phóng xạ trong dãy trên.
    b) Tại t = 240 phúthoạt độ phóng xạ của [SUP]222[/SUP]Rn bằng bao nhiêu?
    c) Cũng tại t = 240 phút hoạt độ phóng xạ của [SUP]218[/SUP]Po bằng bao nhiêu?
    Bài 2: (2,0 điểm)
    Thêm AgNO[SUB]3[/SUB] rắn vào dung dịch NaCl 0,10 M và Na[SUB]2[/SUB]CrO[SUB]4 [/SUB]0,0010 M. Cho tích số tan của AgCl là 1,8.10[SUP]-10[/SUP] và của Ag[SUB]2[/SUB]CrO[SUB]4 [/SUB]là 2,4.10[SUP]-12[/SUP].
    a) Kết tủa nào được tạo thành trước khi cho AgNO[SUB]3[/SUB] vào dung dịch trên?
    b) Hãy tính phần trăm ion Cl còn lại trong dung dịch khi Ag[SUB]2[/SUB]CrO[SUB]4[/SUB] bắt đầu kết tủa?
    Bài 3: (2,0 điểm)
    1. Chuẩn độ axit yếu HX chưa biết nồng độ bằng dung dịch NaOH 0,1M. Hãy cho biết các dụng cụ và chất chỉ thị cần dùng. Trình bày cách tiến h ành chu ẩn độ.
    2. Chuẩn độ 25,00 ml dung dịch axit yếu HX cần 18,22 ml dung dịch NaOH 0,0640 M. Sự biến đổi pH của dung dịch theo phần trăm HX chuẩn độ được nêu trong bảng sau:
    [​IMG]
    a) Tính nồng độ ban đầu của axit yếu HX.
    b) Xác định trị số K[SUB]a[/SUB] của axit ứng với mỗi giai đoạn chuẩn độ.
    c) Tính pH tại điểm tương đương trong quá trình chuẩn độ trên.
    Bài 4: (2,0 điểm)
    Cho X, Y là 2 phi kim. Nguyên tử X và Y có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện lần lượt là 14 và 16. Biết trong hợp chất XY[SUB]n[/SUB]:
    - X chiếm 15,0486 % về khối lượng.
    - Tổng số proton là 100.
    - Tổng số nơtron là 106.
    a) Xác định số khối và tên X, Y.
    b) Xác định công thức cấu tạo XY[SUB]n[/SUB] và cho biết kiểu lai hóa của nguyên tố X.
    c) Viết phương trình hóa học khi cho XY[SUB]n[/SUB] tác dụng P[SUB]2[/SUB]O[SUB]5[/SUB] và H[SUB]2[/SUB]O.
    Bài 5: (2,0 điểm)
    Cho các cặp điện cực: Fe[SUP]3+[/SUP]/Fe[SUP]2+[/SUP] và Cu[SUP]2+[/SUP]/Cu.
    a) Hãy biểu diễn sơ đồ pin, tính sức điện động của pin và viết phương trình hóa học xảy ra trong pin được tạo thành từ các cặp điện cực trên ở điều kiện tiêu chuẩn.
    b) Tính nồng độ các ion còn lại trong dung dịch khi pin ngừng hoạt động. Giả sử nồng độ ban đầu của ion có trong dung dịch làm điện cực pin đều bằng 0,010M (Bỏ qua quá trình thuỷ phân của các ion).
    c) Sức điện động của pin sẽ thay đổi như thế nào n ếu thêm vào dung dịch ở điện cực đồng:
    - Dung dịch KI.
    - Dung dịch NH[SUB]3[/SUB].
