Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Hà Nam năm 2011 - 2012 môn Ngữ văn (Có đáp án)

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/6/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/data/file/2013/thang06/26/Dethi-HSG-L12-HaNam-2011-2012-NguVan.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Hà Nam năm 2011 - 2012 môn Ngữ văn (Có đáp án) - Sở GD-ĐT Hà Nam

    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    HÀ NAM

    ĐỀ CHÍNH THỨC
    [/TD]
    [TD]
    KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
    NĂM HỌC 2011 – 2012

    MÔN THI: NGỮ VĂN
    Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    Câu 1 (4,0 điểm)
    Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), giữa không khí đón tết ở Hồng Ngài, “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.
    Mày có con trai con gái rồi
    Mày đi làm nương
    Ta không có con trai con gái
    Ta đi tìm người yêu.”
    Và lúc say, Mị nghĩ đến tình cảnh của mình: “Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
    Anh ném pao, em không bắt
    Em không yêu, quả pao rơi rồi ”
    Đến khi bị trói: “ Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.“Em không yêu, quả pao rơi rồi - Em yêu người nào, em bắt pao nào ”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa.”
    (Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 2, NXBGD, 2008)
    Hãy phân tích ngắn gọn ý nghĩa của tiếng sáo trong mỗi lần xuất hiện trên.
    Câu 2 (6,0 điểm)
    “Điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn?”. Hãy viết một bài văn (khoảng 2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh/chị về điều đó.
    Câu 3 (10,0 điểm)
    Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết:
    “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.”
    (Mấy ý nghĩ về thơ, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, tr. 52, NXBGD, 2008)
    Qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) và Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo), anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. 
     
Đang tải...