Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Kiên Giang năm 2011

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 13/11/10.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w6.mien-phi.com/data/file/2013/thang08/14/De-HSG-L12-2011-KienGiang.zip"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Kiên Giang năm 2011 - Môn: Toán, Văn, Anh, Hóa, Vật lý, Sinh, Sử, Địa, Tin - Có đáp án

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    KIÊN GIANG

    ĐỀ THI CHÍNH THỨC
    [/TD]
    [TD]
    KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH LỚP 12 THPT
    NĂM HỌC 2010 – 2011

    Ngày thi: 13/11/2010
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    MÔN THI: HÓA (Thời gian: 180 phút)
    A. PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG VÔ CƠ:
    Câu I: (4 điểm)
    1. Ba nguyên tố A, D, E có tổng điện tích hạt nhân là 16. Trong phân tử AD[SUB]3[/SUB] có 10 proton.
    a. Xác định tên A, D, E.
    b. Viết công thức cấu tạo của hợp chất tạo bởi 3 nguyên tốtrên.
    2. Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron
    a. C[SUB]6[/SUB]H[SUB]12[/SUB]O[SUB]6[/SUB] + KMnO[SUB]4 [/SUB]+ H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] → K[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4 [/SUB]+ MnSO[SUB]4 [/SUB]+ CO[SUB]2 [/SUB]+ H[SUB]2[/SUB]O.
    b. Fe[SUB]x[/SUB]O[SUB]y[/SUB] + HNO[SUB]3[/SUB] → Fe(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]3[/SUB] + NO + H[SUB]2[/SUB]O
    3. a. Có 2 lọ đựng 2 chất lỏng riêng biệt không nhãn: H[SUB]2[/SUB]O; H[SUB]2[/SUB]O[SUB]2[/SUB]. Nêu cách phân biệt 2 lọ đựng 2 chất lỏng trên và viết phương trình phản ứng.
    b. Giải thích tại sao 2 phân tử NO[SUB]2 [/SUB]có thể kết hợp tạo ra N[SUB]2[/SUB]O[SUB]4[/SUB]?
    Câu II: (2 điểm)
    1. X là hợp chất hóa học tạo ra từ hợp kim gồm Fe và C trong đó có 6.67% cacbon về khối lượng. Thiết lập công thức của X.
    2. Hòa tan X trong HNO[SUB]3[/SUB] (đ, t[SUP]o[/SUP]) thu được dung dịch A và hỗn hợp khí B. Cho A, B lần lượt tác dụng với NaOH dư thì A tạo ra kết tủa A[SUB]1[/SUB]; B tạo ra hỗn hợp B[SUB]1[/SUB] gồm 3 muối. Nung A[SUB]1[/SUB] và B[SUB]1[/SUB] ở nhiệt độ cao A[SUB]1[/SUB] tạo ra oxit A[SUB]2[/SUB]; B[SUB]1[/SUB] tạo ra hỗn hợp B[SUB]2[/SUB] gồm 2 muối.
    Cho CO (dư) khử A[SUB]2[/SUB] ở nhiệt độ cao thì thu được rắn A[SUB]3[/SUB]. Cho B[SUB]2[/SUB] tác dụng với H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] (1) thu được khí B[SUB]3[/SUB] và axit B[SUB]4[/SUB]. Chất B[SUB]4 [/SUB]làm mất màu dung dịch KMnO[SUB]4[/SUB] trong môi trường axit. Xác định công thức A, B, A[SUB]1[/SUB], B[SUB]1[/SUB], A[SUB]2[/SUB], B[SUB]2[/SUB], B[SUB]3[/SUB], B[SUB]4[/SUB]. Viết các phương trình phản ứng.
    Câu III: (4 điểm)
    Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeS[SUB]2[/SUB] và Cu[SUB]2[/SUB]S bằng dung dịch H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] đặc nóng thu được dung dịch A và khí SO[SUB]2[/SUB]. Hấp thụ hết SO[SUB]2[/SUB] ào trong 1 lít dung dịch KOH 0,5 M thu được dung dịch B.
    Cho ½  A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa nung đến khôí lượng không đôỉ thu được 4 gam chất rắn C. Cho toàn bộ lượng C qua ống sứ đựng khí CO dư nung nóng thu được khí D. Dẫn D qua nước vôi trong dư thu được 6 gam kết tủa.
    1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra, tính m.
    2. Tính khối lượng các chất tan trong dung dịch B.
    B. PHẦN HÓA HỮU CƠ:
    Câu I: (3 điểm)
    1. Giải thích tại sao khi hiđrat hoá 3- phenylbut-1-en trong H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] loãng chỉ thu được 2- phenylbutan-2-ol.
    2. Viết các phương trình phản ứng điều chế các chất hữu cơ sau: (các hoá chất vô cơ cần thiết và điều kiện của phản ứng coi như có đủ)
    a. Từ toluen điều chế p.crezol
    b. Từ benzen điều chế m-brom anilin
    Câu II: (3 điểm)
    1. Sắp xếp các hợp chất sau theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi và giải thích?
    (A) C6H5CH(CH3)2; (B) C6H5CH2OH; (C) C6H5OCH3; (D) C6H5CHO; (E) C6H5COOH
    2. Khi thực hiện phản ứng este hóa 1 mol CH[SUB]3[/SUB]COOH và 1 mol C[SUB]2[/SUB]H[SUB]5[/SUB]OH, lượng este lớn nhất thu được là 2/3 mol. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% khi tiến hành este hóa a mol CH[SUB]3[/SUB]COOH cần số mol C[SUB]2[/SUB]H[SUB]5[/SUB]OH là bao nhiêu (biết các phản ứng este hóa thực hiện ở cùng nhiệt độ).
    Câu III: (4 điểm)
    Hợp chất A có thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố như sau: 46.6% C; 8,74% H; 31,07% O còn lại là N. Phân tử khối của A nhỏ hơn 140u. Khi cho A phản ứng với dung dịch NaOH loãng đun nóng nhẹ thấy bay ra khí B làm xanh quì tím ẩm và thu được dung dịch Y. Axit hoá dung dịch Y bằng H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4 [/SUB]loãng, rồi chưng cất được axit C có khối lượng phân tử bằng 74. Đun nóng A thu được chất hữu cơ D và hơi nước.
    1. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D.
    2. Viết phương trình phản ứng xảy ra:
    a. Khi đun nóng D trong dung dịch HCl.
    b. Khi đun nóng D trong dung dịch NaOH.
    (Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; S = 32; Na = 23; K =39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64)
    Download tài liệu để xem thêm chi tiết.
     
Đang tải...