    Cho E[SUP]0[/SUP][SUB]Fe3+/Fe2+[/SUB] = 0,771V, E[SUP]0[/SUP][SUB]Fe2+/Fe[/SUB] = - 0,440V, E[SUP]0[/SUP][SUB]Cu2+/Cu[/SUB] = 0,337V, E[SUP]0[/SUP][SUB]Cu+/Cu [/SUB]= 0,521V
    Bài 6: (2,0 điểm)
    Cho m[SUB]1[/SUB] gam hỗn hợp gồm Mg, Al vào m[SUB]2[/SUB] gam dung dịch HNO[SUB]3[/SUB] 24%. Sau khi các kim loại tan hết thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO, N[SUB]2[/SUB]O, N[SUB]2[/SUB] (không có sản phẩm khử khác và dung dịch A. Thêm một lượng vừa đủ O[SUB]2[/SUB] vào X, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch NaOH dư có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra (đktc). Tỷ khối của Z đối với H[SUB]2[/SUB] bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào A để được lượng kết tủa lớn nhất thì thu được 62,2 gam kết tủa. Tính m[SUB]1[/SUB], m[SUB]2[/SUB]. Biết lượng HNO[SUB]3[/SUB] lấy dư 20% so với lượng cần dùng phản ứng.
    Bài 7: (2,0 điểm)
    Hai hợp chất hữu cơ A và B đều có công thức phân tử C[SUB]5[/SUB]H[SUB]10[/SUB]. Cả hai đều không phản ứng với Cl[SUB]2[/SUB] trong tối và lạnh. A phản ứng với Cl[SUB]2[/SUB] có ánh sáng, nhưng cho một sản phẩm duy nhất là C[SUB]5[/SUB]H[SUB]9[/SUB]Cl. Còn hợp chất B cũng tác dụng với Cl[SUB]2[/SUB] trong cùng điều kiện nhưng cho 6 đồng phân C[SUB]5[/SUB]H[SUB]9[/SUB]Cl khác nhau. Hãy xác định cấu trúc của A, B và các sản phẩm monoclo đó.
    Bài 8: (2,0 điểm)
    Từ nhựa thông người ta tách được xabinen và chuyển hoá theo sơ đồ sau:
    [​IMG]
    A có công thức C[SUB]9[/SUB]H[SUB]14[/SUB]O.
    a) Viết công thức cấu tạo của các sản phẩm hữu cơ: A , B , C[SUB]1[/SUB], C[SUB]2[/SUB], C[SUB]3[/SUB], D , E.
    b) Cho biết số lượng đồng phân của mỗi sản phẩm (nếu có).
    Bài 9: (2,0 điểm)
    Khi có mặt enzim aconitaza, axit aconitic bị hidrat hóa tạo thành axit A không quang hoạt và axit B quang hoạt theo một cân bằng:
    [​IMG]
    a) Viết công thức cấu tạo của A và B , ghi tên đầy đủ của chúng và của axit aconitic theo danh pháp IUPAC. Axit A có pK[SUB]a[/SUB]: 3,1 ; 4,8; 6,4. Ghi các giá trị pKa bên cạnh nhóm chức thích hợp.
    b) Viết sơ đồ điều chế A từ axeton và các chất vô cơ cần thiết.
    Bài 10: (2,0 điểm)
    TRF là tên viết tắt một homon điều khiển hoạt động của tuyến giáp. Thủy phân hoàn toàn 1 mol TRF thu được 1 mol mỗi chất sau:
    [​IMG]
    Trong hỗn hợp sản phẩm thủy phân không hoàn toàn TRF có đipeptit His-Pro. Phổ khối lượng cho biết phân tử khối của TRF là 362 đvC. Phân tử TRF không chứa vòng lớn hơn 5 cạnh.
    a) Hãy xác định công thức cấu tạo và viết công thức Fisơ của TRF.
    b) Đối với His người ta cho pKa[SUB]1[/SUB] = 1,8; pKa[SUB]2[/SUB] = 6,0; pKa[SUB]3[/SUB] = 9,2. Hãy viết các cân bằng điện ly và ghi cho mỗi cân bằng đó một giá trị pKa thích hợp.
    c) Cho 3 biểu thức: pH[SUB]I[/SUB] = (pKa[SUB]1[/SUB] + pKa[SUB]2[/SUB] + pKa[SUB]3[/SUB]) : 3; pH[SUB]I [/SUB]= (pKa[SUB]1[/SUB] + pKa[SUB]2[/SUB]) : 2; pH[SUB]I [/SUB]= (pKa[SUB]2[/SUB] + pKa[SUB]3[/SUB]) : 2; biểu thức nào đúng với His, vì sao?
     
Đang tải...